Mờ mắt do biến chứng bệnh tiểu đường

(4) - 53 đánh giá

Tiểu đường là bệnh chuyển hóa phức tạp khi cơ thể bạn không thể sản xuất insulin, sản xuất thiếu insulin, hoặc đơn giản là không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo căn bệnh này là mờ mắt.

Tất cả các tế bào của cơ thể bạn đều cần đường (glucose) để tạo năng lượng. Insulin là yếu tố giúp đường đi vào trong các tế bào khắp cơ thể. Vì thế, đường sẽ tích tụ trong máu nếu không có đủ insulin để phá vỡ nó. Điều này gây ra tình trạng tăng đường huyết. Tăng đường huyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các bộ phận cơ thể, bao gồm cả đôi mắt.

Mờ mắt thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì dịch tràn vào thủy tinh thể. Điều này làm thủy tinh thể sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi này khiến mắt khó tập trung khi nhìn, do đó mọi thứ bắt đầu trông như mờ đi.

Bạn cũng có thể bị mờ mắt khi bắt đầu điều trị insulin. Điều này là do chuyển dịch chất lỏng, nhưng nó thường tự khỏi sau một vài tuần. Đối với nhiều người, khi lượng đường trong máu ổn định thì tầm nhìn cũng sẽ như vậy.

Tiểu đường gây ra mờ mắt như thế nào?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một thuật ngữ mô tả rối loạn võng mạc do tiểu đường gây ra. Một trong số các rối loạn này bao gồm phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh.

Phù hoàng điểm là điểm vàng bị sưng lên do rò rỉ dịch. Hoàng điểm là một phần của võng mạc cho bạn trung tâm nhìn sắc nét. Các triệu chứng khác của phù hoàng điểm bao gồm tầm nhìn lượn sóng và màu sắc thay đổi.

Bệnh võng mạc tăng sinh là khi máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt. Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh này đang xảy ra. Bạn cũng có thể thấy nhiềm đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.

Mắt mờ cũng có thể là triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp, khi mà áp lực trong mắt gây tổn thương thần kinh thị giác. Theo Viện Mắt Quốc gia, nếu bạn có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp là gấp đôi so với những người trưởng thành khác. Các triệu chứng khác của bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm:

  • Mất tầm nhìn ngoại biên hoặc tầm nhìn hình ống
  • Vầng hào quang xung quanh tia sáng
  • Đỏ mắt
  • Đau mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn

Bạn cũng có thể mờ mắt nếu bạn bị đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể khiến thủy tinh thể của mắt bị đục. Những người bị tiểu đường có xu hướng phát triển đục thủy tinh thể ở độ tuổi trẻ hơn so với những người trưởng thành khác. Các triệu chứng đục thủy tinh thể khác bao gồm:

  • Màu sắc bị mờ
  • Tầm nhìn bị che khuất hoặc mờ
  • Song thị, thường chỉ có ở một mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Ánh sáng chói hoặc vầng hào quang quanh tia sáng
  • Tầm nhìn không cải thiện với kính mới hoặc phải thay đổi đơn thuốc thường xuyên

Nguyên nhân khác gây mắt mờ là gì?

Mặc dù mắt mờ có thể là kết quả của bệnh tiểu đường, có những lý do khác khiến tầm nhìn bị mờ. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Khô mắt
  • Tật cận thị
  • Huyết áp thấp
  • Chấn thương mắt, viêm hoặc nhiễm trùng mắt
  • Một vài loại thuốc kê toa

Nếu bạn dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính hoặc thiết bị điện tử cầm tay, bạn có thể thấy tầm nhìn bị mờ. Điều này gây ra hội chứng thị giác màn hình. Mắt bạn có thể cảm thấy mỏi do ánh sáng mờ hay chói bởi màn hình kỹ thuật số. Nếu bạn không ngồi xem ở khoảng cách thích hợp, bạn có thể có thêm vấn đề khác. Các dấu hiệu khác của mỏi mắt kỹ thuật số bao gồm đau đầu, khô mắt, và đau cổ hoặc đau vai. Bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách điều chỉnh không gian làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên.

Mờ mắt cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn của hệ miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và bệnh lupus. Điều trị có thể giảm bớt các triệu chứng như mờ mắt.

Khi nào thì đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về mắt. Điều quan trọng là phải đi khám thường xuyên và kiểm tra mắt.

Hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các triệu chứng, cũng như tất cả các loại thuốc bạn dùng.

Mờ mắt có thể là một vấn đề nhỏ có thể khắc phục nhanh chóng, chẳng hạn như nhỏ thuốc mắt hoặc đeo kính mới. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh mắt nghiêm trọng hoặc bệnh khác tiềm tàng ngoài tiểu đường. Đó là lý do tại sao bạn nên nói về mắt mờ và các thay đổi về tầm nhìn cho bác sĩ của bạn.

Trong nhiều trường hợp, điều trị sớm có thể khắc phục sự cố hoặc ngăn không cho bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nếu lượng đường trong máu ngoài tầm kiểm soát, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn làm thế nào để kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân phải được xác định trước khi bác sĩ đề nghị cho bạn một kế hoạch điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lý do rụng tóc bạn không ngờ đến

(21)
Đa số phụ nữ đều cảm thấy lo lắng, muộn phiền, mất tự tin khi mái tóc của mình mỏng và ít. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc? Rụng tóc có thể ... [xem thêm]

5 câu hỏi thường gặp cho thai phụ sau khi điều trị ung thư vú

(74)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

Khi nào bạn nên thực hiện tái tạo da?

(26)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(23)
Khi con bị bệnh như cảm, sốt, ho thì chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ đầu tiên. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết liệu ... [xem thêm]

Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi

(38)
Dây rốn kết nối mẹ với cơ thể thai nhi, chứa tế bào gốc nhiều gấp 10 lần so với tủy xương ở người lớn. Thực tế, khi được nuôi dưỡng và bảo vệ ... [xem thêm]

7 cách hiệu quả làm giảm cơn đau đầu

(39)
Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(14)
Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con ... [xem thêm]

10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn

(26)
Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, sống “xanh” hơn và khỏe mạnh hơn mà vẫn bảo vệ môi trường. Một vài thay đổi nhỏ sẽ đem lại nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN