DHA

(3.8) - 36 đánh giá

Tên gốc của DHA: Omega 3

Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạch

Tên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish Oil®, Fish Oil Ultra®, Flex Omega Benefits®, Icar Prenatal Essential Omega-3®, Lovaza®, MaxEPA®, MaxiTears Dry Eye Formula®, MaxiVision Omega-3 Formula®, MegaKrill®, Mi-Omega NF®, Mom’s Omega Advantage®, Sea-Omega®, TheraTears Nutrition®, TherOmega®, Vascazen®

DHA là gì?

DHA là viết tắt của từ Docosa Hexaenoic Acid, là một loại axit béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cơ thể có thể chuyển đổi ALA (một loại omega-3 hữu ích có thể tìm thấy trong hạt lanh, hạt chia, cây gai dầu và một số thực phẩm khác) thành DHA/EPA khi có đủ enzyme nhưng hiệu quả rất thấp, rất nhiều người thiếu enzyme này.

DHA thuộc nhóm omega-3 là dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ và về sau.

Vì sao bạn nên bổ sung DHA?

Bác sĩ khuyên nên phụ nữ mang thai vì rất có lợi cho em bé. Các nghiên cứu trên thực tế cho thấy nếu thiếu omega-3 ở phụ nữ mang thai sẽ gây mang thai và trong khi cho con bú. Trẻ sơ sinh nhận DHA qua sữa mẹ nên bạn hãy duy trì cho con bú trong suốt 1 năm đầu tiên nếu có thể.

Sau đó, khi bé có thể nuốt một viên nang một cách an toàn, bé có thể bắt đầu sử dụng chất bổ sung dầu nhuyễn thể chất lượng cao. Các viên nang dành cho trẻ em có kích thước khoảng một nửa kích thước của một viên nang thông thường giúp bé dễ nuốt và cảm thấy ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

DHA có thể tương tác với những thuốc nào?

DHA có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với DHA bao gồm:

  • Aspirin, thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) như warfarin (Coumadin®) hoặc heparin, thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel (Plavix®) và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Motrin®, Advil®) hoặc naproxen (Naprosyn ®, Aleve®).
  • Thuốc cho bệnh đái tháo đường, insulin;
  • Thuốc giảm huyết áp;
  • Các thuốc kháng retrovirus, thuốc chống trầm cảm (SSRIs), thuốc chống co giật, chống viêm, thuốc chống loạn thần, aspirin, , tác nhân hạ cholesterol, cyclosporine, dexamethasone, paclitaxel;
  • Các thuốc chống dị ứng, các loại thảo mộc chống lão hóa và các chất bổ sung, thuốc chống đông, chống viêm, chất chống oxy hoá, thuốc chống loạn thần, các chất làm xương, các loại thảo mộc giảm cholesterol và các chất bổ sung, axit linoleic liên hợp;
  • Các loại thảo mộc và chất bổ sung.

Thuốc DHA có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc DHA?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh gan;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Rối loạn tá tràng;
  • Suy giảm tuyến giáp.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản DHA như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

DHA có những dạng và hàm lượng nào?

DHA được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng 1mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhôm hydroxid

(46)
Tác dụngTác dụng của nhôm hydroxid là gì?Nhôm là một loại khoáng chất được tìm thấy trong tự nhiên. Nhôm hydroxid là một thuốc kháng axit.Nhôm hydroxid được ... [xem thêm]

Thuốc hydrocortisone + axit fusidic

(80)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc hydrocortisone + axit fusidic là gì?Bạn có thể dùng hydrocortisone + axit fusidic để điều trị các bệnh ngoài da (viêm da dị ứng ). ... [xem thêm]

Mifepristone

(50)
Tên gốc: mifepristoneTên biệt dược: Korlym®, Mifeprex®Phân nhóm: thuốc tác dụng lên tử cungTác dụngTác dụng của thuốc mifepristone là gì?Mifepristone (còn được ... [xem thêm]

Thuốc sucralfat

(26)
Tên gốc: sucralfatTên biệt dược: Carafate®Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược và chống loét.Tác dụngTác dụng của thuốc sucralfat là gì?Thuốc sucralfat ... [xem thêm]

Olmesartan

(62)
Tác dụngTác dụng của Olmesartan là gì?Olmesartan được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn ... [xem thêm]

Kenacort Retard®

(34)
Tên gốc: triamcinolone acetonideTên biệt dược: Kenacort Retard®Phân nhóm: hormon steroidTác dụngTác dụng của thuốc Kenacort Retard® là gì?Thuốc Kenacort Retard® thường ... [xem thêm]

Sâm Alipas

(16)
Tên hoạt chất: tinh chất cây mật nhân (Eurycoma Longifolia) cùng các loại thảo dược khác như giềng giềng đẹp (Butea Superba), cỏ sừng dê hoa lớn (Horny Goat Weed), ... [xem thêm]

Cefprozil

(23)
Tác dụngTác dụng của cefprozil là gì?Cefprozil được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Cefprozil là một kháng sinh nhóm cephalosporin. Thuốc này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN