10 bí quyết chăm sóc da chân mềm mại như em bé

(3.69) - 54 đánh giá

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn mang những đôi xăng đan xinh xắn, giày hở gót thoải mái hay những đôi dép xỏ ngón nhẹ tênh. Nếu không biết cách chăm sóc da chân chu đáo, bạn sẽ chỉ muốn giấu kín đôi chân trong đôi giày thể thao vì e ngại các vết nứt hay chai sạn.

Các vết chai sạn, vết nứt và tình trạng da khô bắt đầu xuất hiện, khiến da chân của bạn vừa kém hấp dẫn vừa gây đau đớn. Vậy bạn nên bỏ túi 10 bí quyết chăm sóc da chân bằng các nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp nhà bạn hay có thể mua trong các cửa hàng tạp hóa và áp dụng thường xuyên nhé!

1. Chăm sóc da chân với baking soda

Nguồn: Brightside

Chúng ta đều biết rằng baking soda là một chất có rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt là tẩy tế bào chết, làm trắng răng tự nhiên, sử dụng như một nguyên liệu làm bánh…

Bạn hãy trộn 3 phần baking soda và 1 phần nước với nhau, thoa đều lên bàn chân và nhẹ nhàng xoa bóp, đặc biệt chú ý đến gót chân và ngón chân.

Nếu da quá khô, hãy sử dụng một miếng đá bọt hoặc dụng cụ chà chân. Cuối cùng, rửa sạch bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm.

2. Làm mềm da chân bằng giấm táo

Nguồn: Brightside

Giấm là một phương thuốc dành cho da khô. Đặc biệt, khi kết hợp với nước súc miệng Listerine, giấm có tác dụng làm mềm những phần da bị chai sạn. Bạn cần chuẩn bị một số thành phần sau:

  • 1 phần giấm táo
  • 1 phần nước Listerine
  • 2 phần nước ấm

Hãy ngâm chân trong hỗn hợp này khoảng từ 10 – 20 phút, sau đó lau khô và tẩy tế bào chết ở da với đá bọt hoặc dụng cụ chà chân.

3. Massage cho da chân với dầu ô liu

Nguồn: Brightside

Dầu ô liu là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên dễ tìm mà bạn nên thử áp dụng cho đôi chân của mình. Bạn không cần kết hợp dầu ô liu với bất kỳ thành phần nào khác.

Bạn chỉ cần thoa dầu ô liu lên bàn chân trước khi đi ngủ và mang một đôi vớ cotton. Ngoài ra, bạn cũng có thể massage cho bàn chân với dầu ô liu vào những lúc rảnh rỗi. Bạn nên áp dụng phương pháp này thường xuyên để đạt được hiệu quả lâu dài nhé!

4. Dưỡng ẩm cho da chân bằng mật ong

Nguồn: Brightside

Mật ong được biết đến phổ biến như là một loại nguyên liệu làm bánh, kết hợp với đồ uống hay dùng làm kem dưỡng ẩm với tác dụng duy trì độ ẩm bên trong làn da, từ đó làm cho da chân của bạn mềm mại hơn.

Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp ngâm chân với mật ong (bao gồm 1 cốc mật ong, 4 lít nước và ngâm trong 15 phút). Sau đó, bạn hãy kết thúc quy trình chăm sóc da chân bằng việc tẩy tế bào chết:

Nguyên liệu:

  • 1/4 cốc đường nâu
  • 2 thìa canh dầu dừa
  • 2 thìa canh mật ong
  • 3 giọt tinh dầu bạc hà

Hãy trộn kỹ tất cả thành phần trong hỗn hợp và xoa bóp đều khắp bàn chân, sau đó rửa sạch và lau khô với khăn bông. Cuối cùng, đừng quên dưỡng ẩm cho bàn chân của bạn nhé.

5. Chăm sóc da chân với sữa tươi

Sữa tươi ngoài làm đồ uống dinh dưỡng còn có thể kết hợp để chăm sóc da chân đấy. Bạn có thể mua sữa tươi ở tiệm tạp hóa, trong siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi.

Nguyên liệu:

  • 4 tách sữa tươi nguyên chất
  • 2 nắm tay baking soda
  • Một vài giọt tinh dầu bạn yêu thích

Hãy hâm nóng sữa và giữ ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng, đổ vào bồn ngâm chân và ngâm một bàn chân trong vòng 10 phút. Sau đó, xoa bóp bàn chân với một ít baking soda, đặc biệt chú ý đến các chỗ bị chai sạn.

Lặp lại quy trình tương tự với bàn chân còn lại. Tiếp theo, bạn ngâm cả hai bàn chân vào sữa trong 5 phút nữa. Sau khi hoàn tất, hãy rửa sạch đồng thời vỗ nhẹ vào bàn chân của bạn và thoa một chút kem dưỡng ẩm cần thiết cho đôi chân của bạn.

6. Thư giãn đôi chân bằng dầu bạc hà

Dầu bạc hà có tác dụng làm mát và thư giãn đôi chân của bạn sau một ngày mệt mỏi, đồng thời chất axit omega-3 giúp nuôi dưỡng tế bào da.

Nguyên liệu:

  • 1 cốc yến mạch
  • 1 cốc bột ngô
  • 1/4 cốc muối biển
  • 1 muỗng cà phê dầu bạc hà

Hãy trộn tất cả thành phần với nhau và thoa đều lên bàn chân đã được làm ướt của bạn. Sau khi xoa bóp trong vài phút, hãy rửa sạch, lau khô và dưỡng ẩm.

7. Làm mềm da chân khô với chuối

Chuối là một bí quyết tuyệt vời để chăm sóc cho bàn chân khô, vì trong chuối chứa các axit amin và vitamin, có tác dụng làm mềm da của bạn.

Bạn hãy nghiền nát một vài quả chuối chín, sau đó đắp đều lên bàn chân và để trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn rửa sạch bằng nước ấm.

8. Chăm sóc da chân với gel lô hội

Nguồn: Brightside

Bất kỳ ai trong chúng ta đều biết đến các thành phần dưỡng ẩm của lô hội. Bạn có thể mua ở các cửa hàng hoặc tự làm ngay tại nhà, đặc biệt hãy kiểm tra cẩn thận về độ tinh khiết của gel lô hội nhé!

Đầu tiên, hãy ngâm chân, rồi chà xát nhẹ để tẩy tế bào chết và sử dụng gel lô hội như là bước dưỡng ẩm cuối cùng. Bạn chỉ cần thoa gel đều lên chân rồi mang vớ vào trước khi đi ngủ.

9. Thoa vaseline lên chân trước khi ngủ

Vaseline (sáp dầu) sẽ giúp cho việc tẩy tế bào chết của bạn trở nên hiệu quả hơn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thoa đều một lớp vaseline lên bàn chân và mang tất trước khi đi ngủ.

Vào buổi sáng sau khi thức dậy, bạn hãy dùng dụng cụ chà chân để massage nhẹ làn da chai sạn cho đến khi cảm thấy mịn màng hơn.

10. Chăm sóc da chân với kem đánh răng

Kem đánh răng không chỉ có tác dụng đối với răng miệng, mà còn là một chất tẩy tế bào chết tuyệt vời cho đôi chân của bạn đấy!

Đầu tiên, kem đánh răng mát lạnh có chứa các hạt mài mòn giúp làm tăng tính hiệu quả của đá bọt hoặc dụng cụ chà chân mà bạn sử dụng để tẩy tế bào chết và giúp đôi chân trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý một điều rằng tránh sử dụng kem đánh răng khi bạn có vết nứt sâu ở bàn chân vì kem đánh răng có chứa tinh dầu bạc hà và gây nguy cơ bỏng da.

Bạn cũng có thể thay đổi luân phiên 10 bí quyết chăm sóc da chân với những nguyên liệu có sẵn tại nhà. Để cho đôi chân của bạn luôn mềm mại như em bé trong suốt mùa hè, hãy thực hiện những phương pháp trên thường xuyên nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gội đầu như thế nào để có mái tóc óng mượt? (Phần 2)

(100)
Bạn lo lắng vì mái tóc hư tổn, xơ cứng và thiếu đi độ bóng mượt do những lần uốn nhuộm làm đẹp cho tóc? Mái tóc óng mượt sẽ xuất hiện trở lại ... [xem thêm]

Cảm cúm có nguy hiểm không?

(25)
Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào mùa dịch cúm lây lan thì các bệnh viện phải tiếp nhận hàng loạt trường hợp mắc bệnh cảm cúm. Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

(65)
Tác dụng của vỏ quế trong việc giảm đường huyết vẫn đang còn là một vấn đề gây tranh cãi, nhưng một số nghiên cứu cho thấy vỏ quế có ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho con bằng thực phẩm nào?

(40)
Nếu con bạn bỗng nhiên bị chảy máu răng, lừ đừ, mệt mỏi, sức đề kháng yếu, có thể mẹ đã chưa bổ sung đủ vitamin C cho con đấy! Việc bổ sung vitamin C ... [xem thêm]

7 vấn đề hôn nhân hay xảy ra và cách giải quyết hiệu quả!

(22)
Cãi nhau hay những vấn đề hôn nhân khác xảy ra khiến các cặp đôi ít nhiều rạn nứt tình cảm. Làm thế nào để cả hai tránh được những vấn đề ấy?Mặc ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

(44)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng của công nghệ lại to ... [xem thêm]

8 triệu chứng nghiêm trọng của bệnh sán dây ở trẻ nhỏ

(64)
Sán dây là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Và nó là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ còi cọc, chậm lớn và hay gặp các vấn đề ... [xem thêm]

Cách xác định nhu cầu calo của bạn

(70)
Những nhóm người khác nhau có nhu cầu calo hàng ngày khác nhau. Ví dụ, một vận động viên trưởng thành sẽ cần tiêu thụ nhiều calo hơn là em bé năng động 3 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN