Cobanzyme®

(4.36) - 11 đánh giá

Tên gốc: vitamin B12 (cobamamide)

Phân nhóm: vitamin nhóm B/vitamin nhóm B, C kết hợp

Tên biệt dược: Cobanzyme®

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Cobanzyme® là gì?

Cobanzyme® thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân thiếu vitamin B12, thiếu sắt và thiếu máu xuất huyết, thiếu máu gây ra bởi chất độc hại và ma túy, điều trị bệnh gan (viêm gan, xơ gan), rối loạn thần kinh, viêm đa khớp, viêm thận, viêm dây thần kinh, xơ cứng vữa động mạch, trẻ em bại não, hội chứng Down, tổn thương thần kinh ngoại vi, các bệnh về da (bệnh vẩy nến, xơ vữa động mạch, viêm da do virus herpetiformis, viêm da tràn dịch màng phổi, phòng ngừa bệnh do chất độc phóng xạ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Cobanzyme® cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dành cho người lớn thiếu máu do sự thiếu hụt vitamin B12:

Liều dùng 100-200 mcg trong 2 ngày. Trong thiếu máu có các triệu chứng bệnh xơ tuỷ sống và thiếu máu về hệ thần kinh trung ương, bạn dùng 400-500 mg trong 7 ngày đầu tiên vào mỗi ngày, sau đó 1 lần mỗi 5-7 ngày.

Liều duy trì: nếu không có các biến cố về bệnh xơ vữa da, bạn nên dùng 100 mcg 2 lần/tháng. Với triệu chứng thần kinh, bạn nên dùng 200-400 mcg 2-4 lần/tháng.

Đối với bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng sau xuất huyết và thiếu máu sắt, bạn dùng khoảng 30-100 mcg 2-3 lần/tuần.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng về hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi, các bệnh thần kinh có hội chứng đau, bạn nên điều trị với liều tăng 200-500 mcg, liều duy trì là 100 mcg/ngày. Quá trình điều trị với Cobanzyme® là 2 tuần. Trong tổn thương chấn thương hệ thần kinh ngoại vi, bạn sử dụng liều 200-400 mcg mỗi ngày trong 40-45 ngày.

Khi bạn bị viêm gan và xơ gan, nên dùng 30-60 mcg/ngày hoặc 100 mg mỗi ngày trong 25-40 ngày.

Khi bạn bị bệnh xơ tuỷ sống, xơ cứng động mạch liều tiêm vào ranh cột sống là 15-30 mcg, dần dần tăng liều 200-250 mg.

Trong giai đoạn phơi nhiễm của bệnh thần kinh tiểu đường, bạn dùng liều 60-100 mcg mỗi ngày trong 20-30 ngày.

Để dự phòng thiếu vitamin B12: bạn nên tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 mg/lần/tháng.

Để điều trị bạn nên tiêm bắp/tim tĩnh mạch 1 mg mỗi ngày trong 1-2 tuần, liều duy trì 1-2 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi tuần sau đó duy trì vào mỗi tháng

Liều dùng thuốc Cobanzyme® cho trẻ em như thế nào?

Khi trẻ bị thiếu máu cục bộ – bạn nên cho trẻ dùng 100 mg trước khi cải thiện lâm sàng.

Khi thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ non tháng, bạn nên cho trẻ dùng 30 mcg/ngày trong 15 ngày.

Nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, hội chứng Down và bại não – mỗi ngày 15-30 mcg.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Cobanzyme® như thế nào?

Cobanzyme® được sử dụng bằng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, uống trực tiếp.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Cobanzyme®?

Khi dùng thuốc bạn sẽ bị rơi vào trạng thái hưng phấn. Đối với hệ tim mạch: đôi khi bạn sẽ bị đau tim, nhịp tim nhanh. Bạn cũng có thể mắc phản ứng dị ứng: hiếm khi bạn bị nổi mề đay.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Cobanzyme®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Cobanzyme®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng),
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí.

Khi sử dụng thuốc bạn nên cẩn thận với một liều duy nhất của Cobanzyme® 100 mcg. Trong quá trình điều trị nên thường xuyên theo dõi máu và quá trình đông máu. Không thể tiêm phối hợp một ống tiêm với dung dịch cyanocobalamin của thiamine và pyridoxine.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Cobanzyme® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Cobanzyme® có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Cobanzyme® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Cobanzyme® bao gồm:

  • Thuốc ngừa thai bằng đường uống có thể làm giảm nồng độ cyanocobalamin trong huyết tương;
  • Thuốc chống co giật đã làm giảm hấp thu;
  • Neomycin, axit aminosalicylic, colchicin, cimetidin, ranitidine, thuốc kali làm giảm sự hấp thu cyanocobalamin từ ruột;
  • Thiamine có thể làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng;
  • Khi sử dụng chloramphenicol trên ruột có thể làm giảm tác dụng tạo máu của cyanocobalamin dẫn đến thiếu máu.

Thuốc Cobanzyme® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Cobanzyme®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Cobanzyme® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Cobanzyme® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Cobanzyme® có những dạng và hàm lượng sau: dạng viên nang, vitamin B12 1mg.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc nevirapine

(10)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc nevirapine là gì?Nevirapine được sử dụng chung với các loại thuốc trị bệnh HIV khác để giúp kiểm soát việc bệnh nhiễm ... [xem thêm]

Ondansetron là gì?

(22)
Thuốc ondansetron là thuốc chống nôn thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3.Tác dụngTác dụng của ondansetron là gì?Ondansetron được dùng riêng lẻ hoặc ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamogan Tuệ Linh có tác dụng gì?

(18)
Thành phần: Phospholipid đậu nành châu Âu (Chiết xuất tinh khiết từ đậu nành châu Âu), nần nghệ, tinh chất tỏi, cao lá sen, cao cà gai leo.Phân nhóm: Thực phẩm ... [xem thêm]

Thuốc ho Bảo Thanh

(86)
Tên biệt dược: Thuốc ho Bảo ThanhPhân nhóm: Thuốc ho & cảmThành phần: Ô mai 12,5g; mật ong 25g; xuyên bối mẫu 10g; tỳ bà diệp 12,5g; sa sâm 2,5g; phục linh 2,5g; ... [xem thêm]

Fisherman’s Friend®

(22)
Tên gốc: mentholPhân nhóm: thuốc ho & cảmTên biệt dược: Fisherman’s Friend®Tác dụngTác dụng của thuốc Fisherman’s Friend® là gì?Fisherman’s Friend® thường ... [xem thêm]

Thuốc Gynostad®

(42)
Tên gốc: đồng sulfat + axit boricTên biệt dược: Gynostad®Phân nhóm: thuốc khử trùng & sát trùng daTác dụngTác dụng của thuốc Gynostad® là gì?Thuốc Gynostad® có ... [xem thêm]

Thuốc nalmefene

(83)
Tên gốc: nalmefeneTên biệt dược: Revex®Phân nhóm: thuốc hỗ trợ cai nghiệnTác dụngTác dụng của thuốc nalmefene là gì?Nalmefene có thể làm đảo ngược tác ... [xem thêm]

Mezapulgit

(60)
Thành phần: attapulgit hoạt tính 2,5g, magnesi carbonat 0,3g, nhôm hydroxyd 0,2gPhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: MezapulgitTác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN