7 lời khuyên dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bất sản

(3.88) - 30 đánh giá

Những người bị bệnh suy tủy xương có thể bị thiếu máu bất sản, đây là tình trạng thiếu tất cả các loại tế bào máu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bất sản hợp lý rất quan trọng để tối ưu hóa việc sản xuất máu và duy trì sức khỏe tổng thể nói chung.

Điều quan trọng là phải luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên để có một chế độ dinh dưỡng tốt hơn khi bạn bị thiếu máu bất sản.

Đặt mục tiêu sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Bệnh nhân thiếu máu bất sản cần phải chú trọng vào việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh trước và sau khi điều trị, nhưng phải đặc biệt chú ý vào điều này khi đang điều trị. Điều này giảm thiểu các tác dụng phụ của việc điều trị và chống những cơn mệt mỏi liên quan đến điều trị.

Duy trì một cân nặng khỏe mạnh

Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn chỉ nên giữa 19–25.

Số đo vòng eo cũng không kém phần quan trọng. Đàn ông nên là dưới 102 cm, trong khi phụ nữ nên dưới 89 cm.

Thiết kế khẩu phần ăn hợp lý

Bạn nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, chủ yếu ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ, protein và năng lượng. Bên cạnh đó, tập trung ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, và có nhiều màu sắc để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.

Bạn cần ít nhất 5 phần (400–600g) rau không tinh bột và các loại trái cây hàng ngày. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc chưa qua chế biến và các loại đậu tương trong mỗi bữa ăn cũng nên được đưa vào khẩu phần ăn của bạn.

Biết những loại thực phẩm cần tránh

Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến giàu năng lượng, đồng thời giới hạn các loại thực phẩm giàu tinh bột đã qua chế biến, thực phẩm dùng muối bảo quản, thức ăn mặn. Lượng natri của bạn phải ít hơn 2,4g mỗi ngày. Bạn có thể tìm cách bảo quản thực phẩm mà không cần sử dụng muối.

Ngoài ra, việc giảm mạnh hoặc tiến đến tránh các loại “thức ăn nhanh” cũng là tiêu chí cần có trong kế hoạch ăn uống của bạn.

Uống nhiều nước

Nước là thức uống tự nhiên và tốt nhất cho cơ thể. Hãy cung cấp cho cơ thể bạn ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Hãy cân nhắc khi chọn đồ uống chứa nhiều caffeine làm bớt lượng nước trong ngày vì caffeine có chất lợi tiểu. Bạn cần tránh các đồ uống có đường như soda và nước trái cây.

Chọn chế độ ăn uống giảm bạch cầu

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh suy tủy xương hoặc đã trải qua một phẫu thuật ghép tủy xương gần đây, hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu, vì vậy chế độ ăn uống đặc biệt cần được quan tâm nhiều hơn.

Nếu bạn có một số lượng bạch cầu trung tính rất thấp, hãy hỏi bác sĩ về một chế độ ăn uống đặc biệt, có tên là chế độ ăn uống giảm bạch cầu. Chế độ ăn này giúp bạn hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn và nấm thường có trong thực phẩm. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm).

Nếu bác sĩ cảm thấy một chế độ ăn uống giảm bạch cầu phù hợp với bạn, hãy tìm thêm lời khuyên và hướng dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Những lưu ý ăn uống trong khi giảm bạch cầu

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý trong ăn uống khi giảm bạch cầu:

  • Không ăn phô mai xanh hoặc bất kỳ loại phô mai có nhãn “age”.
  • Chỉ uống đồ uống đã được tiệt trùng để tiêu diệt vi trùng. Sữa mua từ siêu thị vẫn uống được. Tránh các thức uống lên men tự chế, chẳng hạn như rượu tự chế, rượu táo, cây, rượu bia, giấm và sữa không tiệt trùng.
  • Tránh dùng buffet, salad, nơi quá đông người vì vi trùng hoặc tình trạng nhiễm khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm. Đừng cố gắng ăn các mẫu thực phẩm miễn phí.
  • Không ăn trứng sống hoặc luộc chưa chín hay rau sống.
  • Rửa sạch và gọt vỏ trái cây tươi, rau quả trước khi ăn; tránh các loại hạt thô.
  • Hãy chắc chắn để thức ăn thừa còn nóng vào tủ lạnh trước khi chúng nguội xuống để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tránh nước giếng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

17 tháng

(28)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò

(24)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh nhiễm ký sinh trùng ở mắt

(29)
Nhiễm ký sinh trùng ở mắt không phải là bệnh lý phổ biến nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên toàn thế giới. Bài viết sẽ giúp ... [xem thêm]

Theo dõi sức khỏe cho người chỉ có một quả thận

(38)
Khi một người chỉ có một quả thận hoặc chỉ có một thận làm việc, thận này được gọi là thận đơn độc. Bạn đã biết tại sao bạn có chỉ có một ... [xem thêm]

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

(27)
Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều phụ nữ bị suy giáp đang muốn có con nghĩ đến. Tuyến giáp ảnh ... [xem thêm]

Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?

(55)
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhưng sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có khi là bình thường theo độ tuổi ... [xem thêm]

Những gì bạn nên biết về đau thắt lưng

(47)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Tiêm botox giúp làm trẻ hóa làn da bạn đã biết chưa?

(80)
Tiêm botox là một phương pháp thường được thực hiện để trẻ hóa làn da, giúp xóa đi các nếp nhăn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều rủi ro và tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN