10 cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

(4.1) - 22 đánh giá

Những cách làm giảm nhịp tim đập nhanh được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn xử lý kịp thời tình trạng trống ngực, tim đập nhanh hay lo âu.

Những người có vấn đề tim mạch có lẽ luôn lo lắng khi bị tim đập nhanh hay trống ngực. Tuy nhiên, chỉ cần biết 10 cách làm giảm nhịp tim sau đây, bạn sẽ kiểm soát được tình hình.

1. Cách nào giúp làm giảm nhịp tim đập nhanh? Hãy uống đủ nước

Nước là thành phần rất quan trọng với sức khỏe. Thiếu nước dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu nên có thể khiến nhịp tim đập nhanh.

Bạn nên uống đủ 2 lít nước một ngày và nên uống từng ngụm nhỏ, kể cả khi không khát. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, tránh nguy cơ tim đập nhanh và đánh trống ngực.

2. Làm mát cơ thể giúp tim đập chậm lại

Nhiệt độ tăng cao dễ khiến tim đập nhanh. Do đó, làm mát cơ thể sẽ giúp bạn kiểm soát nhịp tim. Cách đơn giản để hạ nhiệt độ cơ thể là mặc đồ thoáng mát, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước…

3. Cách trị tim đập nhanh tại nhà: Bổ sung chất điện giải

Thói quen ăn trái cây có thể giúp bạn bổ sung các chất điện giải

Kali, Canxi, Natri, Magie là các chất điện giải liên quan đến hoạt động co bóp của cơ tim nên việc rối loạn nồng độ các chất điện giải cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Do vậy, bổ sung nước và các chất điện giải là cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản.

Bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều Kali như táo, chuối, cam, nước dừa. Bạn cũng nên bổ sung Magie cho cơ thể bằng các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc, yến mạch. Sữa, phô mai, tôm, cua là những thực phẩm giàu Canxi cũng rất cần thiết. Với Natri, bạn nên bổ sung bằng các loại thực phẩm từ sữa, thịt… tránh bổ sung Natri bằng muối hay bột canh.

4. Cách làm giảm nhịp tim đập nhanh là tránh xa chất kích thích

Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể khiến cơ thể tiết quá nhiều hormon gây co mạch, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim và khiến tim đập nhanh. Ngoài ra, thức uống có cồn dễ dẫn đến những cơn nhịp tim nhanh tiềm ẩn. Bạn nên tránh rượu bia, thuốc lá vì đây cũng là một cách làm giảm nhịp tim đập nhanh.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục quá sức sẽ gây áp lực cho tim. Song nếu không hoạt động thể chất, bạn cũng khó giữ cho tim hoạt động ổn định. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người bị rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh, nhịp chậm hay không đều) vẫn nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga… Nếu được, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luận viên thể chất để xác định cường độ cũng như loại hình tập luyện phù hợp với thể trạng.

6. Ho giúp nhịp tim trở lại bình thường

Ho có thể giúp tim của bạn đập chậm lại

Trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, bạn có thể ho để giúp tạo áp lực lên thành lồng ngực khiến tim đập chậm lại. Đây là một cách làm giảm nhịp tim đập nhanh bạn có thể thử để bớt hồi hộp trước những sự kiện quan trọng.

7. Ổn định nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Bạn có thể làm giảm nhịp tim đập nhanh bằng nghiệm pháp Valsalva. Để thực hiện nghiệm pháp này, bạn hít sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai và giữ trạng thái đó trong 5 giây sau đó thở ra từ từ.

Nghiệm pháp Valsalva ban đầu có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn, nhưng sau đó sẽ từ từ giảm xuống. Những người nhịp tim nhanh do nhồi máu cơ tim, hở van động mạch chủ hoặc hẹp động mạch cảnh không nên thực hiện nghiệm pháp này.

8. Thư giãn để làm tim đập chậm lại

Nếu nhịp tim của bạn đập quá nhanh, bạn có thể nằm xuống giường hoặc nơi nào đó sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Bạn cũng có thể ngồi trong tư thế thả lỏng, hít thở sâu để làm giảm nhịp tim một cách tự nhiên.

Bạn có thể làm dịu tâm trí bằng cách suy nghĩ tích cực, tưởng tượng những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái để cân bằng nhịp tim. Bạn cũng có thể ngồi thiền và hít thở chậm rãi cũng là cách làm giảm nhịp tim đập nhanh tại nhà.

9. Cách giảm nhịp tim đập nhanh bằng thuốc

Ở những người bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm nhịp tim gồm:

– Nhóm chẹn beta (Atenolol, Propranol) giúp thư giãn mạch máu, ngăn ngừa co mạch tăng nhịp tim.

– Thuốc chẹn kênh canxi (Nifdipin, Ditiazem, Verapamil…) giúp giãn mạch và chậm nhịp tim lại.

– Thuốc ức chế kênh kali (Amiodarone thường dùng là Cordaron) và nhóm thuốc ức chế kênh natri (Quinidin, Procainamid, flecainide…) giúp kéo dài thời gian dẫn truyền giúp tim đập chậm lại.

Tuy nhiên, với cách làm giảm nhịp tim đập nhanh tại nhà bằng thuốc, bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng thuốc.

Bạn lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, gây khó khăn cho việc kiểm soát nhịp tim và làm tổn thương tim.

10. Cách làm giảm nhịp tim đập nhanh bằng thảo dược

Ngược lại với các thuốc điều trị, Khổ sâm – thảo dược quý cho người bị rối loạn nhịp tim lại phù hợp và hiệu quả với tất cả những người bị nhịp tim nhanh, tim bỏ nhịp.

Nhiều bằng chứng cho thấy hai hoạt chất sinh học oxymatrine và matrine trong Khổ sâm có khả năng điều hòa nồng độ chất điện giải (ion Kali, Natri, Canxi) ở tế bào cơ tim. Vậy nên, hai hoạt chất này có thể giúp ổn định điện thế trong tim, làm tim đập chậm lại, ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp.

Các nghiên cứu sau này còn phát hiện tác dụng giảm nhịp tim của Khổ sâm gần tương tự như nhóm thuốc thuốc chẹn beta – thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến nhất hiện nay. Cả hai thuốc đều có thể ức chế giải phóng các chất gây co mạch, làm tăng nhịp tim khi người bệnh lo lắng, căng thẳng quá mức. Đặc biệt Khổ sâm không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức nên giảm thiểu những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lợi ích kem dưỡng ẩm giúp da bạn luôn mịn màng

(23)
Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng kem dưỡng ẩm có thật sự cần thiết hay không? Giống như tất cả các quy trình chăm sóc da khác, dưỡng ẩm là một ... [xem thêm]

Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết

(83)
Mùa mưa là mùa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh đã có từ rất lâu nhưng không phải ... [xem thêm]

Làm thế nào khi bé ngã từ trên giường xuống đất?

(33)
Đa số các bậc cha mẹ đều cho con ngủ nôi hoặc cũi trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số bậc cha mẹ thích cho bé ngủ giường chung với mình. Ngủ ... [xem thêm]

Đảm bảo an toàn ở khu vui chơi cho con: chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

(49)
Khu vui chơi là nơi trẻ có thể là chính mình và khám phá mọi thứ. Các thiết bị vui chơi ở đây luôn hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm cho trẻ. ... [xem thêm]

Cách làm mứt khoai lang vàng ươm đón Tết

(14)
Nếu biết cách làm mứt khoai lang ngon, khách đến chơi nhà sẽ trầm trồ khen ngợi tay nghề của bạn khi nhâm nhi cùng tách trà nóng đầu năm đấy.Khoai lang từ ... [xem thêm]

Thiếu ngủ

(66)
Thiếu ngủ thường là một tình trạng xảy ra do ảnh hưởng của một bệnh lý khác hay áp lực từ cuộc sống, công việc, học tập… Từ đó, chúng gây ra các ... [xem thêm]

Bạn có đang bị dị ứng với mùi hương?

(71)
Đừng xem thường việc dị ứng mùi hương vì nó có thể gây ra cho bạn những hiểm họa khó lường đấy. Hãy thử xem bạn có đang bị dị ứng mùi hương hay ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về dị ứng thức ăn

(98)
Dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại trong thức ăn. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh sau bữa ăn. Các triệu chứng này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN