4 biểu hiện kinh nguyệt bất thường bạn nên lưu ý

(4.3) - 38 đánh giá

Bất cứ khi nào bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt, hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sức khỏe phụ khoa không tốt.

Bạn có từng lo lắng tại sao lại bắt gặp những khối máu lớn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt? Đã bao giờ bạn bỗng dưng bị chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ? Hello Bacsi sẽ mách nhỏ cho bạn biết 4 dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn nhé.

1. Sự xuất hiện những khối máu đặc và lớn

Những khối máu đặc, dày và lớn bất có thể là một dấu hiệu đáng lo lắng về sức khỏe. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến lượng máu kinh nguyệt xuất ra nhiều quá mức có thể chính là nguyên nhân gây ra biểu hiện kinh nguyệt bất thường này. Và trong đó, những khối máu lớn này có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn – sẩy thai. Nếu bạn gặp phải tình trạng này ít nhất trong vài chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa của bạn càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác hơn.

2. Biểu hiện kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên kéo dài

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài 3 ngày trong khi nhiều người khác lại mất đến 6–7 ngày. Tuy nhiên, chứng đa kinh – một thuật ngữ y học chỉ tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc trầm trọng có thể là tác nhân khiến chu kỳ của bạn dài hơn so với thông thường. Và tất nhiên, đây là một dấu hiệu đáng lưu ý.

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá kém và hội chứng buồng trứng đa nang cũng chính là những yếu tố phổ biến gây rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến sự kéo dài bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số loại thuốc giúp phá vỡ hormone như thuốc trị tuyến giáp, thuốc steroid và thuốc chống giảm rối loạn thần kinh có thể giúp ích trong việc cải thiện tình trạng này.

3. Tình trạng chảy máu bất thường giữa các chu kỳ

Nếu bạn đột nhiên bị chảy máu (mức độ nhẹ) vào bất cứ thời điểm nào trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt, đây là lúc bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Nếu đôi khi bạn gặp phải tình trạng này và nó chỉ ở mức chảy máu nhẹ, sức khỏe của bạn vẫn ổn định và nó có thể đơn giản là do sự dao động mức nội tiết tố gây ra.

Tuy nhiên, đối với biểu hiện kinh nguyệt đáng cảnh báo, chẳng hạn như khi bạn phát hiện vết máu khi thử dùng miếng bông hoặc đầu tăm bông chạm vào âm đạo mỗi ngày; hoặc phát hiện mình bị chảy máu không rõ nguyên nhân liên tục vài tháng, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán ngay lập tức.

4. Biểu hiện kinh nguyệt bất thường: máu kinh loãng và đỏ xám

Vào đầu chu kỳ, máu kinh nguyệt tiết ra thường có màu đỏ tươi, sau đó màu sắc sẽ dần chuyển về màu nâu hoặc đen khi càng gần hết chu kỳ. Bạn càng mất nhiều thời gian để tống hết lượng máu kinh ra khỏi cơ thể thì màu đỏ của máu sẽ càng trở nên đậm hơn – đây là ảnh hưởng của oxy tác động lên máu. Tuy nhiên, đôi khi sự thay đổi màu máu kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu đáng lưu ý.

Ngoài ra, việc máu kinh trở nên loãng hơn có thể là do được hòa lẫn cùng dịch âm đạo – tình trạng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai. Nếu bạn phát hiện máu kinh nguyệt của mình trở nên loãng hơn hoặc có màu đỏ xám, đây cũng có thể dấu hiệu của dạng bệnh nhiễm trùng, như STDs (bệnh lây truyền qua tình dục) – đặc biệt là khi máu có mùi nặng và khó ngửi.

Nếu bạn nhận thấy hoặc lo lắng khi gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bạn cho là bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và chẩn đoán nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 vấn đề phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 3 bạn có thể gặp

(79)
Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, ngoài cảm giác hạnh phúc khi sắp được chào đón bé yêu ra đời thì có một số vấn đề sức khỏe nhất định mà bạn nên ... [xem thêm]

7 lời khuyên dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bất sản

(30)
Những người bị bệnh suy tủy xương có thể bị thiếu máu bất sản, đây là tình trạng thiếu tất cả các loại tế bào máu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho ... [xem thêm]

8 lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với trẻ nhỏ

(70)
Bé cưng hay đau răng, khó tiêu, đôi khi bị sốt? Vậy bạn hãy tận dụng 8 tác dụng của tinh dầu bạc hà để dùng cho con khi gặp những vấn đề này nhé.Đôi ... [xem thêm]

Chăm sóc da mặt trong thai kỳ liệu có an toàn?

(23)
Chị em phụ nữ hiện đại ngày nay rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da mặt ngay cả trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về phương pháp chăm ... [xem thêm]

Bệnh hồng cầu hình liềm: hiểu để sống lâu hơn

(100)
Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) là tình trạng rối loạn tế bào hồng cầu mang tính di truyền. Bệnh nhân SCD có hemoglobin bất thường, gọi là hemoglobin S hoặc ... [xem thêm]

Cách sinh con gái các mẹ bầu nên biết

(90)
Trái ngược với mong muốn có được quý tử để nối dõi tông đường, nhiều cặp vợ chồng lại tìm hiểu về cách sinh con gái vì mong ước hạ sinh cho mình ... [xem thêm]

7 thay đổi của phụ nữ sau sinh bạn nên biết

(91)
Cuộc sống phụ nữ sau sinh có thể bận rộn hơn kèm theo những thay đổi về vóc dáng và tâm sinh lý. Bên cạnh những trải nghiệm mới mẻ, bạn cũng sẽ có ... [xem thêm]

Đôi khi chăm sóc bản thân là “ích kỷ” thì cũng chẳng sao cả!

(19)
Chăm sóc bản thân là một kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhưng đôi khi điều này lại bị dán nhãn là “ích kỷ”. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN