18 điều bạn nên biết về giai đoạn phục hồi sau sinh

(4.36) - 87 đánh giá

Tốc độ phục hồi sau sinh phụ thuộc vào sức khỏe trước khi mang thai, thai kỳ và hình thức sinh con. Hãy cùng tìm hiểu rõ về giai đoạn đầy thử thách này để nhanh chóng trở lại với nhịp sống hàng ngày cùng thiên thần bé nhỏ nhé!

Thời gian sau sinh còn được gọi là “tam cá nguyệt thứ 4” của thai kỳ. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị về mặt sức khỏe và tâm lý cũng như các kiến thức cần thiết để quá trình phục hồi sau sinh diễn ra thuận lợi.

1. Bạn có thể không có kinh nguyệt

Đa số phụ nữ sau sinh thường không có chu kỳ kinh nguyệt trong 6 tuần đầu sau sinh mà chỉ bắt đầu có lại chu kỳ kinh nguyệt sau 6 – 8 tuần. Nếu bạn cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt có thể đến muộn hơn sau vài tháng hoặc thậm chí là 1 năm.

Sau khi có kinh nguyệt trở lại, bạn có thể thấy nhiều khác biệt như chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài, kinh nguyệt ra nhiều hơn và những cơn khó chịu ngày đèn đỏ nghiêm trọng hơn.

Kể cả khi chu kỳ kinh nguyệt chưa xuất hiện lại, bạn vẫn có thể mang thai, vì vậy bạn nên chuẩn bị các hình thức tránh thai phù hợp sau sinh.

2. Bạn có thể bị đau bụng

Trong thời kỳ phục hồi sau sinh, bạn có thể bị đau bụng do tử cung co bóp để dần thu nhỏ kích cỡ như trước khi có thai. Thậm chí, việc cho con bú cũng có thể kích thích tử cung co bóp nên bạn thường bị đau bụng khi đang cho con bú. Nếu sinh mổ, bạn còn có thể bị đau bụng do đau vết mổ.

Đau bụng sau sinh kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phụ nữ sinh mổ thường bị đau bụng lâu hơn phụ nữ sinh thường. Để giảm đau, bạn có thể chườm ấm bằng chai nước ấm hoặc bằng miếng đệm ấm.

3. Bạn có thể bị đau vùng kín

Kể cả khi quá trình sinh nở diễn ra rất thuận lợi thì phụ nữ sau sinh vẫn sẽ bị đau vùng giữa âm đạo và hậu môn. Những phụ nữ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh hoặc bị rạch tầng sinh môn thì vùng kín sẽ rất đau thời gian đầu sau sinh vì đây là một khu vực rất nhạy cảm.

Để giảm bớt đau đớn, bạn có thể ngồi lên gối hoặc đệm thật êm, tắm nước ấm hoặc chườm mát để giảm đau và giảm sưng. Một số loại thuốc xịt hoặc túi chườm lạnh cũng có thể giúp giảm đau.

4. Bạn sẽ thực sự mệt mỏi

Nhiều phụ nữ biết giai đoạn sau sinh sẽ rất mệt mỏi nhưng ít người lường trước được mức độ mệt mỏi sau sinh sẽ lên đến mức kiệt sức. Mệt mỏi sau sinh có thể do bạn sau sinh dành hết sức lực để chăm sóc em bé, do thiếu ngủ triền miên, đau đớn trong quá trình sinh nở và sau sinh…

Sự mệt mỏi sau sinh thậm chí có thể kéo dài nhiều ngày và nhiều tuần. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên cố gắng thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi bất kỳ khi nào có thể. Những lúc con ngủ, bạn hãy tranh ngủ thay vì cố gắng dọn dẹp hay làm việc.

5. Bạn cần có biện pháp tránh thai

Theo các chuyên gia sức khỏe thì thời điểm phù hợp để mang thai lần tiếp theo là 12–18 tháng sau sinh thường và trên 24 tháng sau sinh mổ. Nếu hai lần mang thai quá liền nhau thì sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ như sinh non, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thai chậm phát triển…

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai vì một số phụ nữ vẫn có thai trong thời gian cho con bú, thậm chí trước khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện lại. Vì vậy, bạn nên tìm biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và phù hợp như đặt vòng, uống thuốc tránh thai hàng ngày, dùng bao cao su… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng biện pháp phù hợp.

6. Bạn sẽ có sản dịch và dịch âm đạo

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì đều sẽ bị ra sản dịch sau sinh. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên do niêm mạc tử cung bong ra. Sản dịch sau sinh ban đầu có màu đỏ kèm theo máu, sau đó đến màu trắng nhạt rồi đến trong suốt. Phụ nữ sau sinh nên dùng băng vệ sinh mềm để thấm hút sản dịch, không nên dùng tampon để tránh viêm nhiễm. Sản dịch sau sinh sẽ thường hết trong vòng vài tuần.

Tuy nhiên, nếu sản dịch bất thường như màu vàng sẫm hoặc xanh và có mùi khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nếu thấy sản dịch có nhiều máu đỏ tươi, máu vón cục kèm theo đau bụng, sốt… hoặc sản dịch có màu và mùi bất thường thì bạn cần đi khám ngay.

7. Bạn sẽ buồn chán và trầm cảm

Khoảng 50–80% phụ nữ sau sinh trải qua hội chứng baby blue trong vài tuần đầu sau sinh khiến tâm trạng thay đổi thất thường và dễ dàng chán nản, buồn bã, lo lắng, ủ rũ, khóc lóc… Hội chứng baby blue do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thay đổi hormone, stress, mệt mỏi.

Hội chứng này thường kéo dài vài tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi, stress và khóc kéo dài hơn 4 tuần và ngày càng nghiêm trọng thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh. Khoảng 20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.

Chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khiến phụ nữ sau sinh bị ảo giác cũng như có ý định làm hại bản thân và con. Vì vậy, phụ nự mắc chứng này cần được phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời với sự hỗ trợ của gia đình và bác sĩ tâm lý.

8. Bạn có thể bị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh là một hiện tượng phổ biến khiến nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải, đặc biệt là đối với những sản phụ dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê ở bệnh viện. Nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh lo sợ bị đau khi đi đại tiện nên có xu hướng nhịn và dễ dẫn tới táo bón.

Để ngăn ngừa và giảm táo bón sau sinh, bạn nên uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng giúp tình trạng táo bón được cải thiện. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.

9. Bạn có thể bị bệnh trĩ sau sinh

Quá trình sinh con có thể làm sưng một số mạch máu ở trực tràng gây đau, ngứa hoặc chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi cơ thể đã phục hồi sau sinh. Để giảm đau, bạn có thể chườm mát hoặc ngồi lên đệm lót mềm để giảm đau. Bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng nếu có thể.

10. Bạn có thể tiểu không tự chủ

Tình trạng tiểu không tự chủ hay còn gọi là són tiểu thường gặp sau sinh thường nhưng cũng có thể xảy ra sau sinh mổ. Bạn có thể bị són tiểu khi ho hoặc cười và cũng có thể nhận thấy khó điều khiển cơ hậu môn.

Cũng giống như táo bón và bệnh trĩ, tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh sẽ giảm dần theo thời gian trong quá trình hồi phục sau sinh. Thực hiện bài tập kegel là cách hiệu quả để tăng cường cơ vùng chậu mà bạn có thể thử.

11. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng

Sau sinh, nhiều phụ nữ mong muốn sớm có thể tập luyện theo nhịp điệu như trước kia. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá sức theo cường độ giống như trước khi chưa có bầu. Bạn cần chờ cơ thể phục hồi sau sinh, đặc biệt nếu bạn sinh mổ.

Việc vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng trĩ, táo bón, tiểu không tự chủ và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, cải thiện giấc ngủ, tăng cường lưu thông máu. Đối với phụ nữ sau sinh, các môn thể thao như đi bộ và bơi là cách luyện tập nhẹ nhàng bạn có thể tham khảo. Khi đi khám kiểm tra phục hồi sau sinh, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp.

12. Bạn có thể bị bốc hỏa

Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột sau sinh có thể gây ra những triệu chứng giống như tiền mãn kinh như bốc hỏa. Theo thống kê có trên 33% phụ nữ sau sinh bị bốc hỏa trong thời kỳ mang thai và 29% bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi sau sinh. Sau sinh 2 tuần, tình trạng này sẽ giảm dần. Những phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm và những người có chỉ số BMI cao trước khi mang thai dễ bị bốc hỏa hơn.

Nếu bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi về đêm như khi bị sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau sinh.

14. Bạn có thể đau ngực và núm vú

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho cả bạn và bé, nhưng điều này không hề dễ dàng vì việc cho con bú sau sinh rất phức tạp và khó khăn. Bạn có thể thấy ngực đau, núm vú bị nứt cổ gà và đau khi cho con bú.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cho con bú thì có thể xin tư vấn các chuyên gia về sữa hoặc bác sĩ nhi để tìm tư thế và cách cho bú phù hợp. Bạn không nên chủ quan khi bị đau tức, buốt ở ngực vì đó có thể là dấu hiệu của tắc tia sữa, áp xe vú, nhiễm trùng hoặc nứt cổ gà.

15. Quá trình giảm cân rất lâu

Bạn sẽ khó có thể lấy lại vóc dáng ngay sau sinh mà sẽ dần giảm cân nếu có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Bạn không nên vì lo lắng mà ăn kiêng hay luyện tập quá đà vì bạn cần rất nhiều sức lực và calo để chăm em bé. Một số người bị tích nước sau sinh nên bị phù chân và tay nhưng trong quá trình phục hồi sau sinh, hiện tượng này sẽ mất dần.

16. Bạn sẽ giảm ham muốn tình dục

Phụ nữ sau sinh không nên quan hệ vợ chồng trong 6 tuần đầu sau sinh để quá trình phục hồi sau sinh diễn ra tự nhiên và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau 6 tuần, thời điểm quan hệ vợ chồng trở lại sau sinh còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi, hình thức sinh nở… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa khi khám sau sinh.

Đa số phụ nữ sau sinh cũng bị giảm ham muốn do sự suy giảm hàm lượng hormone estrogen và việc cho con bú cũng khiến ham muốn trở lại chậm hơn. Để quan hệ vợ chồng sau sinh thuận lợi, cả hai vợ chồng cần hợp tác tốt, có màn dạo đầu và tư thế quan hệ phù hợp. Nếu gặp tình trạng khô hạn vùng kín, bạn có thể dùng chất bôi trơn.

17. Phụ nữ sinh mổ sẽ chậm hồi phục hơn

Sinh mổ là một phẫu thuật lớn và bạn cần ít nhất 12 tuần để lành vết mổ. Nếu đã từng sinh mổ, bạn sẽ có ít cơ hội sinh thường hơn mặc dù vẫn có trường hợp đủ điều kiện sinh thường sau sinh mổ.

18. Bạn có nguy cơ bị biến chứng

Sinh con đánh dấu sự chấm dứt thai kỳ nhưng sức khỏe của bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng sau sinh. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ thì các vấn đề này có thể gây biến chứng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bạn kể cả sau sinh.

Trong đa số trường hợp, sau khi sinh 6 tuần, bạn nên khám kiểm tra phục hồi sau sinh. Các xét nghiệm bao gồm gặp bác sĩ sản khoa, xét nghiệm nước tiểu, máu và khám phụ khoa để kiểm tra xem tử cung và âm đạo có phục hồi tốt hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, ví dụ suy giáp, tiểu đường, tâm lý… thì bạn sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa.

Khám sức khỏe sau sinh sẽ giúp bạn biết về tình trạng hồi phục sau sinh của cơ thể và phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe. Đây cũng là thời điểm bạn nhận được những lời khuyên bổ ích về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thời điểm quan hệ lại, các biện pháp tránh thai và cách cải thiện vấn đề sức khỏe sau sinh.

Bạn cần đi bệnh viện ngay mà không cần chờ đến 6 tuần nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào đặc biệt như đau bụng, ra máu ồ ạt, sốt, hôn mê…

Giai đoạn phục hồi sau sinh cũng quan trong như thai kỳ nên bạn cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để tránh các biến chứng sau sinh. Nếu có bất thường về sức khỏe, bạn cũng cần đi khám ngay chứ không nên chần chừ nhé.

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ho gà ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

(62)
Việc trẻ sơ sinh bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến bạn lo lắng không yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn ... [xem thêm]

Mụn đầu trắng và những điều bạn chưa biết

(61)
Mụn đầu trắng là một loại mụn hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen, ... [xem thêm]

6 bài tập thể dục tốt nhất cho triệu chứng cứng khớp vai

(52)
Khi bạn cảm thấy vô cùng đau đớn vì vươn người làm điều gì đó thì bạn có nguy cơ mắc phải chứng cứng khớp vai. Đặc điểm của tình trạng này là vai ... [xem thêm]

5 thói quen giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả

(86)
Bạn muốn ngăn ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe nhưng lại chưa biết cần phải làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp thắc mắc này ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Chứng sợ khoảng rộng

(70)
Tìm hiểu chungChứng sợ khoảng rộng là bệnh gì?Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người ... [xem thêm]

Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

(33)
Nuôi dạy con trẻ đòi hỏi bố mẹ phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Đo thân nhiệt con đúng cách là một trong số những kỹ năng quan trọng mà không phải bậc ... [xem thêm]

Liệu có nguy hiểm khi làm chuyện ấy lúc bị viêm âm đạo? (Phần 1)

(40)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN