Thuốc Nozaxen

(4.24) - 65 đánh giá

Hoạt chất: Esomeprazol

Tên biệt dược: Nozaxen

Tác dụng của thuốc Nozaxen

Tác dụng của thuốc Nozaxen là gì?

Thuốc Nozaxen với hoạt chất esomeprazol được chỉ định cho:

  • Các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản có viêm thực quản kèm theo như điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
  • Kết hợp Nozaxen với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do HP.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Liều dùng của thuốc Nozaxen

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Nozaxen cho người lớn như thế nào?

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Điều trị chứng viêm xước thực quản do trào ngược dạ dày thực quản: uống 40mg/lần, 1 lần/ngày trong vòng 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho người bệnh viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn còn triệu chứng dai dẳng.
  • Chữa loét dạ dày có nhiễm H.pylori: uống 40mg/ngày, dùng trong 10 ngày. Kết hợp với amoxicilin 1g và clarithromycin 500mg, dùng 2 lần/ngày, trong 7 ngày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: liều khởi đầu là 40mg/lần, 2 lần/ngày. Liều dùng nên được điều chỉnh cho từng cá nhân và cần tiếp tục điều trị theo chỉ định lâm sàng. Dựa trên các tài liệu lâm sàng, liều kiểm soát cho đa số người bệnh là từ 80–160mg/ngày. Với liều trên 80mg/ngày thì nên chia thành 2 lần sử dụng.

Người bệnh suy thận:

Không cần điều chỉnh ở bệnh nhân suy thận. Do kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế nên cần thận trọng khi dùng thuốc này cho người suy thận nặng.

Người bệnh suy gan:

Không cần điều chỉnh liều cho người bị suy gan nhẹ đến trung bình. Đối với những người suy gan nặng, liều tối đa là 20mg/ngày.

Cách dùng thuốc Nozaxen

Bạn nên dùng thuốc Nozaxen như thế nào?

Khi uống, bạn nên uống toàn bộ viên thuốc với nước lọc, không nhai hay nghiền nát viên thuốc. Nên uống trước bữa ăn 1 giờ đồng hồ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng hai liều cùng một lúc.

Tác dụng phụ của thuốc Nozaxen

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Nozaxen?

Trên máu và hệ bạch huyết:

  • Hiếm gặp: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Rất hiếm gặp: giảm ba dòng tế bào ngoại vi

Trên hệ thống miễn dịch:

  • Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan

Chuyển hóa và dinh dưỡng:

  • Thường gặp: phù ngoại biên
  • Hiếm gặp: hạ natri máu

Trên tâm thần:

  • Ít gặp: mất ngủ
  • Hiếm gặp: kích động, lú lẫn, trầm cảm
  • Rất hiếm gặp: ảo giác, hung hăng

Hệ thần kinh:

  • Thường gặp: đau đầu
  • Ít gặp: chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ
  • Hiếm gặp: rối loạn vị giác

Trên mắt:

  • Hiếm gặp: mờ mắt

Trên tai và tiền đình:

  • Không thường gặp: chóng mặt

Hô hấp:

  • Hiếm gặp: co thắt phế quản

Tiêu hóa:

  • Thường gặp: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón
  • Không thường gặp: khô miệng
  • Hiếm gặp: viêm miệng, nấm Candida đường tiêu hóa

Gan, mật:

  • Không thường gặp: men gan tăng
  • Hiếm gặp: viêm gan có hoặc không có vàng da
  • Rất hiếm gặp: suy gan, bệnh não ở bệnh nhân bị gan từ trước

Trên da và mô dưới da:

  • Không thường gặp: viêm da, ngứa, phát ban, nổi mề đay
  • Hiếm gặp: rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng
  • Rất hiếm: hồng ban, hội chứng Steven-Johnsons, hoại tử biểu bì gây độc (TEN)

Trên cơ xương khớp và các mô liên kết:

  • Không thường gặp: gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống
  • Hiếm gặp: đau khớp, đau cơ
  • Rất hiếm gặp: yếu cơ

Thận và tiết niệu:

  • Rất hiếm gặp: viêm thận kẽ

Trên cơ quan sinh sản:

  • Rất hiếm gặp: nữ hóa tuyến vú
  • Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Nozaxen

Khi dùng thuốc Nozaxen, bạn nên lưu ý những gì?

Điều trị bằng thuốc Nozaxen có thể tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa bởi Salmonella, Campylobacter.

Thuốc có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 và hạ thấp hàm lượng magie trong máu. Bạn cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác có thể xảy ra với thuốc Nozaxen

Thuốc Nozaxen có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Nozaxen có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với Nozaxen bao gồm:

  • Ketoconazol
  • Itraconazol
  • Diazepam
  • Citalopram
  • Imipram
  • Clomipramin
  • Phenytoin
  • Methotrexat
  • Tacrolimus
  • Digoxin
  • Cilotazol
  • Cisaprid
  • Warfarin
  • Clopidogrel

Thuốc Nozaxen có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Nozaxen?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Nozaxen

Bạn nên bảo quản thuốc Nozaxen như thế nào?

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30ºC.

Dạng bào chế của thuốc Nozaxen

Thuốc Nozaxen có dạng và hàm lượng như thế nào?

Nozaxen có dạng viên nén bao phim tan trong ruột và hàm lượng hoạt chất esomeprazol trong mỗi viên là 40mg.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

ZMA®

(82)
Tên gốc: zinc monomethionine aspartate Tên biệt dược: ZMA®Phân nhóm: vitamin & khoáng chấtTác dụngTác dụng của thuốc ZMA® là gì?ZMA® có tác dụng cung cấp các ... [xem thêm]

Paxirasol®

(23)
Tên gốc: bromhexine hydrochlorideTên biệt dược: Paxirasol®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Paxirasol® là gì?Thuốc Paxirasol® được sử dụng ... [xem thêm]

Solcoseryl®

(23)
Tên gốc: dialysatePhân nhóm: băng phẫu thuật & chăm sóc vết thươngTên biệt dược: Solcoseryl®Tác dụngTác dụng của thuốc Solcoseryl® là gì?Solcoseryl® là loại ... [xem thêm]

Biotone®

(55)
Tên gốc: axit phosphoric, magnesium glycerophosphate, caffeinePhân nhóm: các liệu pháp hỗ trợ & thực phẩm chức năngTên biệt dược: Biotone®Tác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc tazarotene

(72)
Tên gốc: tazaroteneTên biệt dược: Avage®, Fabior®, Tazorac®Phân nhóm: thuốc trị mụn/thuốc trị vảy nến, tăng tiết bã nhờn & vảy cáTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Amlodipine + Valsartan + Hydrochlorothiazide

(97)
Tác dụngTác dụng của amlodipine + valsartan + hydrochlorothiazide là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu ... [xem thêm]

Gliquidone

(100)
Tên gốc: gliquidoneTên biệt dược: Glurenorm®Phân nhóm: thuốc trị tiểu đườngTác dụngTác dụng của thuốc gliquidone là gì?Thuốc gliquidone là một thuốc trị ... [xem thêm]

Medroxyprogesterone

(52)
Tên gốc: medroxyprogesteroneTên biệt dược: Contracep®Phân nhóm: estrogen, progesteron & các thuốc tổng hợp có liên quan/Liệu pháp nội tiết trong điều trị ung thưTác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN