3 bước kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn lưỡng cực

(4.26) - 18 đánh giá

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm lí – thần kinh, còn được gọi là bệnh lưỡng cực hay bệnh hưng-trầm cảm, đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt khác nhau về tâm trạng, từ hưng cảm (phấn khích, bốc đồng, năng nổ và tràn đầy năng lượng) đến trầm cảm (chán nản, thất vọng hay vô vọng). Những thay đổi trong tâm trạng có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, chẳng hạn như gặp khó khăn duy trì các mối quan hệ cá nhân, hiệu quả học tập và làm việc bị sút giảm. May mắn thay, hiện nay việc chữa bệnh rối loạn lưỡng cực không còn là vấn đề bất khả thi. Hầu hết trường hợp, bệnh có thể được chữa khỏi với sự kết hợp của thuốc và các liệu pháp.

Chữa bệnh rối loạn lưỡng cực bằng thuốc

Các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân chất ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống co giật. Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống thuốc chống trầm cảm để quản lý các cơn rối loạn lưỡng cực. Các chất ổn định tâm trạng cụ thể bao gồm cacbonat lithium, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Một số loại thuốc có thể có một số tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như kích hoạt các triệu chứng hưng cảm, do đó bạn có thể cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu dùng. Quá trình điều trị các cơn hưng-trầm cảm đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn, có thể mất một thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với các triệu chứng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Chữa bệnh rối loạn lưỡng cực bằng liệu pháp tâm lý

Cùng với các loại thuốc, liệu pháp tâm lý là một phương pháp rất hữu ích giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Các liệu pháp tâm lý thông thường bao gồm:

  • Giáo dục tâm lý; Liệu pháp này cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về rối loạn lưỡng cực, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Cách này giúp bạn tìm hiểu thêm về các những đợt rối loạn lưỡng cực và các dấu hiệu cảnh báo của mình để giảm thiểu yếu tố thúc đẩy;
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây được biết đến như một liệu pháp nói chuyện giúp bạn quản lý các vấn đề của mình bằng cách thay đổi tư tưởng và hành vi của bạn. Trong thời gian điều trị, bạn có thể có một số phiên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để chia nhỏ các vấn đề của bạn ra thành nhiều phần. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn phân tích kỹ từng phần này và hướng dẫn bạn áp dụng các kỹ năng điều trị vào trong cuộc sống hàng ngày của bạn;
  • Liệu pháp gia đình: Điều trị này tập trung vào các mối quan hệ gia đình và khuyến khích mọi người tăng cường mối quan hệ gia đình để cải thiện sức khỏe tâm thần. Người ta tin rằng gia đình là liệu pháp điều trị tâm lý tốt nhất cho bất kỳ rối loạn tâm thần nào.

Thay đổi thói quen sống giúp chữa bệnh rối loạn lưỡng cực

Lối sống hàng ngày của bạn có thể đem lại tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của bạn. Những thay đổi lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Vì vậy, ngủ đủ giấc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh, chẳng hạn như yoga hoặc tập thể dục hàng ngày, là rất quan trọng.

Bạn nên cố gắng hạn chế và tránh sử dụng các loại ma túy, thuốc lá và rượu. Nếu bạn đang hút thuốc hoặc uống rượu, bạn nên lên kế hoạch từ từ bỏ hút thuốc lá hoặc rượu. Những thứ này có thể khiến cho bệnh rối loạn của bạn trở nên trầm trọng hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn nên học cách kiểm soát sự căng thẳng, bắt đầu lên kế hoạch thư giãn và hưởng thụ, điều này sẽ giúp cân bằng tâm trạng của bạn. Bạn có thể yêu cầu gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ và cùng tham gia một số hoạt động lành mạnh cụ thể. Bạn cũng nên thường xuyên đi khám để bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các cơn hưng trầm cảm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bổ sung omega-3 cho bé với những thực phẩm sau đây

(14)
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, bổ sung omega-3 cho bé là điều mà mọi cha mẹ đều ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ: một hành trình đầy thú vị

(39)
Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với ... [xem thêm]

7 công dụng của axit fulvic mà bạn có thể chưa biết

(62)
Không ít chuyên gia đánh giá axit fulvic hoạt động như một chất bổ sung dinh dưỡng hữu dụng. Bạn có thể hấp thụ hợp chất này khi tiếp xúc với đất. Các ... [xem thêm]

Thực hư về việc dùng bột ngọt trong thai kỳ

(88)
Bột ngọt hay còn được gọi là mì chính là một trong những gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, dùng bột ngọt trong thai kỳ có an toàn không lại là ... [xem thêm]

Bạn có thể phân biệt bệnh vẩy nến, chàm và viêm da?

(35)
Bạn có biết ba nguyên nhân thông thường gây ra phát ban da là bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da? Trong một số trường hợp rất khó khăn để phân biệt ... [xem thêm]

Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe không ngờ đến

(97)
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne, thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như bí ngô, bí rợ, bí sáp… Đây là một loại ... [xem thêm]

11 vật dụng nhà bếp có thể trở thành hiểm họa cho bé!

(24)
Trẻ hiếu động và tò mò với những vật dụng nhà bếp mà không nhận thức đủ hết được những hiểm họa có thể xảy ra sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy bất ... [xem thêm]

5 dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ

(77)
Bố mẹ thường đặt kỳ vọng cao đối với con mình nên luôn nghiêm khắc hoặc luôn hướng con đi theo con đường đã vạch sẵn. Vô hình trung, họ gây áp lực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN