11 loại thuốc kê đơn phổ biến có thể gây bệnh trầm cảm

(3.75) - 36 đánh giá

Trầm cảm có nhiều nguyên nhân như stress, mất ngủ, hút thuốc… khiến bạn rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn dẫn đến tình trạng sức khỏe cũng sa sút. Điều đáng lo ngại là “thủ phạm” gây ra chứng trầm cảm còn có thể ẩn nấp trong nhà bạn với các loại thuốc kê đơn phổ biến!

Theo nghiên cứu mới được công bố trên JAMA (The Journal of the American Medical Association), hơn 200 loại thuốc thông thường có thể có liên quan đến trầm cảm hoặc các triệu chứng tự tử. Đó là các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, thuốc chống lo âu, ngừa thai nội tiết…

Hiện nay rất nhiều người đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm này, song lại không hề hay biết! Sau đây là 11 loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất được các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có tác dụng phụ gây trầm cảm mà bạn nên lưu ý.

1. Omeprazole

Thuốc đã được sử dụng bởi 5,5% người tham gia nghiên cứu.

Omeprazol là loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất với tiềm ẩn các tác dụng phụ gây trầm cảm. Được bán dưới tên thương hiệu bao gồm Prilosec và Losec, omeprazole là một chất ức chế bơm proton được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày tá tràng.

Một nghiên cứu được công bố năm nay kết luận rằng các chất ức chế bơm proton có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

2. Metoprolol

Thuốc đã được sử dụng bởi 4,9 % những người tham gia nghiên cứu.

Được bán dưới tên thương hiệu Lopressor, metoprolol là một loại thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị huyết áp cao và suy tim.

Một nghiên cứu năm 2016 cũng cho thấy rằng những người sử dụng thuốc chẹn beta hoặc thuốc đối kháng kênh canxi (một loại thuốc điều trị huyết áp khác) có nguy cơ trầm cảm cao hơn đáng kể.

3. Ethinyl Estradiol

Thuốc được sử dụng bởi 4,6% người tham gia nghiên cứu.

Một thành phần trong một loạt các thuốc tránh thai nội tiết tố, ethinyl estradiol cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên BMJ kết luận rằng việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, đặc biệt là ở trẻ vị thành niên, “có liên quan đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và chẩn đoán trầm cảm lần đầu”.

4. Hydrocodone

Thuốc được sử dụng bởi 3,7% người tham gia nghiên cứu.

Thường được bán dưới tên Vicodin và Norco, hydrocodone là thuốc giảm đau opioid dạng uống.

5. Sertraline

Thuốc được sử dụng bởi 2,8 % người tham gia nghiên cứu.

Được bán dưới thương hiệu Zoloft, sertraline là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, một số hình thức lo âu và rối loạn hoảng sợ.

Thuốc chống trầm cảm SSRI như Sertraline được cảnh báo “hộp đen”, mức cảnh báo cao nhất từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), vì chúng có thể có tác dụng phụ tạo ra những suy nghĩ và hành vi tự sát ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25.

6. Alprazolam

Thuốc được sử dụng bởi 2,4% người tham gia nghiên cứu.

Thường được bán dưới tên Xanax, alprazolam là thuốc anxiolytic benzodiazepine được sử dụng để điều trị chứng lo âu và rối loạn hoảng sợ.

7. Gabapentin

Thuốc được sử dụng bởi 2,4% người tham gia nghiên cứu.

Được bán dưới thương hiệu Neurontin, gabapentin được dùng cho co giật, động kinh và đau thần kinh. Trong năm 2008, FDA đã ban hành một cảnh báo về gabapentin và các loại thuốc chống động kinh khác có khả năng tăng nguy cơ tự tử.

8. Citalopram

Thuốc được dùng bởi 2,4% người tham gia nghiên cứu.

Được bán dưới tên Celexa hoặc Cipramil, citalopram là một thuốc chống trầm cảm khác của lớp SSRI. Nó được sử dụng để điều trị trầm cảm và đôi khi được dùng để điều trị lo âu hoặc rối loạn hoảng loạn.

Thuốc chống trầm cảm SSRI như Citalopram được cảnh báo “hộp đen”, mức cảnh báo cao nhất từ FDA, vì chúng có thể tạo ra những suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi.

9. Atenolol

Thuốc được sử dụng bởi 2,4% người tham gia nghiên cứu.

Được bán dưới tên thương hiệu Tenormin, atenolol cũng là một loại thuốc beta-blocker được sử dụng để điều trị cao huyết áp và đau thắt ngực.

10. Estradiol

Thuốc được sử dụng bởi 2,3% người tham gia nghiên cứu.

Một hormone estrogen, estradiol thường được tìm thấy trong một loạt các loại thuốc ngừa thai nội tiết. Thuốc cũng được sử dụng như một liệu pháp hormone mãn kinh.

11. Bupropion

Thuốc được sử dụng bởi 2,2% người tham gia nghiên cứu.

Thường được bán dưới tên Wellbutrin hoặc Zyban, bupropion là thuốc chống trầm cảm tái hấp thu norepinephrine-dopamine (NDRI). Thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị trầm cảm, nhưng cũng được dùng để giúp cai thuốc lá.

Bupropion cũng mang một cảnh báo “hộp đen”, mức cảnh báo cao nhất từ FDA, vì tác dụng phụ của nó có thể tạo ra những suy nghĩ tự sát và hành vi ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi.

Nguy cơ trầm cảm khi sử dụng các thuốc kê đơn phổ biến

Để khảo sát về nguy cơ trầm cảm khi sử dụng các thuốc kê đơn phổ biến, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 26.192 người trưởng thành tham gia cuộc khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ. Những người tham gia liệt kê các loại thuốc họ đang dùng và hoàn thành một bảng câu hỏi sàng lọc trầm cảm.

Kết quả khảo sát đã khiến rất nhiều người bất ngờ vì nguy cơ tiềm ẩn ngay trong tủ thuốc nhà mình:

• Trong số những người chỉ dùng một loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây trầm cảm, 6,9% trường hợp được cho là bị trầm cảm. Khi dùng hai loại thuốc, số ca trầm cảm được báo cáo tăng lên 9,5%.

• Ở những người tham gia nghiên cứu dùng nhiều hơn ba loại thuốc, tỷ lệ trầm cảm là 15,3%. Những người không dùng bất kỳ loại thuốc nào có tỷ lệ trầm cảm là 4,7%.

• Những người tham gia dùng ba hoặc nhiều hơn các loại thuốc có triệu chứng tự tử tăng từ 1,9% đến 3,3%.

Trầm cảm là một tác dụng phụ ngoài ý muốn khi bạn sử dụng các loại thuốc kê đơn phổ biến. Bạn nên thận trọng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc để ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau sinh mổ

(33)
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định bạn phải sinh mổ. Vì thế, việc hiểu biết về cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ dần khá quan ... [xem thêm]

Cách tính tuổi thai theo tuần và tháng một cách chính xác

(47)
Cách tính tuổi thai chính xác để dự đoán ngày dự sinh chuẩn được rất nhiều chị em quan tâm. Việc lưu ý đến kỳ kinh cuối cùng thường là mấu chốt trong ... [xem thêm]

Đau đầu vì con nhút nhát, bố mẹ cần làm gì?

(58)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

3 bài tập giúp giảm đau lưng cực hiệu quả

(61)
Đau lưng là một trong những loại bệnh thường gặp nhất của tình trạng đau cơ. Ngoài các phương pháp điều trị chứng đau lưng như uống thuốc giảm đau, ... [xem thêm]

Cạm bẫy cỏ Mỹ: Loại ma túy mới hiểm họa khôn lường!

(47)
“Cỏ Mỹ” là cơn lốc ngầm khủng khiếp đang thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về chất nghiện nguy hiểm này hay chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Béo phì và bệnh tim

(42)
Con bị béo phì khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này thôi thúc bạn không ngừng tìm mọi bí quyết cũng như cách giảm cân cho trẻ ... [xem thêm]

Học võ thuật: Cách rèn luyện sức khỏe bạn đang bỏ lỡ

(92)
Võ thuật không chỉ để tự vệ mà còn giúp bạn cải thiện vóc dáng, sức khỏe hay tinh thần. Khi học võ thuật, bạn cũng sẽ học được cách điều khiển cơ ... [xem thêm]

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN