5 cách giúp bạn giảm mệt mỏi khi hành kinh

(3.69) - 14 đánh giá

Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày dài. Để giảm cảm giác mệt mỏi khi hành kinh, bạn có thể chủ động bổ sung dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ.

Cảm giác mệt mỏi khá phổ biến khi bạn sắp hành kinh hoặc đang trong ngày đèn đỏ. Trong giai đoạn này, cơ thể mệt mỏi do hormone dao động, nồng độ sắt giảm và bạn cũng khó ngủ hơn. Thế nhưng, bạn có thể giảm mệt mỏi khi hành kinh nếu biết cách chuẩn bị cho mình sức khỏe thể chất thật tốt.

Hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây để đi qua những ngày đèn đỏ một cách thoải mái nhé!

1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Để có thể đối phó với cảm giác mệt mỏi trước và trong kỳ kinh tốt hơn, bạn nên ghi chú lại chu kỳ kinh nguyệt của mình và những khó chịu bạn gặp trong những ngày này. Điều này không những giúp bạn dự đoán được ngày hành kinh tiếp theo mà còn hỗ trợ theo dõi cảm xúc và mức năng lượng trong từng giai đoạn của tháng.

Sau một khoảng thời gian ghi chú, bạn sẽ dần nhận ra những cảm xúc và dấu hiệu mình thường gặp trước kỳ kinh để chuẩn bị tốt hơn. Bạn có thể dự đoán trước ngày nào mình sẽ có cảm giác mệt mỏi để thay đổi cách tập thể dục, chế độ ăn uống hoặc thói quen ngủ nghỉ cho phù hợp.

Bạn có thể ghi chú chu kỳ kinh nguyệt của mình lên lịch hoặc tải các ứng dụng theo dõi chu kỳ trên điện thoại của mình để nhập thông tin mỗi ngày. Những ứng dụng này sẽ nhắc nhở bạn ngày hành kinh mỗi tháng cũng như tư vấn cách vượt qua cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

2. Ăn uống lành mạnh

Cảm giác thèm thức ăn nhanh và đồ ngọt trong ngày đèn đỏ rất khó cưỡng lại nhưng những thực phẩm này không giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi khi hành kinh. Để cải thiện cảm giác mệt mỏi, bạn hãy lên chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm lành mạnh sau đây:

• Thực phẩm giàu chất sắt: Những thực phẩm giàu chất sắt như đậu nành, cải bó xôi, đậu mè hay các loại ngũ cốc sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi khi hành kinh. Khi hành kinh, bạn sẽ mất một lượng máu nên lượng sắt trong cơ thể sẽ giảm và dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Vậy nên, việc bổ sung sắt từ thực phẩm là rất cần thiết để bảo đảm sức khỏe và cải thiện tình trạng mệt mỏi.

• Thực phẩm giàu protein: Bạn sẽ cảm thấy nhiều năng lượng hơn khi bổ sung các thực phẩm giàu protein như đậu đỏ, bí đỏ, măng tây, đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, cải bó xôi…

Khi đã chọn được những thực phẩm phù hợp, bạn cũng nên chia nhỏ một bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm giác mệt mỏi. Thói quen ăn một bữa lớn sẽ khiến cơ thể dồn năng lượng vào việc tiêu hóa thức ăn và làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Thời gian giữa hai bữa ăn cũng sẽ dài hơn khi bạn ăn một bữa lớn nên bạn sẽ dễ mệt mỏi vì thiếu năng lượng giữa những bữa ăn.

3. Ngủ đủ giấc mỗi tối

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc giảm mệt mỏi khi hành kinh nhưng không phải ai cũng ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối. Tình trạng nghỉ ngơi không đủ không những khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.

Để có giấc ngủ ngon và nghỉ ngơi được nhiều hơn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

– Đi ngủ cùng một giờ mỗi đêm.

– Tránh dùng caffeine trong buổi chiều.

– Tắt tất cả thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ.

– Dọn dẹp và trang trí phòng ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái.

– Giữ phòng ngủ luôn mát mẻ bằng cách dùng quạt, bật máy lạnh hoặc mở cửa sổ. Bạn hãy giữ nhiệt độ phòng vào khoảng 19°C để ngủ ngon hơn.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng

Để giảm cảm giác mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt hay trong khi hành kinh, bạn có thể tập luyện thể chất nhẹ nhàng. Việc tập luyện sẽ giúp máu lưu thông tốt và tim đập nhanh hơn để giải phóng hormone hạnh phúc endorphin. Điều này sẽ giúp bạn xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải trong ngày đèn đỏ. Hoạt động tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm bớt chứng đau bụng kinh khiến bạn khó chịu và ngủ không ngon.

Nếu không có thời gian tập nhiều, bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng trong tuần trước ngày hành kinh là đã có thể giảm cảm giác mệt mỏi.

5. Uống đủ nước mỗi ngày

Tình trạng mất nước thường dẫn tới cảm giác mệt mỏi nên bạn hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước một ngày để cơ thể luôn tươi mới. Tuy nhiên, bạn hãy uống nước lọc thay vì chọn đồ uống có caffeine hay có đường để tránh khó ngủ.

Bên cạnh đó, rượu bia có thể dẫn đến trầm cảm nên sẽ khiến bạn càng mệt mỏi hơn trong ngày đèn đỏ. Vì thế, bạn cần tránh những thức uống có cồn này để dễ ngủ và bớt mệt mỏi.

Đôi khi, bạn có thể dễ dàng giảm mệt mỏi khi hành kinh bằng cách tập thể dục, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, ngủ đủ giấc… Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu vẫn có cảm mệt mỏi kiệt sức và gặp khó khăn trong sinh hoạt dù đã thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra một số bệnh có thể gây cảm giác mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt và khi hành kinh như chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Nếu bạn bị mệt mỏi do chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, hãy thử một số cách chữa trị sau để cải thiện tình hình:

• Thuốc chống trầm cảm: Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft) đã được chứng minh là giúp giảm mệt mỏi, giảm cảm xúc tiêu cực, giảm cảm giác thèm ăn và cải thiện giấc ngủ.

• Thuốc tránh thai: Việc uống thuốc tránh thai liên tục có thể khiến bạn mất chu kỳ kinh nguyệt, từ đó giúp giảm hoặc loại bỏ các dấu hiệu chứng rối loạn tinh thần tiền kinh nguyệt. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng thuốc an toàn.

• Bổ sung dinh dưỡng: Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung 1.200mg canxi mỗi ngày từ chế độ ăn uống cũng như từ thực phẩm chức năng để xua tan cảm giác mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin B-6, magie và L-tryptophan hằng ngày. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý hơn.

Nếu muốn giảm mệt mỏi khi hành kinh, bạn có thể chuẩn bị cho mình một thể lực thật tốt bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài, bạn nên đi khám sớm để phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn và chữa trị kịp thời nhé.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách xử lý những vấn đề vùng kín phổ biến của phụ nữ

(92)
Bạn có thể cảm thấy ngại ngùng đến bác sĩ khi gặp các vấn đề vùng kín phổ biến như mùi hôi, khô âm đạo, chảy máu… Đây là những vấn đề phụ khoa ... [xem thêm]

Rong kinh kéo dài: 3 cách kiểm soát tại nhà

(74)
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.Khai niệm rong kinh kéo dài dùng ... [xem thêm]

4 nguyên nhân gây rách âm đạo bạn không ngờ tới

(20)
Rách âm đạo là một trong những tai nạn thường gặp khi “yêu”, đặc biệt khi bạn quan hệ thường xuyên. Vậy làm thế nào để khắc phụ nguyên nhân gây ... [xem thêm]

Béo bụng ở phụ nữ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không tốt?

(56)
Có thể bạn chưa biết nhưng béo bụng ở phụ nữ không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của bạn nữa ... [xem thêm]

Hiểu rõ 10 biến chứng sau mổ tuyến giáp để biết cách xử lý

(94)
Việc phẫu thuật tuyến giáp thường ít gặp phải biến chứng, đặc biệt là nếu bạn được một bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị. Tuy nhiên, cũng giống như ... [xem thêm]

9 nguyên nhân chảy máu núm vú bạn nên biết

(60)
Khi bị chảy máu núm vú, bạn cần bình tĩnh quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến đầu ti ... [xem thêm]

Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

(14)
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trải qua rất nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng tới cân nặng khiến vóc dáng không còn thanh mảnh như xưa. Tuy nhiên, bạn có ... [xem thêm]

Khi âm đạo cũng “lão hóa”

(67)
Trong suốt cuộc đời, âm đạo của bạn sẽ có hình dạng và những đổi thay khác nhau. Để giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh, bạn cần phải hiểu rõ những gì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN