Vỏ đậu

(3.71) - 21 đánh giá

Tìm hiểu chung

Vỏ đậu dùng để làm gì?

Chiết xuất của vỏ đậu được dùng để làm thuốc. Vỏ đậu được sử dụng để điều trị cholesterol cao, bệnh béo phì, nhiễm trùng đường tiểu, thận hoặc bàng quang, tiểu đường và ung thư phổi. Vỏ đậu cũng được dùng như thuốc lợi tiểu để tăng sản xuất nước tiểu.

Vỏ đậu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của vỏ đậu là gì?

Vỏ đậu có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có thể ngăn quá trình hấp thu cholesterol và làm tăng quá trình loại bỏ chất béo có trong chế độ ăn.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của vỏ đậu là gì?

Liều dùng của vỏ đậu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Vỏ đậu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của vỏ đậu là gì?

Vỏ đậu có các dạng bào chế:

  • Tươi
  • Chiết xuất dạng viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vỏ đậu?

Vỏ đậu chứa các hóa chất có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng vỏ đậu, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của vỏ đậu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng vỏ đậu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của vỏ đậu như thế nào?

Có một số bằng chứng cho thấy chất chiết xuất từ vỏ đậu có thể an toàn đối với hầu hết người lớn khi uống trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một lượng lớn vỏ đậu tươi có thể không an toàn.

Bệnh tiểu đường: vỏ đậu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường, theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải được điều chỉnh bởi bác sĩ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng vỏ đậu trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Phẫu thuật: ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Vỏ đậu có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vỏ đậu với thuốc trị bệnh tiểu đường.

Vỏ đậu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Uống vỏ đậu cùng với thuốc tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn xuống quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi.

Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actosv), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Long nha thảo

(67)
Tìm hiểu chungLong nha thảo dùng để làm gì?Long nha thảo được dùng làm trà hoặc dùng để súc miệng khi bị đau họng, tiêu chảy nhẹ hoặc hội chứng ruột ... [xem thêm]

Nấm aga là thảo dược gì?

(91)
Tên thông thường: Amanite Tue-Mouches, Fausse Oronge, Fly Agaric, Matamoscas, SomaTên khoa học: Amanita muscariaTác dụngNấm aga dùng để làm gì?Aga là một loại nấm, thường ... [xem thêm]

Cây hành biển là thảo dược gì?

(62)
Tên thông thường: Squill, European Squill, Mediterranean Squill, white Squill, Indian Squill, red Squill, sea onion, sea Squill, scillaTên khoa học: Drimia maritimaTác dụngCây hành ... [xem thêm]

Kim đồng vàng là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: kim đồng vàngTên khoa học: galphimia speciosaTìm hiểu chungKim đồng vàng dùng để làm gì?Kim đồng vàng là một loại cây bụi thường xanh nhỏ ... [xem thêm]

Cây trinh nữ

(88)
Tìm hiểu chungCây trinh nữ dùng để làm gì?Cây trinh nữ đôi khi được gọi là “thảo mộc của phụ nữ.” Thuốc được sử dụng để điều tiết kinh ... [xem thêm]

Cây ô đầu: Tuy độc nhưng vẫn quý

(38)
Tên khoa học: Aconitum forrtunei.Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, cố y…Tìm hiểu chungCây ô đầu dùng để làm gì?Cây ô đầu là một loại cây cực độc. ... [xem thêm]

Sử quân tử là thảo dược gì?

(18)
Tác dụngTác dụng của sử quân tử là gì?Sử quân tử được dùng để điều trị các tình trạng sau:Tiêu hóa kém ở trẻ do nhiễm giunĐiều trị nhiễm giun ... [xem thêm]

Tiểu hồi là thảo dược gì?

(57)
Tên thông thường: Tiểu hồi cầnTên gọi khác: Anit, hồi cần, dương hồi, dương hồi hươngTên khoa học: Pimpinella anisumTác dụngTác dụng của tiểu hồi cần là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN