10 hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng ở trẻ

(3.7) - 14 đánh giá

Tiêm chủng ở trẻ là việc vô cùng quan trọng, nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa dành đủ sự quan tâm cho nó vì những sai lầm phổ biến sau.

Mục đích của việc tiêm chủng là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh khiến bé mắc phải nhiều bệnh nhiễm trùng do những nhận định sai lầm về vấn đề tiêm chủng. Bổ sung những kiến thức về chủng ngừa vacxin cho trẻ và thay đổi những quan điểm sai lầm chính là cách để bạn chăm sóc tốt nhất cho con yêu của mình. Bài viết dưới đây tổng hợp những nhận định sai lầm phổ biến nhất mà người lớn thường quan niệm trong việc chủng ngừa vacxin ở trẻ em khi đến tuổi.

1. Giữ gìn vệ sinh thật tốt sẽ làm cho bệnh tật biến mất, tiêm chủng ở trẻ không thực sự cần thiết

Tất nhiên, việc vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng nước sạch và rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều yếu tố lây nhiễm có thể tấn công con bạn mặc dù bạn đã giữ sạch sẽ cho con như thế nào. Nếu các chương trình tiêm vacxin ngừng hoạt động, một số bệnh đã được phòng ngừa hiệu quả sẽ tái phát. Do đó, nếu trẻ không được chủng ngừa, các bệnh đã được kiểm soát và không còn phổ biến như bệnh sởi và thổ tả đều có khả năng lây lan thành dịch.

2. Vacxin có nhiều tác dụng phụ, gây ra những tác hại lâu dài thậm chí có thể gây tử vong

Nghiên cứu đã chứng minh rằng, vacxin là phương pháp an toàn để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng và tăng sức đề kháng. Cánh tay bị đau, sốt nhẹ hoặc các triệu chứng nhẹ khác là những phản ứng thường gặp khi tiêm vacxin ở cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, nhưng không nghiêm trọng và chỉ tạm thời. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do vacxin rất hiếm. Trên thực tế, các tác hại gây ra bởi các bệnh lý nhiễm trùng do không tiêm vacxin còn nguy hiểm và gây tử vong nhiều hơn so với một số tác dụng phụ của vacxin. Do đó, đối với trẻ em, lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nhiều so với tác dụng phụ.

3. Các bệnh cần tiêm vacxin phòng ngừa gần như đã được diệt trừ ở nước tôi, vì vậy không có lý do gì để trẻ em phải tiêm phòng

Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vacxin không xuất hiện thường xuyên ở nhiều quốc gia, nhưng các yếu tố lây nhiễm làm chúng có nguy cơ lan truyền đến các nước khác vẫn còn tồn tại. Biên giới địa lý không làm giảm sự lây nhiễm cho bất cứ ai không được chủng ngừa.

Ví dụ ở Tây Âu, dịch bệnh sởi xảy ra ở các quốc gia chưa được tiêm chủng như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh Quốc từ năm 2005. Để bảo vệ bản thân và trẻ sơ sinh, tiêm ngừa vacxin luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Các bậc phụ huynh không nên phụ thuộc vào ý kiến chủ quan từ những người xung quanh trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

4. Bệnh cúm chỉ là một vấn đề nhỏ. vacxin không hiệu quả đối với căn bệnh này

Cúm là một bệnh lý nghiêm trọng với tỷ lệ gây tử vong cao. Hằng năm, theo ước tính có khoảng 300.000 đến 500.000 người trên thế giới tử vong vì căn bệnh này. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi có sức khỏe kém và bất cứ ai có bệnh mạn tính như hen suyễn hoặc bệnh tim, đều có nguy cơ nhiễm trùng và tử vong cao.

Tiêm phòng cho phụ nữ mang thai giúp bảo vệ trẻ sơ sinh (hiện nay không có thuốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi). Hầu hết các vacxin cúm cung cấp miễn dịch cho ba dòng phổ biến nhất đang được lưu hành trong hầu hết các mùa. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị cúm nghiêm trọng và lây lan sang người khác. Phòng ngừa cúm giúp bạn giảm thiểu thêm các chi phí về chăm sóc y tế và thu nhập bị mất đi do nghỉ ốm.

5. Để bé mắc bệnh, cơ thể sẽ có được miễn dịch tốt hơn là việc tiêm vacxin

Vacxin tương tác với hệ thống miễn dịch để tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự như nhiễm trùng tự nhiên, nhưng chúng không gây bệnh hoặc làm người tiêm chủng có nguy cơ gặp các biến chứng tiềm ẩn. Ngược lại, cái giá phải trả cho việc miễn nhiễm với nhiễm trùng tự nhiên có thể là sự chậm phát triển về thần kinh ở trẻ em do Haemophilus tuýp b (Hib), dị tật bẩm sinh do bệnh sởi, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.

6. Tiêm chủng quá nhiều cùng một lúc không an toàn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm ngừa chỉ an toàn và hiệu quả khi tiêm nhiều loại cùng nhau. Có rất nhiều vacxin kết hợp đã được sử dụng qua nhiều năm (MMR – vacxin ngừa sởi, quai bị và rubella; DTaP – vacxin bảo vệ trẻ chống bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà).

Gần đây nhất, vacxin Pediarix khi kết hợp vacxin chống bệnh bạch hầu, uốn vánho gà, vacxin chống bại liệt và vacxin ngừa viêm gan B trong một mũi tiêm duy nhất đã được phép lưu hành và sử dụng bởi các bác sĩ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phát triển những loại vacxin tổ hợp an toàn để sử dụng trong tương lai gần. Đặc điểm tốt nhất của những vacxin tổ hợp này là bạn sẽ tiêm ít mũi tiêm hơn cho bé, nhớ đó mà cả bạn và bé đều cảm thấy hài lòng hơn.

7. Tiêm chủng làm đau bé

Cảm giác đau đớn của tiêm ngừa chỉ tạm thời và nếu so sánh với nỗi đau của những căn bệnh trầm trọng mà tiêm chủng miễn dịch có thể bảo vệ bé thoát khỏi, thì cảm giác đau đớn trên không còn quá quan trọng. Ngoài ra, có nhiều cách giúp giảm thiểu cảm giác đau cho con bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ được tiêm ngừa khi đang được ba mẹ ôm, bế hay bị ba mẹ đánh lạc hướng thì ít khóc hơn, và những trẻ được cho bú sữa mẹ ngay lập tức trước hay trong quá trình thực hiện tiêm chủng sẽ trải qua ít đau đớn hơn. Bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về việc cho bé uống dung dịch đường trước khi tiêm ngừa hoặc dùng thuốc gây mê một tiếng trước đó (thuốc có sự kê toa của bác sĩ) để giảm đau cho bé.

8. Nếu tất cả những đứa trẻ khác đều được miễn dịch, con tôi sẽ không mắc phải bệnh

Một vài bậc cha mẹ tin rằng họ không cần miễn dịch cho con của họ khi tất cả những đứa trẻ khác đều đã được miễn dịch – vì lúc đó không còn mầm bệnh nào. Nhưng lý thuyết đó không còn đúng với thực tại.

Trước hết, những bậc cha mẹ khác cũng có nguy cơ sẽ tin vào lý thuyết này, điều này nghĩa là con của họ cũng không được tiêm chủng, từ đó sẽ tạo cơ hội bùng phát những căn bệnh vốn dĩ có thể ngăn ngừa được.

Thứ hai, những đứa trẻ không được tiêm chủng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh cho những trẻ đã được tiêm chủng (vacxin thường đạt hiệu quả đến 90% – những cá thể miễn dịch cao sẽ hạn chế mức độ lây bệnh) nên việc không tiêm chủng không những là bạn làm tự làm tổn hại con mình mà còn làm tổn hại đến những đứa trẻ khác – bạn bè của con bạn.

Thứ ba, trẻ không tiêm chủng dễ mắc những bệnh như bệnh ho gà không chỉ những từ những trẻ không tiêm chủng khác mà còn là từ người lớn. Đó là bởi vacxin phòng ngừa bệnh ho gà không còn được tiêm sau khi trẻ được bảy tuổi nữa, còn hệ miễn dịch thì hầu như bị hao mòn đi khi đến tuổi trưởng thành.

Thêm vào đó bệnh tật vẫn còn dễ lây nhiễm và thường rất nhẹ ở người lớn nên thường sẽ không được chẩn đoán. Điều này có nghĩa là những người lớn này có thể không nhận ra họ mắc bệnh ho gà và từ đó có thể vô tình lây bệnh cho trẻ vì trẻ rất dễ bị tấn công bởi những ảnh hưởng của bệnh.

9. Một mũi vacxin là đủ để bảo vệ trẻ

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc bỏ qua một mũi vacxin nào đó trong khi tiêm chủng có thể đặt trẻ vào rủi ro cao bị tiêm nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh sởi và bệnh ho gà. Vì vậy, nếu có lời khuyến cáo tiêm một loạt bốn mũi tiêm vacxin, hãy chắc chắn rằng con bạn sẽ nhận được tất cả những mũi tiêm cần thiết để bé có được sự bảo vệ hoàn hảo của tiêm chủng.

10. Tiêm chủng quá nhiều loại vacxin dễ dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác

Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng tiêm chủng nhiều loại bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh truyền nhiễm hay các loại bệnh lý khác. Tương tự như vậy, không có dấu hiệu nào chỉ ra mối liên hệ giữa tiêm chủng nhiều loại vacxin và các bệnh dị ứng như hen suyễn.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Bạn hãy luôn chú ý đến lịch tiêm phòng cho bé để đảm bảo con yêu luôn nhận được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 bí quyết trong việc lựa chọn quần áo cho trẻ

(25)
Lựa chọn quần áo cho trẻ là một việc không thể thiếu trong quá tình chăm sóc con để con có thể mặc thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không biết ... [xem thêm]

Những chứng rối loạn da phổ biến ở trẻ

(30)
Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm?

(46)
Nếu cơ thể thiếu kẽm có thể xuất hiện các dấu hiệu như rụng tóc, tiêu chảy, ăn không ngon miệng… bạn cần tìm cách bổ sung kẽm để tránh gây ảnh ... [xem thêm]

Bật mí 7 phương pháp chữa khô mắt thông dụng nhất

(82)
Khô mắt là vấn đề nhãn khoa phổ biến liên quan đến tình trạng mắt không được cung cấp đủ độ ẩm. Hiện nay, có khá nhiều biện pháp chữa khô mắt có ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm bạn chớ nên dùng lò vi sóng

(82)
Lò vi sóng rất tiện lợi và cũng dễ sử dụng nên nhiều người thường mua nhiều thực phẩm về để bảo quản trong tủ lạnh và dùng cho cả tuần. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

24 điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ khi làm chuyện ấy

(38)
Những điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ không chỉ tập trung ở vùng kín. Bạn có thể đã bỏ lỡ rất nhiều khu vực khác để khơi gợi chuyện ấy. ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu hết về sốt thương hàn chưa?

(66)
Sốt thương hàn (typhoid fever) là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Ngoài ra, còn một dạng bệnh tương tự nhưng ít nguy ... [xem thêm]

Mách chị em những điều thú vị về cách chăm sóc nhũ hoa

(22)
Vùng ngực cũng như nhũ hoa là quà tặng mà tạo hóa ưu ái ban cho người phụ nữ, thế nhưng rất ít chị em có đầy đủ kiến thức để chăm sóc vùng đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN