[Bác sĩ tư vấn] Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

(4.44) - 95 đánh giá

Trào ngược dạ dày không những gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn khiến bạn có nguy cơ dẫn đến viêm hô hấp, thậm chí ung thư thực quản. Liệu có cách nào giúp bạn chữa trào ngược dạ dày an toàn và hiệu quả?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên đi ngược vào đường dẫn nối miệng và dạ dày (thực quản) và gây loét, tổn thương niêm mạc thực quản. Vì thế, việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đồng thời, việc phòng ngừa các nguyên nhân gây trào ngược cũng là điều quan trọng trên con đường chiến đấu chống lại bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 15 nguyên nhân trào ngược dạ dày và cách chữa trị

Bạn có thể nhận biết sớm để và rút ngắn thời gian điều trị bằng cách quan sát các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày sau đây:

• Ợ hơi: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Cơ vòng thực quản không thể giữ khí sinh ra trong dạ dày và đẩy hơi lên vùng miệng khiến bạn bị ợ hơi.

• Ợ nóng và ợ chua: Xảy ra do thành phần của dịch dạ dày gồm một chút axit trào ngược lên thực quản gây nóng rát từ vùng thượng vị và lên tận cổ họng, tạo vị chua.

• Tiết nước bọt nhiều: Cơ thể phản xạ tăng tiết nước bọt có tính kiềm nhiều hơn nhằm giúp trung hòa bớt axit gây tổn thương.

• Buồn nôn: Khi bệnh ở giai đoạn nặng, các chất trào ngược lên thực quản bao gồm hơi, dịch vị và thức ăn tạo cảm giác buồn nôn, nôn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn.

• Khó nuốt: Thực quản bị viêm, sưng tấy sẽ gây khó khăn không chỉ trong việc nuốt thức ăn, mà còn khó uống nước và nuốt nước bọt. Khó nuốt là triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản.

• Đau tức ngực: Axit trào ngược làm kích thích các thần kinh niêm mạc thực quản, tạo cảm giác đau vùng ngực.

• Đắng miệng: Tình trạng đắng miệng xảy ra do dịch mật bị trào ngược. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc 2 bệnh trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bạn không nên chủ quan

Bạn cần thăm khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm như đau tức ngực dữ dội, nôn ra máu, phân có màu đen. Những triệu chứng này cho thấy bệnh đã có dấu hiệu loét gây xuất huyết.

Để chữa trào ngược dạ dày, bác sĩ thường sẽ tư vấn trước tiên nên thử điều chỉnh lối sống và dùng thuốc không kê đơn. Nếu tình trạng vẫn không thay đổi sau vài tuần, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật.

Để chữa trào ngược dạ dày an toàn và hiệu quả, bạn có thể áp dụng kết hợp 5 bí quyết sau đây:

1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Bạn nên thay đổi lối sống để giảm tần suất trào ngược axit dạ dày theo các lời khuyên sau đây:

• Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân có thể gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày lên và khiến axit trào ngược lên thực quản.

• Bỏ thuốc lá: Thói quen hút thuốc sẽ làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới.

• Nâng cao người khi nằm: Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng khi ngủ, hãy đặt thêm gối để nâng cơ thể từ thắt lưng trở lên để cải thiện triệu chứng.

• Không nằm ngay sau bữa ăn: Sau khi ăn xong, bạn nên đợi ít nhất 3 giờ mới nằm hoặc đi ngủ.

• Ăn chậm và nhai kỹ: Nếu bạn ăn nhanh sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và gây đau.

• Tránh thực phẩm, đồ uống gây kích ứng: Bạn nên tránh ăn thực phẩm béo hoặc chiên, sốt cà chua, rượu, chocolate, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine.

• Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo quá bó là nguyên nhân gây áp lực lên bụng và co thắt thực quản dưới.

2. Lên thực đơn chữa trào ngược dạ dày

Những món ăn vừa giúp hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày vừa tốt cho sức khỏe bao gồm:

• Bánh mì, bột yến mạch: Đây là những loại thực phẩm giúp hấp thụ lượng axit dư thừa tốt cho bệnh nhân tim mạch và trào ngược dạ dày thực quản. Thói quen sử dụng yến mạch vào buổi sáng giúp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, lượng chất xơ tự nhiên và hỗ trợ tốt cho mục tiêu giảm cân.

• Sữa chua: Sữa chua có chứa các men tiêu hóa và lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn, giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên dùng sữa chua mỗi ngày cùng với các loại hoa quả để tăng thêm hương vị.

• Thịt nạc: Các loại thịt nạc dễ tiêu như thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt gà… chứa ít chất béo giúp trung hòa axit và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bạn có thể chế biến bằng cách nướng, luộc, chiên các loại thực phẩm này.

• Nghệ và mật ong: Đây là hai loại thực phẩm được sử dụng phổ biến làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nghệ và mật ong còn hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhờ khả năng làm giảm tổn thương niêm mạc và giảm triệu chứng đau rát.

• Gừng: Đây là một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày tốt cho quá trình chữa trào ngược dạ dày. Gừng là một chất chống viêm tự nhiên thường dùng để điều trị bệnh đường tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng, chống viêm thực quản và hạn chế viêm loét dạ dày.

• Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh… là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các axit amin tốt cho sức khỏe.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì mới tốt?

3. Uống thuốc chữa trào ngược dạ dày

Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định sử dụng để điều trị và cải thiện triệu chứng là:

• Thuốc kháng axit: Loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng bằng cách trung hòa lượng axit trong dạ dày. Thuốc thường có tác dụng trong vòng vài phút sau khi uống và giúp giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, thuốc kháng axit có chứa nhôm, magie, canxi có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy và táo bón.

• Thuốc kháng histamin H2: Thuốc này giúp giảm sản xuất axit trong dạ dày và thường có tác dụng trong vòng 1 giờ sau khi dùng. Thuốc kháng histamin H2 hoạt động chậm hơn thuốc kháng axit nhưng giúp giảm triệu chứng lâu hơn, kéo dài từ 8 – 12 giờ. Bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

• Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc PPI có tác dụng ngăn chặn sản xuất axit và góp phần chữa trào ngược dạ dày. Đây là loại thuốc thích hợp cho những người thường xuyên bị ợ nóng và là cách điều trị hiệu quả đối với bệnh GERD. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm tăng nguy cơ viêm phổi và gãy xương, tuy nhiên những tác dụng phụ này thường ít xảy ra.

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc phối hợp 3 nhóm thuốc này để chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

4. Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Trong hầu hết các trường hợp, việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc là đủ để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, đôi lúc bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật nếu xuất hiện các biến chứng của GERD hoặc không thể kiểm soát bệnh hiệu quả dù đã điều chỉnh lối sống hay dùng thuốc.

Các loại phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày có thể bao gồm:

  • Thủ thuật Stretta
  • Phương pháp khâu nội soi
  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng
  • Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản
  • Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới

Nếu bạn quyết định lựa chọn phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thực quản, hãy thảo luận về chi phí thực hiện tùy thuộc vào mức bảo hiểm, bệnh viện, cách thức phẫu thuật và nhiều yếu tố khác.

5. Dùng thảo dược chữa trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh mãn tính dễ dàng tái phát nếu không điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các thuốc Tây y tuy có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng nhưng khó có thể sử dụng lâu dài do các tác dụng phụ, phương pháp phẫu thuật lại khá tốn kém nên không phải ai cũng có thể đáp ứng được.

Đông y từ lâu đã được chứng minh qua những bài thuốc cổ truyền với tác dụng tuy chậm nhưng hiệu quả mà lại ít tác dụng phụ trong việc điều trị các bệnh mãn tính như trào ngược dạ dày.

Thấu hiểu sự khó khăn của người bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastosic ra đời dựa trên nguyên tắc tác động vào nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày thực quản để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastosic (*) được bào chế với sự kết hợp của 3 nhóm thảo dược dựa trên quy tắc điều trị nguyên nhân như:

  • Nhóm thảo dược làm dịu thần kinh, giảm stress: Cúc La Mã, Cam thảo, Thương truật.
  • Nhóm thảo dược chống viêm, làm lành vết loét: CurmaNano (Nanocurcumin), Hoàng Liên, Cam Thảo, Hậu Phác.
  • Nhóm thảo dược giảm tiết axit, tăng co bóp ruột, kích thích tiêu hóa: Bán Hạ Bắc, Ngô Thù Du, Bạc Hà, Hậu Phác, Gừng.

Trên thực tế người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản thường không có căn nguyên gây bệnh riêng lẻ nên việc điều trị muốn thành công cần kết hợp nhiều cơ chế. Chính vì thế, Gastosic đã được nghiên cứu và phát triển dựa trên nguyên tắc giải quyết vấn đề trào ngược dạ dày thực quản theo đa cơ chế tác động. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tái phát trở lại.

Mục tiêu chữa trào ngược dạ dày thực quản có thành công hay không phụ thuộc hầu hết về phía người bệnh. Sự kiên trì chính là chìa khóa để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp cùng việc sử dụng thuốc và thảo dược theo đúng chỉ định, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vượt qua thách thức chăm con mắc hội chứng Down

(23)
Việc chăm sóc một đứa trẻ mắc hội chứng Down (bệnh Down) hẳn là một thách thức vô cùng to lớn song bạn cũng có những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn con ... [xem thêm]

4 kiểu quan hệ tình dục nguy hiểm mà bạn cần tránh

(71)
Tình dục là một hoạt động bình thường, lành mạnh và là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, “yêu” cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn và bạn tình nếu ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mắc chứng đau nửa đầu?

(42)
Đau nửa đầu là tình trạng gây ra bởi các cơn đau đầu theo từng hồi. Các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn mửa cũng rất phổ biến. Giữa các cơn ... [xem thêm]

Bài thuốc từ tỏi đen giúp bạn trị bệnh tại nhà

(70)
Màu sắc tỏi đen trông giống như bị cháy thành than khiến nhiều người ngần ngại không dám ăn. Thật ra, hương vị của tỏi đen không những thơm ngon hơn tỏi ... [xem thêm]

Vết bớt và các vấn đề da không đều màu

(53)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

Tế bào gốc cải thiện làn da của bạn như thế nào?

(17)
Hiện nay, tế bào gốc tủy răng được sử dụng rất phổ biến trong các liệu trình thẩm mỹ, với loại tế bào gốc này, làn da của bạn sẽ được thay mới, ... [xem thêm]

Bị co thắt âm đạo có nghiêm trọng không?

(28)
Tìm hiểu chungCo thắt âm đạo là hội chứng gì?Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật ... [xem thêm]

Cách làm sữa bí đỏ cho bé đơn giản nhưng ngon tuyệt

(86)
Cách làm sữa bí đỏ cho bé rất đơn giản, chỉ với vài bước, bạn đã có ngay món sữa bí đỏ thơm ngon, tốt cho sức khỏe của trẻ. Thời gian gần đây, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN