Cây ô đầu: Tuy độc nhưng vẫn quý

(4.03) - 38 đánh giá

Tên khoa học: Aconitum forrtunei.

Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, cố y…

Tìm hiểu chung

Cây ô đầu dùng để làm gì?

Cây ô đầu là một loại cây cực độc. Cả người và động vật đều có thể bị ngộ độc nặng khi vô tình ăn phải loài cây này. Ngoài tính độc dược, chỉ những thầy thuốc có kinh nghiệm mới sử dụng sản phẩm từ cây ô đầu và chỉ sử dụng sau khi đã được bào chế.

Trong y học Trung Quốc, người ta thường dùng bộ phận rễ cây để bào chế thuốc. Cây ô đầu có tính nhiệt rất cao nên thường được dùng để chữa các bệnh phong hàn và trị chứng khó tiêu. Cây ô đầu có tính chất tương tự như các loại thuốc chống kích thích. Ngoài ra, cây ô đầu còn có mặt trong một số vị thuốc như: Ô nhuê, trắc tử, thiên hùng.

Rễ củ tươi thường gọi là ô đầu và rễ củ đã chế biến sẽ gọi là phụ tử.

Cơ chế hoạt động của cây ô đầu là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cây ô đầu có những tính chất sau đây:

  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
  • Giảm đau và chống viên
  • Tăng cường sự miễn dịch.

Cây ô đầu có nhiều loại alkaloid – các chuỗi amin có nguồn gốc tự nhiên do động vật tạo ra. Các chuỗi alkaloid này có chức năng chống kích thích bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh truyền cảm giác, vì vậy làm giảm cơn đau hiệu quả. Nó còn gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hệ thần kinh trung tâm. Tuy nhiên, để đạt được công dụng này, người ta cần chết biến cây ô đầu kỹ càng trước khi sử dụng.

Mặc dù có các ý kiến cho rằng cây ô đầu có thể tăng cường hệ miễn dịch, hiện nay vẫn chưa tìm ra cơ chế hoạt động cũng như bộ phận cơ thể nào chịu ảnh hưởng từ thuốc.

Tác dụng của cây ô đầu

Theo một số nghiên cứu y học hiện đại, cây ô đầu có một số tác dụng như:

Giảm đau: alkaloid trong ô đầu có tác dụng làm giảm đau khi thí nghiệm trên chuột bạch.

Tác dụng với hệ thần kinh: Aconitin còn có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, tăng cường tiết nước bọt hạ thân nhiệt ở động vật bình thường hoặc thậm chí gây sốt

Chống viêm: Alcaloid chiết xuất từ cây ô đầu có khả năng ức chế hiện tượng tăng thẩm thấu của thành mạch do tiêm xoang bụng acid acetic gây nên, đồng thời ức chế tình trạng phù bàn chân chuột bạch khi tiêm carageenin phòng ngừa viêm. Nước sắc phụ tử (cây ô đầu) có tác dụng chống viêm khớp cổ chân chuột.

Theo đông y, cây ô đầu có tác dụng:

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây ô đầu là gì?

Cần hết sức cẩn thận khi sử dụng cây ô đầu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng vị thuốc này. Liều lượng tối đa thông thường là 25 mg/lần, 3 lần/ngày.

Cây ô đầu dùng tươi là loại cực độc và nó chỉ an toàn sau khi được điều chế. Ngâm và đun sôi cây thuốc nhiều lần có thể làm giảm độc tố vì các alkaloid mang chất độc tan ra khỏi cây trong quá trình chế biến. Dù sau khi được chế biến, bạn vẫn có thể có nguy cơ nhiễm độc khi dùng một số lượng nhiều cây ô đầu hoặc sử dụng thuốc chế biến không kỹ.

Liều dùng của cây ô đầu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây ô đầu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây ô đầu là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể được bán dưới dạng rễ phơi khô. Một số dạng khác chỉ được bán cho thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ô đầu?

Cây ô đầu có chứa một chất độc mạnh, có khả năng ảnh hưởng nhanh và gây ra các tác dụng như:

  • Yếu, ngứa ran ở tứ chi, bồn chồn, đổ mồ hôi, chóng mặt, giảm ý thức, hôn mê
  • Hạ huyết áp, chậm nhịp tim
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy
  • Hạ kali máu
  • Dị cảm.

Một số trường hợp có thể gây ra nguy hiểm chết người như:

  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
  • Tử vong
  • Co thắt họng
  • Tê liệt đường hô hấp.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây ô đầu bạn nên biết những gì?

Bạn nên xem xét các loại thuốc khác có công dụng giống cây ô đầu và có ít độc tính hơn.

Cây ô đầu không được bày bán ở các nhà thuốc. Nếu cần sử dụng, bạn cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên nghiệp.

Cây ô đầu có thể thẩm thấu độc dược qua da, vì vậy không được chạm vào cây thuốc này.

Những quy định cho cây ô đầu ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây ô đầu nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây ô đầu như thế nào?

Trừ khi được bác sĩ hoặc thầy thuốc yêu cầu, bạn không nên tự ý dụng cây thuốc này.

Không được uống thuốc cây ô đầu hoặc xoa tinh dầu của cây lên da trong thời gian mang thai hoặc cho con bú.

Không bao giờ được dùng thuốc cho trẻ em. Vị thuốc này rất nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cây ô đầu có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây ô đầu.

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về tương tác của cây ô đầu với các loại thuốc và thực phẩm chức năng khác. Một số ý kiến cho rằng không nên dùng cây ô đầu với các loại thuốc chẹn beta và thuốc điều trị tim mạch. Sự kết hợp này có thể làm tăng độc tính của thuốc và dẫn đến tử vong.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nghệ tây là thảo dược gì?

(47)
Tên khoa học: Colchicum autumnaleTìm hiểu chungNghệ tây dùng để làm gì?Hạt giống, thân và hoa nghệ tây được sử dụng để làm thuốc.Mặc dù có những mối quan ... [xem thêm]

Androstenediol

(96)
Tìm hiểu chungAndrostenediol dùng để làm gì?Androstenediol là một hormone tăng trưởng và có ít tác dụng khi dùng riêng lẻ. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng trong ... [xem thêm]

Hương nhu là thảo dược gì?

(78)
Tên thông thường: Ajaka, Albahaca Santa, Bai Gkaprow, Baranda, Basilic Indien, Basilic Sacré, Basilic Sacré Pourpre, Basilic Saint, Brinda, Green Holy Basil, Hot Basil, Indian Basil, Kala ... [xem thêm]

Dược liệu địa liền có công dụng gì?

(83)
Tên thường gọi: Địa liềnTên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khươngTên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…Tên khoa học: ... [xem thêm]

Dược liệu hoa hòe có công dụng gì?

(87)
Với những cánh hoa màu trắng mong manh, hoa hòe thường được dùng làm cây cảnh để làm đẹp cho khu vườn quanh nhà. Loài hoa này còn được dùng để pha trà ... [xem thêm]

Khoản đông hoa

(25)
Tìm hiểu chungKhoản đông hoa dùng để làm gì?Mặc dù có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, người ta vẫn dùng cây khoản đông hoa để trị các ... [xem thêm]

Dầu cá

(29)
Tên thông thường: axit béo omega 3, dầu omega 3Tên khoa học: DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenic acid)Tìm hiểu chungDầu cá dùng để làm gì?Dầu cá trong cá ... [xem thêm]

Omega 6

(51)
Tên thông thường: Acides Gras Essentiels N-6, Acides Gras Oméga-6, Acides Gras Omégas 6, Acides Gras Polyinsaturés, Acidos Grasos Omega 6, AGE, AGPI, Huiles d’Oméga 6, N-6, N-6 EFAs, N-6 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN