Trẻ mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách giảm nhẹ triệu chứng

(4.29) - 88 đánh giá

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường diễn ra khi bé được 2 tuổi hoặc giữa 23 đến 33 tháng. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu và sốt nhẹ.

Mọc răng hàm là giai đoạn cuối cùng trong hành trình phát triển răng sữa của bé yêu và trở thành một trải nghiệm khó chịu cho trẻ sơ sinh, cũng như đối với không ít ông bố bà mẹ bởi bạn có thể cảm thấy bất lực khi chẳng biết phải làm gì để bé yêu dễ chịu hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu về tình trạng trẻ mọc răng hàm cũng như biện pháp giúp đỡ và lưu ý cần nhớ.

Khi nào trẻ mọc răng hàm?

Răng hàm là răng cuối cùng xuất hiện và chúng có thể mọc vào cùng một lúc. Mặc dù thời gian chính xác của giai đoạn này khác nhau nhưng hầu hết trẻ mọc răng hàm trong khoảng từ 13 đến 19 tháng ở hàm trên và 14 đến 18 tháng ở hàm dưới.

Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là gì?

Mọc răng hàm sẽ gây ra sự khó chịu đáng kể và một đứa trẻ đôi lúc sẽ không thể truyền đạt được nguyên nhân của cơn đau. Do vậy, bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm, chẳng hạn như:

  • Cáu gắt
  • Lợi có màu đỏ
  • Chảy nước dãi
  • Trẻ nhai đồ vật hoặc quần áo
  • Bé tỏ ra khó chịu khi bị chạm vào lợi

Khi bé mọc răng hàm, con sẽ không sốt quá cao hoặc khó chịu dạ dày. Tuy nhiên, đôi lúc trẻ sẽ bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, nhiều trẻ trong độ tuổi tập đi không có dấu hiệu khó chịu và tỏ ra khá thoải mái với thời kỳ mọc răng hàm trong khi một số bé khác lại trải qua quãng thời gian mệt mỏi. Thêm vào đó, trẻ có thể gặp phải tình trạng đau đầu.

Các triệu chứng trẻ mọc răng hàm dường như trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khi bé đã mệt mỏi cũng như không có nhiều thứ giúp con phân tán sự chú ý khỏi cơn đau.

Giảm đau cho bé mọc răng hàm như thế nào?

Khi bé mọc răng hàm, bạn có thể giúp con giảm bớt cơn đau và sự khó chịu bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thuốc giảm đau vẫn được sử dụng như phương án cuối cùng, tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Biện pháp khắc phục đau răng ở trẻ tại nhà

Bạn hãy thử một trong những cách sau:

  • Đặt một miếng băng gạc mát đã thấm ướt lên nướu của bé
  • Đặt một cái muỗng lạnh giữa hai hàm răng (nhưng đừng để con cắn muỗng)
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên vùng da quanh miệng để ngăn ngừa nứt và khô do chảy nước dãi

Cha mẹ và người chăm sóc phải luôn quan sát khi sử dụng đồ chơi cho trẻ mọc răng, thìa hoặc thiết bị khác để giảm đau cho trẻ mọc răng hàm. Các biện pháp phân tán sự chú ý như tô màu, hát và nhảy múa cũng có thể giúp bé ít nghĩ tới các cơn đau.

Thức ăn cho bé mọc răng hàm

Thực phẩm cứng, giòn cũng có thể hỗ trợ con yêu vượt qua giai đoạn này. Không giống như các bé mới mọc răng, trẻ mới biết đi có thể nhai thức ăn kỹ hơn trước khi nuốt, nhưng bé vẫn phải luôn được giám sát.

Bạn hãy thử cho con ăn cà rốt, táo hoặc dưa chuột gọt vỏ và khuyến khích bé nhai phía đang cảm thấy khó chịu. Khi cho trẻ ăn, bạn nhớ cắt nhỏ để hạn chế hóc dị vật. Trái cây ướp lạnh cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm đau khi trẻ mọc răng hàm.

Đồ vật cần tránh sử dụng khi trẻ mọc răng hàm

Vòng ngậm cho bé mọc răng có thể không hữu ích vì chúng được thiết kế chủ yếu cho trẻ mới bắt đầu mọc răng cửa. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho con đeo bất kỳ đồ vật nào quanh cổ, chẳng hạn như vòng hổ phách mọc răng. Đây là loại vòng khá được ưa chuộng bởi các bố mẹ cho rằng cơ thể bé sẽ làm nóng hổ phách, khiến nó tiết ra dầu có chứa axit succinic.

Theo lý thuyết, axit succinic được hấp thụ vào máu, giúp bé dễ dàng giảm đau khi mọc răng hàm. Tuy nhiên, đó chỉ là lời quảng cáo, bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra lời cảnh báo rằng sản phẩm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ khiến con yêu ngạt thở nếu chẳng may nuốt phải mà còn chẳng đem lại hiệu quả thực sự.

Bạn cũng nên tránh để trẻ nhai đồ chơi bằng nhựa cứng. Những thứ này có thể làm tổn thương răng của trẻ và tăng nguy cơ trẻ nhiễm phải các chất nhựa có hại, thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm từ mủ cao su hoặc silicone.

Thuốc giảm đau cho bé mọc răng hàm

Acetaminophen (Tylenol) vẫn là thuốc giảm đau được khuyên dùng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve) không nên dùng cho trẻ bị hen suyễn. Trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn phải kiểm tra lại liều lượng chính xác với dược sĩ, chủ yếu dựa trên cân nặng của trẻ.

Chăm sóc trẻ mọc răng hàm như thế nào?

Bé mọc răng hàm không nhất thiết phải đưa đến nha sĩ, nhưng bạn hãy đưa con đi khám răng lần đầu trong vòng 6 tháng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên nhưng không được muộn hơn 1 tuổi.

Ngoài ra, bạn nên dạy con cách chăm sóc răng miệng ngay từ lúc còn nhỏ. Khi răng hàm vừa mọc lên, bố mẹ hãy nhẹ nhàng chải răng của con cũng như các khu vực xung quanh bằng kem đánh răng có chứa fluoride.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, kem đánh răng không được vượt quá kích thước của một hạt gạo. Đối với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, kích cỡ của kem không được lớn hơn một hạt đậu. Dĩ nhiên, trẻ nhỏ cần được quan sát trong khi đánh răng.

Sâu răng có xu hướng phổ biến nhất ở răng hàm khu vực trong và giữa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ không thể xỉa răng và đánh răng ở mặt sau cũng như phía trước. Chú ý đến vị trí của răng hàm có thể giúp bạn ngăn ngừa sâu răng cho bé tuổi bú bình.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng khó chịu là một phần bình thường của quá trình trẻ mọc răng hàm. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào của bé yêu. Bạn cũng có thể cân nhắc đến nha khoa nếu con tỏ ra vô cùng cáu kỉnh, khó chịu và mệt mỏi trong giai đoạn bé mọc răng hàm. Mặc dù không phổ biến, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy răng đang mọc sai hướng.

Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “Trẻ sốt mọc răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết” để biết thêm thông tin.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiện tượng sẩy thai không hoàn toàn: Vì sao lại xảy ra?

(48)
Sẩy thai không hoàn toàn là điều chẳng ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ chính bản thân mẹ bầu cho đến yếu tố môi trường. Sẩy ... [xem thêm]

Trị rụng tóc tận gốc bằng 6 giải pháp này

(21)
Mỗi ngày, một người rụng mất khoảng 50-100 sợi tóc là chuyện bình thường. Nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy mái tóc dày mượt trước kia nay trở nên mỏng, ... [xem thêm]

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(19)
Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

Những lưu ý cho phụ nữ khi điều trị bệnh tiểu đường

(24)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Những biến chứng liên quan đến bệnh đau nửa đầu

(54)
Một số biến chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trên vài người bệnh, đa số bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bạn cần tìm hiểu thêm ... [xem thêm]

Bà bầu bị bệnh tim: Cẩn tắc vô ưu!

(84)
Liệu những bà bầu bị bệnh tim có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường nhật? Làm thế nào để trẻ sinh ra có sức khỏe tốt và không bị các di chứng ... [xem thêm]

Trẻ trong tình trạng nào thì không nên chích ngừa vaccine?

(29)
Tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác có thể góp phần quyết định trẻ có thể tiêm loại vacxin nào đó không. Thông thường, bác sĩ sẽ để trẻ khỏe hẳn ... [xem thêm]

Dự đoán tình yêu qua vóc dáng của phụ nữ

(73)
Đàn ông thường “yêu bằng mắt” nên vóc dáng của phụ nữ cũng là một yếu tố ngoại hình giúp dự đoán đôi điều về chuyện tình duyên. Thực hư điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN