10 lợi ích tuyệt vời đến từ hải sản bạn cần biết

(3.73) - 34 đánh giá

Hải sản là một trong những thực phẩm được ưa chuộng nhất trên thế giới cũng như mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể con người. Chúng giàu chất dinh dưỡng, đóng vai trò như một nguồn protein, vitamin và khoáng chất tốt, giàu axit béo omega-3 và giảm các bệnh thông thường.

Dưới đây là 10 lợi ích tuyệt vời đến từ hải sản mà bạn nên biết:

1. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết

Hải sản được biết đến là một nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên. Vitamin B-complex, vitamin D và vitamin B. Các vitamin B phức hợp (vitamin B1, B3, biotin, B12…) thực hiện nhiều chức năng khác nhau, ảnh hưởng đến sự sản xuất năng lượng, chuyển hóa, khả năng tập trung, và thậm chí là cả việc làm đẹp. Một số loại cá như cá hồi giàu vitamin A, giúp bảo vệ thị lực và tăng cường khả năng miễn dịch cũng như sinh sản. Một loại vitamin khác được tìm thấy trong các loại hải sản – thường là da cá hồi, cá ngừ và các loại khác như vitamin D, giúp tăng cường sự phát triển của xương, hấp thu canxi và tăng cường hiệu quả của hệ thống miễn dịch cũng như tăng trưởng tế bào.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Mặc dù hải sản đã đủ bổ dưỡng với lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất đạm, lợi ích về sức khỏe lớn nhất của nó nằm ở nguồn axit béo omega-3. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch. Axit béo omega-3 có thể làm giảm đáng kể nguy cơ các trường hợp về tim mạch xảy ra như rối loạn nhịp tim, đột quỵ và các cơn đau tim. Mặc dù nhiều người thích dùng axit béo omega-3 ở dạng viên nang, các nhà khoa học vẫn ủng hộ việc tiêu thụ omeaga thực sự từ hải sản.

3. Tốt cho khớp xương của bạn

Việc ăn hải sản một cách thường xuyên giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm dịu các khớp mềm và giảm độ cứng vào buổi sáng ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

4. Duy trì thị lực

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người tiêu thụ axit béo omega-3 trong hải sản ít bị chứng thoái hóa macular liên quan đến tuổi tác, một bệnh có thể dẫn đến việc mất thị lực. Cá và động vật có vỏ cũng có thể gia tăng thị lực của bạn vào ban đêm. Ăn cá giàu dầu thường xuyên có thể giúp cho mắt sáng và khỏe mạnh.

5. Đẹp da

Ăn hải sản giúp giữ ẩm cho da. Việc ăn uống sẽ tác động nhiều hơn đến vẻ sáng đẹp của làn da hơn là các sản phẩm bạn đắp lên da. Các axit béo omega-3 trong hải sản bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh mặt trời và các nghiên cứu gần đây tuy còn hạn chế nhưng cho thấy dầu cá có thể giúp giảm tỷ lệ lây lan của mụn trứng cá.

6. Tăng cường trí óc

Omega-3 từ hải sản có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Một lượng DHA và EPA đủ dùng trong các axit béo omega-3 kích thích sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ dài hạn axit béo omega-3 có thể làm tăng chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.

7. Chống lại chứng trầm cảm

Các nhà khoa học nhận thấy tiêu thụ axit béo omega-3 không chỉ làm giảm nguy cơ trầm cảm mà còn có khả năng điều trị chứng trầm cảm tốt. Ăn hải sản nhiều hơn có thể giúp bạn có một cái nhìn tốt hơn, tích cực hơn về cuộc sống.

8. Lợi ích cho việc mang thai

Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều cá có lợi ích tích cực hơn đối với cân nặng khi sinh vì cá giúp tăng cường sự tăng trưởng và sự phát triển của bào thai. Ăn hải sản cũng giúp giảm nguy cơ sinh non và rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

9. Cải thiện chức năng miễn dịch

Lượng omega-3 được tăng cường có thể làm giảm các triệu chứng hen và các dị ứng nhất định. Selenium là một chất chống oxy hóa mạnh có trong hải sản được biết với chức năng cải thiện hệ thống miễn dịch.

10. Làm bữa ăn trở nên phong phú

Hải sản mang đến cho bạn muôn vàn lựa chọn, trong khi “mùi của biển” trở thành vật cản lớn nhất đối với hải sản thì bạn vẫn có rất nhiều cách tuyệt vời khác để chuẩn bị bữa ăn giúp loại bỏ mùi tanh của hải sản.

Hải sản không những là một món ăn ngon mà chúng còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giờ đây bạn có thể thoải mái đánh chén món hải sản khoái khẩu của mình mà không lo lắng gì thêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách giảm nhẹ triệu chứng

(88)
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường diễn ra khi bé được 2 tuổi hoặc giữa 23 đến 33 tháng. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu và sốt nhẹ. Mọc ... [xem thêm]

4 rủi ro thường gặp khi cho trẻ chơi xe điện cân bằng

(22)
Thời gian gần đây, hình ảnh trẻ em đi xe điện cân bằng ở các công viên hay khu vui chơi đã trở nên phổ biến. Theo các chuyên gia, khi cho trẻ chơi, ba mẹ cần ... [xem thêm]

18 điều bạn nên biết về giai đoạn phục hồi sau sinh

(87)
Tốc độ phục hồi sau sinh phụ thuộc vào sức khỏe trước khi mang thai, thai kỳ và hình thức sinh con. Hãy cùng tìm hiểu rõ về giai đoạn đầy thử thách này ... [xem thêm]

Toner cho da mụn liệu có thật sự cần thiết?

(91)
Đối với các cô gái, trong mọi trường hợp, sử dụng toner là bước không thể thiếu của quá trình chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên, với những người da dầu, ... [xem thêm]

Tổ yến: Cao lương mỹ vị chốn cung đình xưa

(70)
Ngày xưa, tổ yến được xếp vào hàng thượng phẩm chỉ dành cho vua chúa và quý tộc trong cung đình. Với mức sống ngày càng nâng cao, bây giờ bạn cũng có ... [xem thêm]

Trào ngược acid có làm tim đập nhanh?

(26)
Các nguyên nhân thường gặp của chứng nhịp tim nhanh là stress, lo âu, dùng chất kích thích, sốt, thay đổi hormone, một số thuốc điều trị, mất nước, lượng ... [xem thêm]

Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(67)
Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi ... [xem thêm]

Khi người thân bị nhiễm HIV, bạn nên làm gì?

(79)
Khi người thân của bạn không may mắc phải căn bệnh HIV thì điều bạn cần làm chính là luôn dành thời gian để yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ họ. Những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN