Giải thích lý do mẹ bầu đau bụng dưới trong từng giai đoạn thai kỳ

(4.39) - 70 đánh giá

Mẹ bầu khi mang thai thường phải trải qua rất nhiều các triệu chứng, tình trạng khó chịu: thay đổi nội tiết tố khiến da sạm đen, xuất hiện nhiều mụn trên mặt… Đồng thời thai nhi phát triển cũng làm thay đổi đáng kể cơ thể của mẹ như làm rạn nứt da cũng như tình trạng đau bụng dưới mà mẹ phải chịu đựng trong suốt cả thai kỳ. Vậy mẹ bầu đau bụng dưới là do đâu, liệu có nguy hiểm cho mẹ hay bé hay không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các cơn đau của mẹ trong từng giai đoạn thai kỳ khác nhau có thể là gì nhé!

Mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, các cơn đau bụng dưới của mẹ cũng sẽ từ các nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên lưu ý về các cơn đau này để có thể kiểm soát được sức khỏe cũng như an toàn trong thai kỳ cho cả mẹ lẫn bé.

Nguyên nhân đáng lo ngại khi mẹ bầu đau bụng dưới trong tam cá nguyệt thứ nhất

Giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với những phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc có các biến chứng khi mang thai lần trước đó. Hãy nhớ rằng mỗi lần mang thai là mỗi lần khác biệt. Do đó, bạn nên chú ý đến thói quen và lối sống của mình để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Việc bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu có thể là do một trong các nguyên nhân cụ thể sau:

1. Sẩy thai

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, hiện tượng chảy máu và co thắt khiến bạn có cảm giác đau bụng dưới thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Bà bầu bị đau bụng có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Các triệu chứng khác là đau lưng, âm đạo chảy máu kèm cục máu đông và giảm dấu hiệu mang thai.

2. Mang thai ngoài tử cung

Cứ 50 mẹ bầu sẽ có 1 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Theo các nghiên cứu, có rất nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ mang thai này như hút thuốc hay đã từng phá thai trước đây. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh đã phát triển ở một nơi khác ngoài tử cung, thường là trong các ống dẫn trứng. Ngoài dấu hiệu đau, mang thai ngoài tử cung còn khiến bạn bị chảy máu nghiêm trọng giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, bị thắt ống dẫn trứng hoặc từng đặt vòng tránh thai thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu đau bụng dưới là do đâu?

Bước vào giai đoạn này, hiện tượng đau tức bụng dưới khi mang thai xảy ra phần nhiều là do 2 nguyên nhân sau:

1. Tử cung phát triển đẩy căng thành bụng

Khi phát triển dần từ kích thước của một quả đào đến quả dưa hấu trong 9 tháng, tử cung sẽ tác động vào thành bụng khiến bụng to dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai, tử cung sẽ chạm đến điểm giữa rốn và xương chậu, đẩy các cơ bụng căng ra.

Khi tử cung tiếp tục phát triển, nó sẽ tác động đến đáy dạ dày. Hiện tượng trên khiến bạn cảm thấy bụng căng tức nhiều hơn cùng buồn nôn và chướng bụng.

Trong trường hợp này, bạn không cần phải làm gì cả, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ hơn để giảm chướng bụng và táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thể thao nhẹ nhàng thường xuyên hơn.

2. Đau dây chằng tròn

Theo nghiên cứu, thông thường đau dây chằng tròn rất hiếm khi xảy ra và thường chỉ xảy ra ở các phụ nữ mang thai. Đây là cảm giác đau rõ ràng ở vùng bụng dưới hay bẹn của bạn. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường khi mang thai, nhưng cũng khiến nhiều người phải than phiền trong suốt tam ca nguyệt thứ hai.

Có một hệ thống dây chằng và mô dày bao quanh tử cung và bụng của bạn, trong đó có dây chằng tròn. Dây chằng này trải dài từ phần trước của dạ con đến bẹn của bạn.

Khi tử cung phát triển, dây chằng sẽ bị căng giãn ra để thích nghi với sự lớn lên của thai nhi. Cùng với sự kéo căng này, bụng của bạn sẽ khá căng tức. Đau gây ra do căng giãn dây chằng tròn có thể tương tự như khi bị ai đó đấm mạnh vào bụng. Cơn đau thường xuất hiện bên phải bụng, nhưng một số người lại cảm thấy đau cả hai bên.

Muốn tránh đau, bạn nên tập thể thao để tăng cường sự dẻo dai của cơ, cũng như hạn chế các chuyển động nhanh có thể gây ra cơn đau như:

  • Hắt xì
  • Ho
  • Cười quá nhiều và liên tục
  • Lăn trên giường
  • Đứng lên quá nhanh

Tam cá nguyệt thứ ba đón con yêu chào đời từ những cơn đau bụng dưới

Ở tam ca nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi đáng kể so với lúc mới mang thai. Các cơn đau bụng có thể xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba có thể là do các nguyên nhân sau:

1. Cơn gò Braxton Hicks

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba (khoảng tuần thứ 30), bạn sẽ có thể nhận thấy những cơn gò tử cung sinh lý Braxton Hicks. Đây là những cơn gò nhẹ thường kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút, khiến bà bầu có cảm giác căng tức và đau bụng dưới. Chúng được xem là chuyển dạ giả và không khiến cổ tử cung mở. Những cơn gò này cho bạn cảm giác quen dần đến khi quá trình chuyển dạ thực sự xảy ra.

Mặc dù những cơn co này sẽ biến mất sau vài phút, nhưng cũng khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu. Bạn nên làm quen với những cơn co này và phân biệt được cơn gò sinh lý với co thắt chuyển dạ để chuẩn bị tinh thần cho việc sinh em bé vào một ngày không xa.

2. Mẹ bầu đau bụng dưới có thể là do những bất thường trong dạ con

Khoảng trong tam cá nguyệt cuối, một trong những lý do chính gây đau bụng dưới khi mang thai là những bất thường có thể xảy ra trong dạ con của bạn. Đau tức bụng có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng tiền sản giật hay thậm chí là thai chết lưu.

Nếu tình trạng đau tức này đi kèm với xuất huyết âm đạo, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hay rỉ dịch âm đạo, bạn nên đến bệnh viện ngay.

3. Bong nhau thai

Bong nhau thai là trường hợp khá nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bong nhau thai có nghĩa là nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung của bạn. Hiện tượng này thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Dấu hiệu thường gặp là mẹ bầu đau bụng dưới dữ dội, có xuất hiện máu đen hoặc đỏ và dịch chảy ra từ âm đạo. Trong trường hợp này, bạn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.

4. Chuyển dạ sinh non

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, hiện tượng sinh non là mẹ bầu sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non thường đi kèm với hiện tượng như:

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo (rò rỉ chất lỏng hoặc chảy máu từ âm đạo)
  • Cảm giác áp lực ở vùng xương chậu (hông)
  • Thấp, đau lưng buồn tẻ
  • Chuột rút có cảm giác như chuột rút kinh nguyệt
  • Chuột rút bụng có hoặc không có tiêu chảy

Phụ nữ mang thai thường bị co thắt tử cung trong suốt một ngày dài. Việc co thắt tử cung thường xuyên là không bình thường, chẳng hạn như sáu hoặc nhiều hơn trong một giờ. Các cơn co thắt tử cung thường xuyên, hoặc thắt chặt, có thể khiến cổ tử cung bắt đầu mở. Khi đó, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ sinh non thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra.

5. Bà bầu đau bụng dưới – Dấu hiệu cho thấy con sắp chào đời?

Phần quan trọng nhất của cảm giác đau tức ở bụng là biểu hiện của sự chuyển dạ thực sự. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ngày càng dày hơn và cường độ đau tăng lên. Cảm giác này cho biết thiên thần nhỏ của bạn đang muốn chào đời.

Khi chuẩn bị vào phòng sinh, mẹ bầu nên biết rằng các cơn co và đau này sẽ không ngừng lại. Khi các cơn đau xuất hiện đều đặn hơn, em bé cũng đang chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Bụng bạn sẽ căng cứng lên với những cơn co tử cung cho đến khi thai nhi thoát ra khỏi tử cung.

Bên cạnh các nguyên nhân gây đau kể trên, có một số nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai mà bạn nên chú ý. Đó có thể là những cơn đau do từ virus dạ dày, sỏi thận, u xơ tử cung, do nhạy cảm với thực phẩm, nhiễm trùng đường tiết niệu… Dù là đau vì nguyên nhân nào, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thanh Thảo/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sống vì mọi người quá nhiều: nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách hạn chế

(12)
Nhiều người nghĩ rằng, sống vì mọi người là một việc làm hết sức tốt đẹp, là biểu hiện cho tinh thần biết sẻ chia giữa con người với con người. ... [xem thêm]

Sự thật về những số liệu đái tháo đường, bạn đã biết chưa?

(39)
14 tháng 11 là ngày Đái tháo đường Thế giới. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm giúp mọi người hiểu rõ về đái tháo đường cũng như ngăn chặn nguy cơ gia ... [xem thêm]

Cha mẹ có thể giúp trẻ bớt lo lắng bằng cách nào?

(11)
Trẻ con ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có những mối lo âu, căng thẳng trước những điều mới mẻ đến với chúng trong cuộc sống. Từ việc ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi đến Nha khoa Sài Gòn?

(39)
Nha khoa Sài Gòn là một địa điểm quen thuộc đối với những người có nhu cầu khám răng. Hiện nay, Nha khoa Sài Gòn đã có mặt tại các tỉnh thành như Biên ... [xem thêm]

Tác hại của việc dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt từ bố mẹ

(27)
Tác hại của việc dọa nạt trẻ là trẻ học tập theo, sau này con sẽ trở thành kẻ nói dối và bạo lực, giống như hành động của bạn đã làm đối với con ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh ho gà dễ nhận biết nhất ở người lớn

(25)
Dấu hiệu bệnh ho gà khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Điều này làm tăng thêm mức độ nguy hiểm ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp bạn sớm “tạm biệt” thói quen ăn đêm tai hại

(72)
“Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như người hành khất” dường như là “chân lý” sống khỏe mà nhiều người ngày nay ... [xem thêm]

Thay đổi lối sống để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

(63)
Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN