15 dấu hiệu ung thư thường thấy ở phái mạnh (Phần 3)

(4.07) - 81 đánh giá

Định nghĩa

Ung thư vú ở nam giới là bệnh gì?

Ung thư vú ở nam giới là sự phát triển bất thường của các tế bào hình thành trong mô vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là một bệnh khá hiếm gặp ở nam giới, chỉ chiếm khoảng 1% trong số những trường hợp chẩn đoán bị ung thư vú mỗi năm.

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Bệnh phổ biến nhất ở nam giới 60-70 tuổi, nam giới có lượng hormone estrogen trong cơ thể tăng cao do bị thừa cân hoặc do đang dùng các loại thuốc điều trị có chứa hormone. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú ở nam giới là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư vú ở nam giới là xuất hiện khối u không đau, sưng và có thể cảm nhận được ở ngay bên dưới núm vú, trong vú hoặc vùng ngực. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như núm vú sưng đỏ, bị thụt vào, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường và lõm vùng da xung quanh vú.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư vú ở nam giới là gì?

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5 – 10% các ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gen 1 (BRCA1) và gen 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gen kể trên hay không.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ung thư vú ở nam giới?

Nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới có thể tăng cao nếu bạn:

  • Tuổi tác cao (đặc biệt là lớn hơn 60 tuổi);
  • Có gen di truyền bị khiếm khuyết;
  • Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể quá cao do bị béo phì, mắc bệnh gan và sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể;
  • Mắc hội chứng siêu nữ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư vú ở nam giới?

Bác sĩ sẽ xem xét diễn tiến của căn bệnh hoặc tình trạng sức khỏe của bạn trước khi chọn lựa và áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị thường được dùng nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ toàn bộ vú. Khi thực hiện phẫu thuật cắt khối u, bác sĩ sẽ cắt đi khối u và vùng xung quanh khối u. Khi thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ vú, vú, hạch bạch huyết và đôi khi cơ bắp vùng ngực sẽ được bác sĩ loại bỏ hoàn toàn.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Khi xạ trị ung thư vú ở nam giới, một máy lớn sẽ di chuyển vòng quanh cơ thể và đưa các chùm tia năng lượng đến các điểm chính xác trên ngực.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu sau phẫu thuật, tế bào ung thư vẫn còn ở vùng khác hoặc bạn bị ung thư di căn, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện hóa trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư vú ở nam giới?

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp nhũ ảnh, siêu âm và sinh thiết lấy mẫu tế bào vú để chẩn đoán ung thư vú ở nam giới. Ngoài ra bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm về hormone và protein trong cơ thể.

Để có thể xác định mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ dựa trên kết quả của chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), phát xạ Positron (PET) và sinh thiết.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú ở nam giới?

Bạn có thể kiểm soát tiến triển bệnh nếu bạn thực hiện những thói quen sinh hoạt:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Cách làm trà gạo lứt giàu dinh dưỡng

(17)
Trà gạo lứt thơm ngát có chứa chất chống oxy hóa cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cách làm trà gạo lứt cũng khá đơn giản nên bạn có ... [xem thêm]

Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

(29)
Nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ có cơ hội điều trị kịp thời căn bệnh phổ biến này, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm ... [xem thêm]

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

(84)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

6 bài tập trẻ hóa da mặt mà bạn dễ dàng thực hiện tại nhà

(24)
Lão hóa da là vấn đề không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với người từ 40 tuổi trở lên. Có nhiều phương pháp giúp trẻ hóa da mặt như kem dưỡng, ... [xem thêm]

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

(57)
Nếu bạn sinh mổ, còn được gọi là phẫu thuật mổ bắt con, bạn thường phải nằm viện bình quân khoảng ba ngày sau khi phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tình ... [xem thêm]

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

Bỏ túi ngay 8 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ

(83)
Bạn nghĩ trà thảo mộc chỉ tốt và phù hợp dùng cho người lớn? Nếu đang có suy nghĩ này, bạn hãy thay đổi vì có một số loại trà có thể đem đến rất ... [xem thêm]

U nang nabothian có nguy hiểm cho sức khỏe?

(13)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN