Đau đầu vì con nhút nhát, bố mẹ cần làm gì?

(3.98) - 58 đánh giá

Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối.

Trẻ nhút nhát thường ngần ngại nói ra ý kiến của mình trong lớp học hoặc thích giấu kín tất cả cảm xúc lại trong lòng và ngồi một mình lặng lẽ trong một góc. Nhút nhát đôi khi có lợi, nhưng đôi khi lại vô cùng bất lợi. Vậy bố mẹ có nên lo lắng khi con nhút nhát?

Con nhút nhát có đáng lo ngại?

Là bố mẹ, ai cũng mong muốn con sẽ dạn dĩ khi đến trường, nhưng bạn cũng không nên đòi hỏi bé quá nhiều, đặc biệt nếu con còn đang ở mẫu giáo. Trong những năm trước khi vào lớp 1, bé chỉ mới bắt đầu học cách giao tiếp với bạn bè và tham gia vào các hoạt động nhóm mà thôi.

Nhiều trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vẫn cảm thấy thoải mái khi tự chơi một mình, quan sát và bắt chước hơn là chơi trực tiếp với bạn bè. Đây là quá trình dài để con làm quen với môi trường mới, học các quy tắc hành vi mới nên bố mẹ hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên.

Khi tính nhút nhát là hữu ích

Sự nhút nhát là đặc trưng trong tính cách của mỗi con người và nó hoàn toàn không có lỗi. Bạn có thể gặp những người rất đẹp và giỏi nhưng lại nhút nhát. Những người này có khuynh hướng chăm chú lắng nghe và thể hiện bằng hành động hơn là lời nói.

Khi tính nhút nhát là trở ngại

Ở một số trẻ, sự nhút nhát là sự biểu hiện của các vấn đề bên trong, thường là do không bình tĩnh. Một khi bé quá nhút nhát thì dễ có biểu hiện né tránh. Con sẽ tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp và có rất nhiều vấn đề về hành vi khiến mọi người không được thoải mái.

Khi tìm hiểu sâu vào vấn đề, bạn sẽ thấy những bé nhút nhát thường không thể bình tĩnh và tin tưởng mà luôn chất chứa sự sợ hãi và cảm thấy bực bội trong thâm tâm.

Hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về những biểu hiện của trẻ nhút nhát. Không ai khác, chính bố mẹ là người giúp con cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”)

(45)
Định nghĩaChứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) là bệnh gì?Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về răng bị đen?

(70)
Răng bị đen có thể là dấu hiệu của sâu răng hoặc các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Đôi khi, răng ... [xem thêm]

Mách bạn 5 bí quyết sinh con trai hiệu quả

(53)
Bạn đã có một bé gái xinh xắn đáng yêu nên mong muốn có một bé trai tinh nghịch, khỏe mạnh để gia đình có đầy đủ “nếp, tẻ”. Bạn biết việc quan ... [xem thêm]

Mụn do rối loạn nội tiết tố: Đặc điểm và cách điều trị

(45)
Mụn do rối loạn nội tiết tố khiến bạn phải đau đầu cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc bên ngoài? Muốn diệt tận gốc loại ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bé bị đầu lép sau khi sinh

(58)
Đầu lép (đầu bẹp, đầu dẹt, đầu méo) ở trẻ sơ sinh có lẽ là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ đối với con mình. Vậy phải làm thể ... [xem thêm]

Ung thư vú ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

(19)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

(57)
Nếu bạn sinh mổ, còn được gọi là phẫu thuật mổ bắt con, bạn thường phải nằm viện bình quân khoảng ba ngày sau khi phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tình ... [xem thêm]

Xỏ khuyên trên cơ thể

(68)
Xỏ khuyên trên cơ thể là gì? Xỏ khuyên trên cơ thể là mở một chiếc lỗ trên da hay xuyên qua cơ thể người để có thể đeo đồ trang sức vào đó. Có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN