Methylprednisolone

(4.19) - 15 đánh giá

Methylprednisolone là một glucocorticoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt. Các biệt dược chứa hoạt chất này có thể ở nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Viên nén: methylprednisolone 4mg, 16mg
  • Hỗn dịch tiêm: methylprednisolone 40mg/ml
  • Bột đông khô pha tiêm: methylprednisolone 40mg, 65,4mg, 125mg, 500mg

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc methylprednisolone gì?

Methylprednisolone thường được sử dụng để chữa các bệnh như:

  • Viêm khớp
  • Rối loạn máu
  • Dị ứng nghiêm trọng
  • Các bệnh về mắt, bệnh ngoài da hoặc liên quan đến thận, ruột và phổi
  • Rối loạn miễn dịch

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh ung thư, cũng có thể được sử dụng với các loại thuốc khác trong phác đồ điều trị rối loạn nội tiết tố.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc methylprednisolone cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị thương tổn da:

  • Dùng 40 – 120mg thuốc dạng muối axetat mỗi tuần tiêm bắp trong 1-4 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm khớp dạng thấp:

  • Dùng 40 – 120mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp mỗi tuần.
  • Đối với khớp lớn, dùng 20-80mg tiêm vào khớp
  • Đối với khớp trung bình, dùng 10-40mg tiêm vào khớp
  • Đối với khớp nhỏ, dùng methylprednisolone 4-10mg tiêm vào khớp

Liều thông thường cho người lớn bị hội chứng tuyến thượng thận sinh dục:

  • Dùng 40 mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp trong 2 tuần.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn dành cho chống viêm:

  • Dạng thuốc uống dùng methylprednisolone 4-48mg một ngày
  • Dạng muối natri succinate: dùng methylprednisolone 10-40mg tiêm tĩnh mạch trong 1 đến vài phút. Liều tiếp theo có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị sốc:

  • Dùng 30mg/kg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 4-6 giờ hoặc dùng 100-250mg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 2-6 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn ức chế miễn dịch:

  • Dạng thuốc uống dùng 4 – 48mg một ngày
  • Dùng 2-2,5mg/kg mỗi ngày tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp, giảm dần từ từ 2-3 tuần hoặc 250- 1000mg mỗi ngày một lần tiêm tĩnh mạch hoặc cách ngày cho 3-5 liều

Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị suyễn – cấp tính:

Đối với đợt hen suyễn cấp tính (dùng trong chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc theo liều lượng tại bệnh viện):

  • Dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch: dùng 40-80 mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày cho đến khi đo lưu lượng đỉnh thở là 70% hoặc bệnh nhân cảm thấy khỏe

Đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát:

  • Dạng thuốc uống: dùng 40-60 mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày trong 3-10 ngày. Lưu ý rằng bạn nên tiếp tục dùng cho đến khi các triệu chứng và giải quyết lưu lượng đỉnh thở của cá nhân ít nhất là 80%. Thông thường, bạn sẽ cần 3-10 ngày điều trị (khoảng 5 ngày trên trung bình) hoặc điều trị lâu hơn theo yêu cầu của bác sĩ
  • Dạng tiêm bắp (muối axetat): dùng 240mg (liều này dùng cho cơn bùng phát ở những người bị nôn ói hoặc không đáp ứng khi uống thuốc steroid)

Liều dùng thông thường cho người lớn suyễn – dự phòng:

  • Dạng thuốc uống: dùng 7,5 – 60mg hàng ngày, liều duy nhất vào buổi sáng hoặc buổi khác khi cần thiết để kiểm soát bệnh hen suyễn

Liều dùng thuốc methylprednisolone trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em chống viêm:

  • Dạng natri succinate: dùng trên 0,5mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
  • Điều trị liều cao: dùng 30mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 10-20 phút. Bạn có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, nhưng không dùng quá 48 đến 72 giờ

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị suyễn – cấp tính:

Trẻ dưới 11 tuổi:

Đối với đợt hen suyễn cấp tính (dùng trong chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc theo liều lượng tại bệnh viện):

  • Thuốc dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch: dùng 1-2mg/kg/ngày chia làm 2 lần (liều tối đa là 60mg/ngày) cho đến khi lưu lượng đỉnh thở là 70% hoặc bệnh nhân thấy khỏe hơn

Đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát:

  • Dạng thuốc uống: dùng 1-2mg/kg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày trong 3-10 ngày. Liều tối đa là 60mg/ngày. Lưu ý rằng bạn nên tiếp tục dùng cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoặc bệnh nhân đạt được lưu lượng đỉnh thở 80%. Thông thường, bạn sẽ cần 3-10 ngày điều trị (khoảng 5 ngày trên trung bình) hoặc điều trị lâu hơn theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Dạng tiêm bắp (muối axetat): dùng cho cơn bùng phát ở những trẻ bị nôn ói hoặc không đáp ứng khi uống thuốc steroids theo liều như sau:
    • Trẻ dưới 4 tuổi: dùng 7,5mg/kg liều duy nhất. Liều tối đa là 240mg
    • Trẻ 5-11 tuổi: dùng 240mg liều duy nhất

Trẻ 11 tuổi trở lên:

Đối với đợt hen suyễn cấp tính (dùng trong chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc theo liều lượng tại bệnh viện):

  • Dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch: dùng 40-80mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày cho đến khi lưu lượng đỉnh thở là 70% hoặc bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn

Đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát:

  • Dạng thuốc uống: dùng 40 – 60mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày trong 3-10 ngày. Lưu ý rằng bạn nên tiếp tục dùng cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoặc bệnh nhân đạt được lưu lượng đỉnh thở 80%. Thông thường, bạn sẽ cần 3-10 ngày điều trị (khoảng 5 ngày trên trung bình) hoặc điều trị lâu hơn theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Tiêm bắp (muối axetat): dùng 240mg (liều này dùng cho cơn bùng phát ở những người bị nôn ói hoặc không đáp ứng khi uống thuốc steroids)

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị suyễn – dự phòng:

Trẻ dưới 11 tuổi:

  • Cho trẻ dùng 0,25-2mg/kg/ngày một liều duy nhất vào buổi sáng hoặc buổi khác khi cần thiết để kiểm soát hen suyễn
  • Liều tối đa là 60mg/ngày.

Trẻ từ 11 tuổi trở lên:

  • Cho trẻ dùng 7,5-60mg uống hàng ngày một liều duy nhất vào buổi sáng hoặc buổi khác khi cần thiết để kiểm soát bệnh hen suyễn

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc methylprednisolone như thế nào ?

Methylprednisolone là một dạng của corticosteroid nên cần được dùng trong hoặc sau bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có hướng dẫn riêng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này.

Một lưu ý khác khi sử dụng thuốc này là bạn không được tự ý tăng liều dùng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Điều này không cải thiện sức khỏe nhanh hơn mà ngược lại, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý ngưng uống thuốc, kể cả khi sức khỏe có dấu hiệu cải thiện. Đột ngột dừng uống thuốc có thể dẫn đến một số triệu chứng như sụt cân, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt… Để ngăn chặn vấn đề này, bạn cần giảm liều dùng dần dần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bỏ lỡ một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc methylprednisolone?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có:

  • Vấn đề về thị lực
  • Triệu chứng sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở
  • Trầm cảm nặng, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường, động kinh (co giật)
  • Phân có máu hoặc màu hắc ín, ho ra máu
  • Triệu chứng viêm tụy (đau nặng ở bụng trên của bạn lan sang lưng, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh)
  • Hạ kali máu (lẫn lộn, nhịp tim không đều, khát cùng cực, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn)
  • Tăng huyết áp ác tính (nhức đầu, mờ mắt, ù trong tai của bạn, lo lắng, hoang mang, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật)

Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

  • Vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ), thay đổi tâm trạng
  • Nổi mụn trứng cá, da khô, mỏng da, bầm tím hoặc đổi màu
  • Vết thương lâu lành
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác quay cuồng
  • Buồn nôn, đau bụng, đầy hơi
  • Thay đổi hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực và eo)

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc methylprednisolone bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng methylprednisolone, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với methylprednisolone, aspirin, tartrazine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Nói với bác sĩ về những gì loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin), thuốc chữa viêm khớp, aspirin, azithromycin (Zithromax), clarithromycin (Biaxin), cyclosporine (Neoral, SANDIMUNE) , digoxin (Lanoxin), thuốc lợi tiểu, erythromycin, estrogen (Premarin), ketoconazole (Nizoral), thuốc tránh thai, phenobarbital, phenytoin (Dilantin), rifampin (Rifadin), theophylline (Theo-Dur) và các vitamin
  • Nếu bạn nhiễm nấm hoặc có vấn đề khác ở da, tuyệt đối không tự ý dùng methylprednisolone mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Báo cho bác sĩ về bệnh sử liên quan đến gan, thận, ruột hoặc bệnh tim, bệnh đái tháo đường, suy giáp, huyết áp cao, bệnh tâm thần, nhược cơ, loãng xương, nhiễm trùng mắt herpes, co giật, bệnh lao (TB) hoặc loét
  • Nói với bác sĩ dự định mang thai trong thời gian tới, đang có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc methylprednisolone, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu bạn chuẩn bị làm phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ về việc bạn đang dùng methylprednisolone
  • Nếu bạn có tiền sử viêm loét hoặc đang dùng liều lớn thuốc aspirin hay thuốc viêm khớp khác, hãy hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trong khi dùng thuốc này. Methylprednisolone có thể làm cho dạ dày và ruột của bạn nhạy cảm hơn với tác dụng kích thích của rượu, aspirin và các thuốc viêm khớp nào đó dẫn tới tăng nguy cơ loét.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc methylprednisolone có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với methylprednisolone là:

  • Aspirin (sử dụng hàng ngày hoặc liều cao)
  • Cyclosporine – nhóm thuốc ức chế miễn dịch
  • Insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường
  • Thuốc kháng nấm – itraconazole, ketoconazole
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS – efavirenz, nevirapine, ritonavir
  • Thuốc chống động kinh – phenobarbital, phenytoin và những loại khác
  • Thuốc kháng lao – rifabutin, rifampin, rifapentine

Thức ăn và rượu có tương tác với thuốc methylprednisolone không ?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc methylprednisolone?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đục thủy tinh thể
  • Suy tim sung huyết
  • Hội chứng Cushing (vấn đề tuyến thượng thận)
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng mắt
  • Glôcôm
  • Tăng đường huyết (đường trong máu cao)
  • Tăng huyết áp (cao huyết áp)
  • Nhiễm trùng (ví dụ như vi khuẩn, virus hoặc nấm)
  • Thay đổi tâm trạng, bao gồm trầm cảm
  • Nhược cơ (nhược cơ nặng)
  • Loãng xương (xương bị yếu)
  • Loét dạ dày, đang bệnh hoặc có tiền sử bệnh
  • Thay đổi tính cách
  • Dạ dày hoặc ruột vấn đề (ví dụ như viêm túi thừa, viêm loét đại tràng)
  • Bệnh lao
  • Nhiễm trùng nấm

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc methylprednisolone như thế nào?

Bảo quản theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Với thuốc uống, để thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Thuốc dạng tiêm hoặc bột pha tiêm sẽ được bảo quản theo đúng quy định tại các cơ sở y tế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc sắt gluconate

(31)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc sắt gluconate là gì?Sắt gluconate giúp bổ sung sắt, được sử dụng để điều trị hoặc phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt ... [xem thêm]

Desoximetasone

(85)
Tác dụngTác dụng của desoximetasone là gì?Desoximetasone dùng để điều trị các bệnh về da như (bệnh chàm, viêm da, dị ứng, phát ban). Desoximetasone giúp giảm ... [xem thêm]

Thuốc Systane®

(35)
Tên gốc: polyethylene glycol 400, propylene glycolTên biệt dược: Systane® – thuốc tra mắtPhân nhóm: thuốc trị khô mắt.Tác dụngTác dụng của thuốc Systane® là ... [xem thêm]

Thuốc Bepanthen®

(935)
... [xem thêm]

Thuốc BioPatch®

(548)
... [xem thêm]

Thuốc Diosmin STADA®

(13)
Tên gốc: diosmin, hesperidinTên biệt dược: Diosmin STADA®Phân nhóm: thuốc trị viêm tĩnh mạch & giãn tĩnh mạch.Tác dụngTác dụng của thuốc Diosmin STADA® là ... [xem thêm]

Thuốc fluocortolone

(13)
Tên gốc: fluocortoloneTên biệt dược: Ultraproct®, Ultralan®, Scheriproct®Phân nhóm: corticoid dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc fluocortolone là gì?Fluocortolone ... [xem thêm]

Nisoldipine

(82)
Tên gốc: nisoldipineTên biệt dược: Sular®Phân nhóm: thuốc đối kháng canxiTác dụngTác dụng của thuốc nisoldipine là gì?Nisoldipine được dùng chung hoặc không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN