Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(4.27) - 67 đánh giá

Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi nhận thấy bạn có những dấu hiệu chấn thương khớp cổ chân như Chúng tôi đã chia sẻ ở phần 1, hãy đến đi khám bác sĩ ngay. Và nêú bạn còn băn khoăn tình trạng chấn thương của bạn sẽ được chẩn đoán và điều trị như thế nào, thì đừng lo lắng vì bài viết trong phần 2 này sẽ giải đáp ngay các thắc mắc của bạn đấy.

Bác sĩ chẩn đoán chấn thương khớp cổ chân như thế nào?

Để chẩn đoán chấn thương khớp cổ chân, bác sĩ sẽ đánh giá chấn thương xem có trật khớp hây dấu hiệu của gãy xương để giảm thiểu phản ứng viêm và sưng. Bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm về chấn thương đó qua các yếu tốt:

  • Bạn bị chấn thương khi nào?
  • Bạn đang làm gì lúc đó? Bạn có chạy, đi bộ trên bề mặt gồ ghề hay đang chơi thể thao?
  • Có bị gập hay duỗi quá mức không? Có nghe tiếng “rắc” hay không?
  • Bạn thấy đau ở đâu?
  • Sau chấn thương, bạn có thể đứng được hay không? Bạn có tiếp tục hoạt động đó dù đang chấn thương?
  • Nó có sưng lên ngay lập tức không?

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử chấn thương của bạn nếu đã từng bị chấn thương khớp cổ chân, và liệu bạn có đang dùng thuốc, thảo dược hay chất bổ sung nào đó. Để tìm gãy xương hay rách gân, bạn được cho làm chẩn đoán hình ảnh là cần thiết và chúng sẽ bao gồm:

  • X-quang;
  • MRI;
  • CT scan.

Chấn thương khớp cổ chân cần được điều trị như thế nào?

Sau chấn thương, bạn cần nhớ 4 bước xử lý như sau: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng khớp:

  • Nghỉ ngơi. Thư giãn khớp cổ chân rất quan trọng để loại bỏ tác động lực lên nó;
  • Chườm đá. Bạn có thể dùng túi đá để giảm đau;
  • Nén khớp. Dùng áp lực để bất động và hỗ trợ khớp cổ chân, nhưng giữ gạc đủ lỏng để máu lưu thông và tránh mất cảm giác ở chân;
  • Nâng cao. Nâng cao khớp cổ chân chấn thương ít nhất là ngang tim để giảm đau và sưng.

Hãy nhớ rằng không dồn lực khớp cổ chân hay cố gắng nắn lại nó trước khi gặp bác sĩ. Nếu để ý thấy sưng, chảy máu hay bầm tím, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Nếu bị bỏ qua hay điều trị không đúng cách khi bị gãy xương và bong gân, bạn có thể bị mắc những vấn đề mạn tính sau này ở khớp cổ chân như chấn thương tái phát, yếu khớp cổ chân và viêm khớp.

Điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ điều trị bong gân, căng giãn và gãy xương mà không phẫu thuật bằng cách sử dụng nẹp hay bó bột nếu chấn thương nhẹ. Trong trường hợp gân bị rách hay gãy xương nghiêm trọng, bạn có thể phải cần phẫu thuật nhằm giúp:

  • Tái cấu trúc lại xương là khớp ở khớp cổ chân;
  • Loại bỏ mô tổn thương;
  • Kéo dài cơ bắp chân để giảm áp lực lên gân Achilles;
  • Kết hợp các xương ở khớp cổ chân để chúng ổn định hơn;
  • Thay khớp khớp cổ chân.

Dù có hay không phẫu thuật, bạn có thể cần dùng thuốc để kiểm soát đau do chấn thương. Lựa chọn không phẫu thuật bao gồm:

  • Uống thuốc giảm đau;
  • Uống thuốc giảm sưng và viêm (như aspirin hay ibuprofen);
  • Nghỉ ngơi và nâng cao khớp cổ chân;
  • Chườm đá để giảm sưng;
  • Chèn gạc hay bó bột để cố định;
  • Tiêm Cortisone (steroid) để giảm sưng và đau.

Sau điều trị, bạn có thể phải tập vật lý trị liệu để có thể hoạt động lại như cũ. Bạn sẽ thực hiện với bác sĩ hoặc liệu pháp liên để lên kế hoạch cho chương trình tập luyện tại nhà hay với chuyên gia. Bạn có thể mất vàì tháng để đi lại bình thường mà không khập khiễng.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thần giao cách cảm là gì? 4 điều bí ẩn bạn chưa biết

(83)
Có bao giờ bạn gặp hai người hiểu nhau tới độ không cần mở lời cũng hiểu đối phương muốn nói gì? Nếu biết hiện tượng thần giao cách cảm là gì, ... [xem thêm]

Những hiểu lầm về lỗ chân lông có thể bạn chưa biết

(37)
Mỗi chúng ta đều có vô số các lỗ chân lông trên làn da. Điều khác biệt giữa mỗi người chỉ nằm ở kích thước của từng dạng lỗ chân lông. Lỗ chân ... [xem thêm]

Chỉ số axit uric cao khi mang thai: Nguy cơ và cách phòng tránh

(65)
Mẹ bầu nên cẩn thận với tình trạng chỉ số axit uric cao bởi nó có thể khiến bạn mắc phải những biến chứng thai kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thai ... [xem thêm]

Máy rửa mặt và 6 lầm tưởng cần thay đổi ngay

(74)
Mặc dù xuất hiện trên thị trường từ rất lâu nhưng hiện nay việc sử dụng máy rửa mặt để làm sạch sâu làn da vẫn đang là xu hướng chăm sóc da được ... [xem thêm]

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm

(52)
Những yếu tố khiến trầm cảm nặng hơn gồm: tâm lý lo lắng, chấn thương hoặc dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm chiếm phần ... [xem thêm]

Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em

(34)
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến ... [xem thêm]

Chế biến nhanh 8 món với cải bó xôi cho bé ăn dặm

(32)
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng vì có chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, hãy chế biến cải bó xôi cho bé ăn ... [xem thêm]

Tìm hiểu 7 công dụng sức khỏe tuyệt vời của củ dền

(90)
Củ dền đã trở nên quá quen thuộc với các bà nội trợ và được xem như thực phẩm hàng đầu cho món canh trong bữa cơm mọi gia đình. Với giá trị dinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN