4 rủi ro thường gặp khi cho trẻ chơi xe điện cân bằng

(4.02) - 22 đánh giá

Thời gian gần đây, hình ảnh trẻ em đi xe điện cân bằng ở các công viên hay khu vui chơi đã trở nên phổ biến. Theo các chuyên gia, khi cho trẻ chơi, ba mẹ cần chú ý một số quy tắc an toàn để tránh nguy cơ “rước họa vào thân”.

Đi xe điện cân bằng là trò chơi có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Khi du nhập vào Việt Nam, trò chơi này nhanh chóng trở thành một trào lưu thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó có trẻ nhỏ. Thậm chí nhiều địa điểm vui chơi như công viên, phố đi bộ… còn mở dịch vụ cho thuê thiết bị này và rất đắt hàng. Thế nhưng mức độ an toàn của xe điện cân bằng đến đâu? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin về trò chơi này nhé.

Xe điện cân bằng – Trào lưu mới của giới trẻ

Xe điện cân bằng là một thiết bị có dạng ván trượt nhưng được điều khiển dựa trên tư thế đứng. Về lý thuyết, xe điện cân bằng có cấu tạo và cách chơi khá đơn giản. Xe sẽ đi về phía trước khi bạn chúi người về phía trước và phanh lại khi ngả về sau. Để điều khiển tốt, bạn phải đứng thật vững và giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, dù đơn giản nhưng trò chơi này vẫn tiềm tàng nhiều nguy hiểm, có thể khiến trẻ gặp phải chấn thương trong quá trình chơi.

4 rủi ro khi cho trẻ đi xe điện cân bằng mà cha mẹ cần lưu ý

1. Nguy cơ cháy nổ

Xe điện cân bằng là loại trò chơi mới và chưa có tiêu chuẩn an toàn. Các sản phẩm xuất xứ từ châu Âu có giá khá đắt nhưng do thị hiếu của người tiêu dùng tăng cao nên những mẫu xe giá rẻ, kém chất lượng nhập về từ Trung Quốc cũng được bày bán tràn lan. Với những dòng xe này thì nguy cơ cháy nổ là một trong những điều đáng lo ngại.

Theo các chuyên gia, phần lớn pin gắn ở các loại xe điện cân bằng nhập vào Việt Nam đều là loại trôi nổi, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và không được kiểm định, lớp ngăn giữa các điện cực và vỏ pin cũng không bảo đảm nên dễ xảy ra sự cố phát nổ. Chính vì vậy, nếu bạn có ý định mua xe điện cân bằng cho trẻ chơi, bạn chỉ nên mua sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, có kiểm định để đảm bảo an toàn cho trẻ và gia đình, tránh những tai nạn đáng tiếc.

2. Chấn thương sọ não

Khi đi xe điện cân bằng, nguy cơ té ngã là rất cao. Nếu không được bảo hộ kỹ, khi ngã, đầu của người chơi sẽ dễ bị đập xuống đất, dẫn đến hôn mê, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Thực tế, những tai nạn như thế này không phải là điều hiếm gặp. Tháng 10/2016, trên khu vực phố cổ Hà Nội, một cô gái đi xe điện cân bằng đã bị trượt ngã, đập đầu xuống đất nằm bất tỉnh. Cô gái trẻ sau đó được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

3. Gãy xương

Gãy tay là một trong số những tai nạn phổ biến nhất. Vào đầu năm 2017, tại phố đi bộ hồ Gươm, một bé trai 8 tuổi đã ngã gãy tay khi chơi xe điện cân bằng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do trẻ chống tay xuống đất khi gặp phải sự cố trong quá trình thao tác.

Bên cạnh đó, một số bạn trẻ tuổi teen còn có tâm lý thử thách và chinh phục. Vì vậy, trẻ thích thực hiện các động tác khó như nhảy bật khi đang di chuyển, trượt trên chướng ngại vật như lan can… Đây là những động tác nguy hiểm, rất dễ bị va đập, té ngã và gây ra các chấn thương nghiêm trọng như gãy chân, tổn thương dây chằng…

4. Trầy xước, bong gân

Lúc mới bắt đầu, do chưa quen, té ngã là chuyện bình thường. Nếu không mang các vật dụng bảo hộ, ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị trầy xước chân tay, bầm giập, để hồi phục cũng phải mất từ 1 đến 2 tuần. Nếu nặng hơn như bong gân, trật khớp, thời gian hồi phục sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tuần.

Nguyên tắc an toàn khi cho trẻ chơi xe điện cân bằng

Không chỉ Việt Nam, các vụ tai nạn do xe điện cân bằng cũng xuất hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Theo Hiệp hội An toàn tiêu dùng Mỹ (PSCS), tại quốc gia này trong tháng 12/2015 đã có 12 sự cố liên quan đến xe điện tự cân bằng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi trò chơi này, bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Nếu có ý định “đầu tư” cho trẻ một chiếc xe điện cân bằng, bạn nên chọn loại xe có chất lượng tốt để tránh hiện tượng cháy nổ, có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc cho cả trẻ và gia đình.
  • Khi cho trẻ chơi, bạn cũng nên chú ý mua cho trẻ một đôi giày thích hợp, có độ bền cao, đế phẳng làm bằng cao su để tăng độ bám khi đứng trên ván trượt. Tránh cho trẻ đi dép lê hoặc dép quai hậu bởi những loại dép này có thể gây đau gót và dễ té ngã.
  • Khi chơi, bạn nên yêu cầu trẻ dùng các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, tấm đệm đầu gối và khuỷu tay để tránh bị các chấn thương nghiêm trọng nếu lỡ té ngã.
  • Cho trẻ chơi ở những khu vực bằng phẳng, những nơi dành riêng cho các hoạt động trượt ván, đi xe điện. Không chơi ở nơi đông người, nơi có các vết nứt lớn, mương, rãnh, ổ gà để tránh nguy cơ gây tai nạn cho cả bản thân lẫn người xung quanh.
  • Không cho trẻ dưới 5 tuổi chơi xe điện cân bằng vì ở độ tuổi này, trẻ chưa có sự phối hợp tốt trong vận động nên dễ gặp phải các chấn thương. Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, cần phải có cha mẹ hay người thân giám sát khi chơi.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do khiến bạn thường xuyên bị muỗi đốt

(51)
Bạn thấy lạ khi mình bị muỗi đốt khắp người trong khi người ngay bên cạnh lại bình thản như không? Muỗi chẳng đủ khôn ngoan để yêu ghét con người ... [xem thêm]

Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

(64)
Một số phụ nữ có bất thường ở tử cung về hình dạng hoặc cấu trúc so với tử cung bình thường. Đây được gọi là bất thường ở tử cung, dị dạng ... [xem thêm]

Thuốc mê: Liệu pháp kiểm soát cơn đau khi phẫu thuật

(50)
Sử dụng thuốc mê là một trong những cách kiểm soát cơn đau tốt nhất trong quá trình phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác. Thuốc mê giúp đưa bạn vào giấc ... [xem thêm]

Ăn trứng ung có tốt không? Tìm hiểu ngay!

(37)
Trứng gà ung có ăn được không? Ăn trứng ung có tốt không? Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn các thông tin ngay sau đây!Vài năm trở lại đây, phong trào ăn trứng ... [xem thêm]

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

(42)
Tìm hiểu chungRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

(70)
Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. ... [xem thêm]

Sữa rửa mặt cho bà bầu: Mẹ xinh mà con vẫn khỏe!

(80)
Khi chọn sữa rửa mặt cho bà bầu, bạn nên quan tâm đến thành phần trên nhãn để hạn chế tối đa ảnh hưởng của hóa chất đối với thai nhi.Bụng dần to ... [xem thêm]

6 sai lầm khi điều trị mụn mà ai cũng mắc phải

(15)
Biết được những sai lầm khi điều trị mụn mà ai cũng từng mắc phải sẽ giúp chúng ta rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, nhờ đó bạn sẽ sớm có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN