4 tiêu chí trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bố mẹ cần biết

(3.88) - 42 đánh giá

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Với những gia đình có con nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc thực phẩm ở các bé là nền tảng để bảo vệ sức khỏe cho con.

Trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nhiều bậc cha mẹ vì không biết rõ nguyên nhân và cách sơ cứu kịp thời mà khiến trẻ bị mất nước và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi nạn nhân sử dụng thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, chất độc (độc tố) hoặc hóa chất. Khi nói đến ngộ độc thực phẩm, chúng ta thường nghĩ đến bệnh viêm dạ dày – ruột như nhiễm trùng đường ruột thường gây ra tiêu chảy và có thể kèm theo nôn ói. Tuy nhiên, đôi khi có thể có các triệu chứng khác như cảm giác buồn nôn và đau chướng bụng, có thể phát sinh từ việc ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là do:

Vi khuẩn

Campylobacter được xem là loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn phổ biến nhất. Các vi khuẩn khác có thể gây ngộ độc thực phẩm bao gồm Salmonella, Escherichia coli (viết tắt là E. coli), Listeria, Shigella và Clostridium perfringens.

Virus

Một số loại virus, chẳng hạn như norovirus hoặc rotavirus, có thể làm ô nhiễm thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm.

Ký sinh trùng

Đây là một loại sinh vật khác với vi khuẩn. Ký sinh trùng là những sinh vật sống bên trong hoặc bên trên một số sinh vật khác, ví dụ như Cryptosporidium, entamoeba histolytica và Giardia parasites. Ngộ độc thực phẩm gây ra bởi ký sinh trùng gặp phổ biến hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Ngoài ra còn một loại ký sinh trùng phổ biến nữa gây ngộ độc thực phẩm là toxoplasma. Đây là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột của một số động vật, bao gồm cả mèo. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra nếu thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi phân của mèo bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thịt sống hoặc chưa qua chế biến của một động vật khác có mang ký sinh trùng này. Nhiễm toxoplasma được gọi là toxoplasmosis. Các triệu chứng của loại ngộ độc thực phẩm này bao gồm tình trạng các hạch bạch huyết bị sưng và đôi khi xảy ra phát ban da.

Độc tố và hóa chất

Độc tố được sản xuất bởi vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm độc thực phẩm, giống như các vi khuẩn. Ví dụ, vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể làm nhiễm độc trong kem và các độc tố của nó có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Loại vi khuẩn Bacillus cereus cũng có thể gây ngộ độc. Nếu người dùng ăn phải gạo bị nhiễm độc khi hâm nóng lại, các chất độc có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Nguyê n nhân khiến thực phẩm bị ô nhiễm

Việc thực phẩm bị ô nhiễm có thể xảy ra do những vấn đề trong khâu sản xuất, bảo quản hoặc chế biến.

Khâu bảo quản

Khi ta không cất giữ thực phẩm đúng cách hoặc không giữ ở nhiệt độ phù hợp như không đủ làm lạnh thực phẩm, đặc biệt là đối với thịt và các sản phẩm từ sữa.

Khâu chế biến

Nấu thức ăn không hợp lý (nấu chưa chín hoặc không nấu đủ nóng) sẽ không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong thịt sống, kể cả thịt gia cầm. Nấu chín và kỹ thực phẩm sẽ giết chết vi khuẩn.

  • Ngộ độc bởi người sử dụng thực phẩm không tuân thủ các quy tắc về vệ sinh thực phẩm và không rửa tay đúng cách;
  • Nhiễm bẩn từ các thực phẩm khác (lây nhiễm chéo). Ví dụ, bạn không rửa tấm thớt đã thái thịt sống rồi bạn cắt một miếng bánh mì cũng trên tấm thớt đó. Bạn để thịt sống trong tủ lạnh, trên thực phẩm chín và nước từ thịt sống nhỏ giọt vào thức ăn bên dưới. Vi khuẩn cũng có thể có trong sữa và phô mai không được khử trùng. Bình thường quá trình thanh trùng sẽ giết chết vi khuẩn.

Để tránh cho trẻ không bị ngộ độc thực phẩm, tốt nhất là bảo đảm ăn chín uống sôi. Bố mẹ cũng nên chọn những thực phẩm chế biến an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều khiến bạn trở thành người béo phì

(45)
Thừa cân béo phì hay còn gọi là bệnh béo phì là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Vậy ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

(20)
Stress dường như đã trở thành vấn đề không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress ... [xem thêm]

Botox và filler: Cân nhắc kỹ trước khi bạn làm đẹp

(68)
Bạn đã từng cân nhắc tiêm botox và filler để trẻ hóa da mà không cần phải phẫu thuật? Nhiều người vẫn nghĩ botox và filler giống nhau nhưng thực chất đây ... [xem thêm]

Những quan niệm sai lầm về hiến tạng

(33)
Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

Vấn nạn bạo lực học đường đang tràn lan, bạn có chắc con mình được an toàn?

(86)
Dù ngôi trường con bạn đang theo học có tốt đến đâu thì tình trạng bạo lực học đường vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tìm hiểu các biểu hiện của ... [xem thêm]

Chấm dứt đau lưng sau sinh dễ dàng với 4 cách

(43)
Đau lưng sau sinh là một vấn đề hoàn toàn bình thường đối với các bà mẹ. Tuy nhiên, lại có nhiều bà mẹ sau sinh bị đau lưng kéo dài nhiều tháng. Triệu ... [xem thêm]

Phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

(75)
Bạn có biết bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp ... [xem thêm]

14 câu chuyện ý nghĩa bạn kể cho bé nghe mỗi đêm

(95)
Tham khảo: Đo chỉ số khối cơ thể BMI cho bé nhanh, chính xác Trẻ nhỏ rất thích nghe kể chuyện. Việc kể chuyện đem lại cho trẻ nhiều lợi ích. Vì vậy, bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN