10 cách giúp bạn xử lý cảm giác đau khi quan hệ

(3.61) - 73 đánh giá

Cảm giác đau khi quan hệ không những khiến bạn ngại gần gũi chồng mà còn biến chuyện ấy trở thành nỗi ám ảnh khó nói. Hãy tìm ra cách xử lý cơn đau càng sớm trước khi tình trạng sức khỏe và mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi nhé!

Hội sản Phụ khoa Hoa Kỳ cho biết có tới 75% phụ nữ trải qua cảm giác đau khi quan hệ. Cảm giác đau khi quan hệ do nhiều nguyên nhân như do một số bệnh lý, một số loại thuốc hay cấu trúc tử cung gây ra. Mỗi nguyên nhân gây đau khi quan hệ đều có cách giải quyết nên bạn hãy tìm hiểu nhé.

1. Đau khi quan hệ do kích ứng

Tình trạng kích ứng và đỏ ở phía ngoài âm đạo và âm hộ gây ra nhiều trở ngại khi quan hệ. Trường hợp này có thể do bạn bị kích ứng bởi một số loại sản phẩm chăm sóc da có tiếp xúc với vùng âm đạo như xà phòng, sữa tắm, dầu massage hay thậm chí là giấy vệ sinh. Thuốc nhuộm, nước hoa và các chất phụ gia trong các sản phẩm này có thể gây viêm âm đạo hoặc viêm ở vùng da xung quanh âm đạo.

Cách xử lý cơn kích ứng: Bạn hãy đợi khoảng vài ngày cho vùng âm đạo bị viêm phục hồi và không còn kích ứng. Bạn hãy lưu ý không nên bôi kem dưỡng da hay dưỡng ẩm vì có thể làm tình trạng này tệ hơn.

Khi sử dụng các loại sản phẩm tiếp xúc với âm đạo, bạn cần xem kỹ thành phần và các phụ gia hóa học xem mình có dị ứng với các chất này không. Tốt nhất là bạn hãy sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh viêm âm đạo.

2. Đau khi quan hệ do nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng âm đạo này có thể gây đau, ngứa và ra dịch âm đạo. Dịch âm đạo có thể cho bạn biết mình mắc chứng viêm nhiễm gì:

• Nếu dịch âm đạo có màu trắng, dày và gây ngứa, có thể bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo.

• Nếu dịch âm đạo có dạng lỏng, màu hơi xám và có mùi tanh thì âm đạo có thể đã bị nhiễm vi khuẩn.

• Những cơn đau vùng chậu và dịch âm đạo màu vàng xanh có thể là dấu hiệu một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc chlamydia.

Cách xử lý nhiễm trùng âm đạo: Nếu bạn bị đau và ra dịch âm đạo khi quan hệ thì hãy đi khám bác sĩ. Mặc dù một số loại kem trị nấm không kê đơn có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm nấm, nhưng bạn vẫn cần đi khám để đề phòng những trường hợp nhiễm trùng âm đạo nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị khác dựa trên kết quả khám và xét nghiệm.

3. Đau khi quan hệ do co thắt âm đạo

Chứng co thắt âm đạo (vaginismus) có thể làm âm đạo bạn khép chặt khi quan hệ. Âm đạo đóng làm quá trình xâm nhập khi quan hệ không chỉ gây đau đớn mà còn trở nên khó khăn.

Chứng co thắt âm đạo có dấu hiệu là những cơn co thắt đau đớn không chủ ý của âm đạo. Tuy nguyên nhân chứng này chưa rõ ràng nhưng một số phụ nữ có thể bị co thắt âm đạo do những chấn thương trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục.

Cách xử lý co thắt âm đạo: Bạn nên trao đổi với bác sĩ về hội chứng co thắt âm đạo vì đây không đơn thuần là trường hợp âm đạo đóng do lo lắng hoặc căng thẳng. Tình trạng này hoàn toàn có thể được chữa khỏi với một số bài tập giúp thư giãn cơ sàn chậu.

4. Đau khi quan hệ do khô hạn

Stress, các loại thuốc bạn dùng hoặc hormone có thể gây ra tình trạng khô âm đạo. Âm đạo bị khô hạn là lý do phổ biến nhất gây cảm giác đau khi quan hệ. Nếu bạn bị căng thẳng, lo lắng hay đã dùng các loại thuốc kháng histamine, màng nhầy âm đạo có thể bị khô.

Ngoài ra, việc suy giảm hormone estrogen sau khi sinh con, trong quá trình cho con bú hoặc tiền mãn kinh và mãn kinh đều có thể gây ra tình trạng khô hạn này.

Cách xử lý chứng khô âm đạo: Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi trơn để cải thiện tạm thời tình trạng khô hạn trong lúc cơ thể điều chỉnh estrogen hoặc bớt căng thẳng. Nếu tình trạng khô hạn xảy ra vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, lượng estrogen có thể sẽ không tăng lại, nhưng bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng khô hạn bằng cách tham khảo bác sĩ. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn một loại kem estrogen đặt âm đạo.

5. Đau khi quan hệ do u nang

Tình trạng u nang buồng trứng có thể gây đau ở bên buồng trứng có khối u. Dấu hiệu của chứng này là một cơn đau khá mạnh sau đó giảm dần. Những u nang chứa đầy dịch ở trong buồng trứng sẽ gây đau khá nhiều khi có lực cọ xát hoặc chạm vào âm đạo.

Cách xử lý u nang buồng trứng: Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng này, đặc biệt nếu bạn đang ở giai đoạn sau mãn kinh. Các u nang ở tuổi này có thể là dấu hiệu về một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với những phụ nữ trẻ, u nang buồng trứng không đáng lo ngại vì chúng đa phần là lành tính và có thể tự biến mất.

6. Đau khi quan hệ do u xơ tử cung

U xơ tử cung (fibroid) có thể gây ra đau đớn nếu các khối u bị đụng trúng khi quan hệ. Dấu hiệu u xơ tử cung là một cơn đau dữ dội trong âm đạo. Một nghiên cứu năm 2014 trên tờ Sexual Medicine cho thấy khi bị u xơ tử cung, phụ nữ có nguy cơ bị đau khi quan hệ cao hơn gấp 3 lần.

Những u xơ này có thể nhô ra tới âm đạo và khi bị dương vật chạm vào sẽ gây đau. Các dấu hiệu khác của u xơ tử cung có thể bao gồm chảy máu, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và cảm thấy đau ở vùng bụng dưới.

Cách xử lý u xơ tử cung: Đôi khi u xơ tử cung có thể nhỏ lại và tự biến mất và nếu u xơ này không gây ra biến chứng thì bác sĩ thường sẽ không can thiệp. Tuy nhiên, nếu bạn bị u xơ tử cung và bệnh này gây đau khi quan hệ cũng như nhiều trở ngại cho đời sống tình dục thì bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc tiến hành phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung một cách nhẹ nhàng nhất.

7. Đau khi quan hệ do lạc nội mạc tử cung

Nếu bạn đã thử mọi tư thế quan hệ nhưng vẫn thấy đau thì có thể bạn đã bị lạc nội mạc tử cung (endometriosis). Những đau đớn âm ỉ hay rất đau ở bất kì vị trí nào trong âm đạo có thể là dấu hiệu duy nhất của chứng này.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô nội mạc tử cung di chuyển ra ngoài tử cung và bám vào bất kỳ vị trí nào như buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Việc này làm nội mạc tử cung kém linh hoạt và có thể gây đau khi quan hệ.

Cách xử lý chứng lạc nội mạc tử cung: Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị lạc nội mạc tử cung, bạn có thể có 2 lựa chọn: một là uống các loại thuốc kiểm soát sự phát triển của mô nội mạc tử cung và giảm đau, thứ hai là phẫu thuật để cắt bỏ.

8. Đau khi quan hệ do ngả tử cung

Nếu bạn chỉ đau khi đối tác thâm nhập sâu thì có thể bạn bị ngả tử cung (tipped uterus). Tử cung thường thẳng hàng với cơ thể, tuy nhiên một số phụ nữ có tử cung ngả trước hoặc ngả sau so với khung xương chậu. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gặp phải cảm giác đau khi quan hệ nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng mang thai của bạn.

Cách xử lý chứng ngả tử cung: Để ngăn ngừa cảm giác đau khi quan hệ do ngả tử cung, bạn nên bàn bạc để đối tác không thâm nhập quá sâu. Hoặc bạn có thể quan hệ ở tư thế nữ giới ở trên để có thể kiểm soát độ sâu của việc thâm nhập khi quan hệ.

9. Đau khi quan hệ vì sinh con

Việc sinh con có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng đáy chậu nằm giữa âm hộ và hậu môn. Trong quá trình sinh con, đôi khi bác sĩ phải rạch âm đạo của người mẹ để em bé dễ ra ngoài hơn và ngăn ngừa rách âm đạo.

Phần lớn những phụ nữ trải qua rạch âm đạo đều phục hồi tốt nhưng một số vẫn bị đau sau một thời gian dài kể cả khi bác sĩ đã cho biết họ hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng sau sinh trở lại.

Cách xử lý cơn đau sau rạch âm đạo: Bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để có các biện pháp cải thiện.

10. Đau khi quan hệ do làm chuyện ấy quá nhiều

Nếu bạn quan hệ quá thường xuyên, âm đạo có thể rát và đau. Quan hệ quá thường xuyên gây ra những chấn thương cho âm đạo, vì vậy nếu cảm thấy trong và ngoài âm đạo bị chà xát thì có nghĩa là bạn đã quan hệ quá mức.

Cách xử lý cơn rát âm đạo: Bạn nên mặc quần áo rộng và giữ vùng kín khô thoáng. Trong khoảng hơn một ngày, cảm giác đau khi quan hệ của bạn có thể chấm dứt.

Đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu của một chứng viêm nhiễm hay u xơ. Một số trường hợp nguyên nhân gây đau có thể tự biến mất, nhưng cũng có trường hợp bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Khi đã khắc phục được nguyên nhân gây đau khi quan hệ, bạn sẽ có thể tận hưởng giây phút bên chồng thật thoải mái.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc ức chế men chuyển: những điều bạn cần lưu ý

(46)
Thuốc ức chế men chuyển là một trong những loại thuốc phổ biến dùng trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà nó ... [xem thêm]

Suy giáp

(43)
Tìm hiểu chungBệnh suy giáp là bệnh gì?Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một ... [xem thêm]

Bạn biết gì về việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn?

(62)
Người ta ước tính có khoảng 5–10% phụ nữ thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Thông thường, mỗi khi nhắc đến cụm từ “quan hệ hậu môn”, bạn ... [xem thêm]

Existential crisis: Đừng để khủng hoảng tồn tại khiến bạn chán đời!

(93)
Bạn có thể rơi vào khủng hoảng tồn tại hay còn gọi là existential crisis khi cảm thấy chán nản và mất định hướng trong suốt một thời gian dài. Existential ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân làm bé cười khi ngủ

(35)
Cười trong khi ngủ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ông bà cho rằng đó là lúc bé được bà mụ dạy. Còn khoa học lại chỉ ra rằng bé cười ... [xem thêm]

Dịch âm đạo có ổn hay không?

(46)
Dịch âm đạo được coi là “quản gia” trong hệ thống sinh sản nữ. Dịch âm đạo giúp loại bỏ các tế bào chết ra khỏi âm đạo đồng thời đóng vai trò ... [xem thêm]

Mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn sinh con thế nào?

(86)
Vượt cạn, sinh nở có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời làm mẹ của người phụ nữ. Việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN