Mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn sinh con thế nào?

(3.61) - 86 đánh giá

Vượt cạn, sinh nở có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời làm mẹ của người phụ nữ. Việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về đặc điểm mỗi giai đoạn sinh con là điều rất quan trọng đối với sự an toàn của sản phụ và thai nhi.

Để thiên thần nhỏ của gia đình bạn chào đời một cách suôn sẻ thì mẹ cần phải hiểu rõ từng giai đoạn trước, trong và sau khi lâm bồn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ nhiều thông tin bổ ích để có được một sự chuẩn bị chu đáo nhất cho từng chặng trong quá trình sinh con.

Mẹ sinh thường sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản là:

  • Chuyển dạ: cổ tử cung mở ra khoảng 10 cm;
  • Sinh con: thai nhi quay đầu xuống âm đạo và chui ra khỏi bụng mẹ;
  • Sau sinh: nhau thai được đẩy ra bên ngoài.

Giai đoạn chuyển dạ

Nếu đây là lần sinh nở đầu tiên thì giai đoạn này sẽ kéo dài từ 6 tiếng đến 36 tiếng đồng hồ. Trước khi sản phụ sinh, cổ tử cung thường dài và dày. Trong suốt những giờ đầu tiên, các cơ của tử cung co thắt mạnh để giúp làm mềm và thu hẹp lại cổ tử cung, từ đó cổ tử cung có thể giãn nở và mở ra hết mức có thể.

Trong suốt thời gian chuyển dạ, mẹ sẽ trải qua những hiện tượng sau:

  • Các cơn co thắt: một số cơn co thắt có thể vừa phải, khiến mẹ cảm thấy đau từng cơn. Một số khác thì có thể co thắt dữ dội và gây đau đớn nhiều hơn. Ban đầu các cơn co thắt thường ngắn và diễn ra trong khoảng từ 30-40 giây và không theo chu kì đều đặn. Một khi các cơn co thắt diễn ra chừng 5 phút hoặc hơn, báo hiệu cơ thể mẹ đã sẵn sàng chuẩn bị hạ sinh em bé của mình rồi đấy;
  • Tăng tiết dịch âm đạo: dịch nhầy có thể kèm máu tiết ra nhiều. Điều này xuất hiện vào ngày trước khi sinh hay một tuần trước đó;
  • Vỡ nước ối: túi nước ối bao quanh em bé sẽ vỡ ra để con có thể chui ra ngoài.

Giai đoạn hạ sinh

Giai đoạn 2 bắt đầu khi cổ tử cung mở hết mức và phần đầu thai nhi chúc xuống, chui ra khỏi tử cung và vào âm đạo (hay đường dẫn sinh). Nhiệm vụ của mẹ lúc này là cần lấy hết sức bình sinh và sự quyết tâm để rặn và đẩy em bé ra khỏi đường dẫn sinh. Quá trình sinh này mất khoảng 30 phút đến một giờ đồng hồ hoặc hơn. Tuy nhiên, giai đoạn 2 này cũng có thể kéo dài hơn nữa nếu bác sĩ sử dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng đối với sản phụ nhằm giảm các cơn đau.

Một số ít phụ nữ khi sinh cần phải có sự hỗ trợ với các dụng cụ sản khoa như kẹp (forcep) hay giác hút (ventouse). Tùy vào tình hình của mỗi sản phụ mà bác sĩ sản khoa sẽ lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất.

Giai đoạn sau sinh

Chặng cuối cùng trong hành trình vượt cạn của mẹ là giai đoạn đẩy nhau thai ra ngoài. Giai đoạn này có thể xảy ra theo hai cách:

  • Tự nhiên. Với cách này, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu nhau tách ra khỏi thành tử cung và yêu cầu sản phụ rặn nhẹ để đẩy nhau thai ra ngoài một cách tự nhiên. Điều này có thể mất khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi sinh. Trong quá trình chờ đợi để đưa nhau ra ngoài, mẹ cần cho con bú ngay đồng thời ôm ấp bé. Sự tiếp xúc trực tiếp trên da chính là liều thuốc tuyệt vời nhất giúp mẹ cảm thấy bình tĩnh và bớt căng thẳng hơn. Đây cũng là thời điểm tuyệt diệu nhất khi mẹ có thể ngắm nhìn hình hài mà mình đã mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày qua;
  • Dùng thuốc kích thích. Bác sĩ sẽ tiêm một liều ecbolic (thuốc thúc đẻ) vào chân sản phụ khi phần vai của trẻ sơ sinh lộ ra ngoài. Ecbolic có tác dụng thúc đẩy quá trình tách nhau thai và giúp điều hòa sự co thắt tử cung nhằm giảm thiểu mất máu và hỗ trợ tử cung trở lại trạng thái co thắt đàn hồi.

Vượt cạn có lẽ là một hành trình gian nan nhất của người phụ nữ với thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, bà bầu cần trang bị những thông tin để hiểu thêm về tử vi và tuổi của con để có thể đặt tên cho bé yêu của mình. Hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ phần nào biết được đặc điểm mỗi giai đoạn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần sinh nở sắp tới.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm?

(40)
Bạn có biết nhiều người vẫn tiếp tục quan hệ khi mang thai, ngay cả khi nước ối vỡ hoặc khi họ bắt đầu chuyển dạ? Hầu hết phụ nữ mang thai với sức ... [xem thêm]

Sử dụng tảo Spirulina giảm cân đúng chuẩn

(39)
Tảo Spirulina là thực phẩm có rất nhiều tác dụng “kỳ diệu” đối với cơ thể nhờ các thành phần làm đẹp và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, Sử dụng ... [xem thêm]

Đừng ăn 9 loại thực phẩm này khi bị bệnh (Phần 1)

(53)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

Phình mạch não có thể dẫn đến đột quỵ

(45)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

15 tác dụng của khoai lang mà có thể bạn chưa biết

(10)
Khoai lang là loại củ rất ngon và bổ dưỡng, có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết đến tác dụng của khoai lang ... [xem thêm]

Lộ diện các dạng nhiễm ký sinh trùng ở trẻ nhỏ

(70)
Đôi khi trẻ có các biểu hiện như nổi mụn nhọt bất thường, tiêu chảy, người mệt mỏi không giống với các triệu chứng như khi bị cảm lạnh, cảm cúm. ... [xem thêm]

Đa u tủy xương và những điều bạn cần biết

(77)
Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương pháp điều ... [xem thêm]

9 loại thảo dược giúp tăng ham muốn tình dục

(24)
Các loại thảo dược giúp tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ một cách tự nhiên, giúp cho đời sống các cặp đôi thêm viên mãn như nhân sâm, damiana, ca ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN