Virus HIV lây nhiễm như thế nào?

(4.03) - 41 đánh giá

Virus HIV sống được bao lâu? Tuy HIV/AIDS là bệnh tình dục phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ. Bạn có nằm trong số đó?

Theo báo cáo của WHO năm 2015, có khoảng 37 triệu người trên thế giới hiện đang sống chung với HIV/AIDS. Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) do virus HIV gây ra vẫn được coi là một căn bệnh nan y. Dưới đây là 12 sự thật về HIV có thể bạn chưa biết.

1. Nhiễm HIV đồng nghĩa với bị AIDS

Không đúng. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch (lympho T-CD4), tế bào giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Việc dùng thuốc kháng virus có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm HIV ở người tiến triển tới giai đoạn suy giảm miễn dịch (AIDS) trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS khi mắc một số bệnh nhiễm trùng cơ hội nhất định hoặc số lượng tế bào T-CD4 trong máu xuống dưới 200 tế bào/mm3.

2. Virus HIV không chừa một ai

Đúng. Theo Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Việt Nam, trong năm 2015, đã phát hiện 10.195 trường hợp nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 6.130, tử vong do AIDS 2.130 trường hợp. Tính đến cuối năm 2015, cả nước hiện có 227.154 trường hợp nhiễm HIV còn sống và ước tính hiện có 254.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. Số lượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam rất đáng kể và người nhiễm căn bệnh thế kỷ này ở mọi lứa tuổi.

3. Nếu bạn và bạn tình đều nhiễm HIV/AIDS, cứ thoải mái quan hệ

Không đúng. Việc cả hai đều nhiễm HIV không có nghĩa là bạn vô tư quên phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các chủng virus HIV khác, loại có thể kháng lại thuốc chống HIV. Ngay cả khi bạn đang điều trị bằng thuốc kháng virus và sức khỏe của bạn đang khá ổn, khả năng lây nhiễm cho người khác vẫn có thể xảy ra.

4. Người dương tính với HIV vẫn có thể có con

Đúng. Thai phụ nhiễm HIV thật sự có khả năng lây truyền cho con khi mang thai hoặc lúc sinh nở. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách bàn bạc với bác sĩ để có chế độ chăm sóc và dùng thuốc thích hợp. Những bà mẹ nhiễm HIV khi mang thai có thể sử dụng thuốc kháng HIV và bảo vệ em bé khỏi virus trong lúc mang thai và khi sinh.

5. Người bệnh chỉ còn có thể sống được vài tháng hoặc thậm chí vài tuần khi nhiễm virus HIV

Không đúng. Sự thật là nhiều người vẫn có thể sống được nhiều năm sau khi nhiễm HIV, trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS. Bạn có thể ngăn cản sự tiến triển của HIV thành AIDS bằng cách đến khám bệnh thường xuyên và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

6. Dấu hiệu bị nhiễm HIV rất dễ nhận biết

Không đúng. Một số người không hề biết được dấu hiệu chính xác của HIV cho đến khi nhiễm bệnh được vài năm. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng từ 10 ngày đến một vài tuần sau khi nhiễm. Những dấu hiệu đầu tiên có thể giống như hội chứng cảm cúm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nổi ban hoặc đau họng.

7. Bạn có thể nhiễm HIV/AIDS khi bị muỗi đốt

Không đúng. HIV có thể lây truyền qua đường máu nhưng không thể lây truyền khi bạn bị muỗi đốt, cho dù bạn sống ở nơi có rất nhiều muỗi và nhiều bệnh nhân nhiễm HIV. Khi muỗi đốt, chúng không thể bơm máu từ người hay động vật mà chúng đã đốt trước đó vào cơ thể bạn. Virus hiv sống được bao lâu? Chúng chỉ sống được một thời gian cực ngắn ở trong cơ thể côn trùng. Khi vào trong cơ thể muỗi, virus HIV bị bất hoạt, do đó mất khả năng lây nhiễm cho người.

8. Bạn có thể bị nhiễm HIV khi đứng cạnh những người nhiễm HIV?

Virus HIV/AIDS lây truyền qua một số chất dịch cơ thể có thể chứa một lượng lớn virus như: Máu, tinh trùng, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ. HIV lây truyền khi những chất dịch này từ người nhiễm HIV sang người khác qua tiếp xúc với niêm mạc, vết cắt, vết thương hở. Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virus sang con (trước hoặc trong khi sinh) và trong giai đoạn cho con bú.

Mặc dù không phổ biến, virus HIV cũng có thể lây truyền qua:

  • Máu nhiễm virus từ các vết loét miệng HIV và chảy máu nướu răng, chẳng hạn như qua hôn “sâu”, hôn mở miệng, vết cắn rách da và ăn thức ăn trước đó đã được nhai bởi một người nhiễm HIV
  • Kim tiêm nhiễm HIV và các vật nhiễm khác đâm thủng da, đặc biệt là chấn thương do kim đâm trong quá trình chăm sóc y tế
  • Truyền máu và các yếu tố đông máu, ghép tạng và cấy ghép mô.

Nhiều người sợ rằng tiếp xúc thông thường hoặc hôn người có HIV có thể bị lây nhiễm. Tuy nhiên, virus không sống trên da và không thể sống lâu bên ngoài cơ thể. Do đó, tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như nắm tay, ôm, hoặc ngồi cạnh một ai đó nhiễm HIV không làm lây truyền HIV.

Điều quan trọng là bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ chính mình khỏi virus HIV, ví dụ như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ đường miệng để giảm nguy lây nhiễm, nói chuyện với đối tác của bạn về tình trạng nhiễm HIV của họ và của bạn để họ được biết và ý thức rõ.

9. Tôi có thể bị nhiễm virus này khi quan hệ tình dục bằng miệng?

Quan hệ tình dục đường miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp. Người có HIV dương tính thì máu, tinh dịch, dịch sinh dục, hoặc chất dịch âm đạo của họ có thể chứa virus. Khi quan hệ tình dục bằng miệng với người có HIV, máu từ miệng của họ có thể xâm nhập vào cơ thể của người nhận thông qua niêm mạc niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật), âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, hoặc qua các vết cắt và vết loét.

10. Tôi có HIV dương tính, cuộc đời tôi vậy là hết!

Hãy nhớ rằng, cuộc đời bạn không hề chấm dứt ở đây! Tuy không có cách chữa khỏi hoặc thuốc chủng ngừa virus HIV/AIDS, điều trị bằng liệu pháp kháng virus mới (ART) có thể giúp những người nhiễm HIV sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, ART đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

11. Nếu tôi đang được điều trị, tôi không thể lây lan virus HIV?

Thuốc kháng virus cho phép những người nhiễm HIV, và thậm chí cả những người đã ở giai đoạn AIDS, sống một cuộc sống dài lâu, bình thường và hữu ích. Điều trị HIV hiệu quả có thể làm giảm số lượng virus trong máu của bạn xuống thấp tới mức không xuất hiện trong các xét nghiệm máu. Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy, virus vẫn còn “ẩn” trong các khu vực khác của cơ thể. Quan hệ tình dục an toàn vẫn là điều thiết yếu, nhờ đó bạn sẽ không lây nhiễm HIV cho người khác.

AIDS do HIV gây suy giảm miễn dịch của con người gây ra, tấn công hệ thống phòng thủ của cơ thể. Virus HIV/AIDS vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của ngành y tế công cộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Quan hệ bằng miệng có bị HIV? Nguy cơ lây nhiễm và cách phòng tránh
  • Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các lưu ý khi tự tập Kegel thu hẹp âm đạo

(27)
Ai cũng đều biết rằng, tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng có một bộ phận trên cơ thể hiếm được quan tâm và tập luyện ... [xem thêm]

Hội chứng nghiện giật tóc

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng nghiện giật tóc là bệnh gì?Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh ... [xem thêm]

Nhau thai là gì? Thực hư tác dụng việc ăn nhau thai

(83)
Từ lâu, trong Đông y đã đề cập đến việc dùng nhau thai như một vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe. Sự thực việc ăn bánh nhau có đem lại phép màu như ... [xem thêm]

Bố mẹ nên cung cấp vitamin A cho bé như thế nào?

(98)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

Bướu cổ chỉ là biểu hiện, căn nguyên gây bệnh nằm ở chỗ khác

(50)
Bướu cổ là thuật ngữ để chỉ tình trạng tuyến giáp phình to hơn bình thường, là dấu hiệu để cảnh báo sự bất thường có liên quan đến tuyến giáp, ... [xem thêm]

6 cách tăng chiều cao ở tuổi 15 để con không thua kém bè bạn

(41)
Độ tuổi 15 là tuổi mà trẻ dễ dàng phát triển chiều cao. Nếu bạn biết áp dụng những cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho con mình, trẻ sẽ có thể đạt ... [xem thêm]

Mệt mỏi chán ăn: Làm sao lấy lại cảm giác ngon miệng?

(29)
Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

10 sự thật về testosterone có thể bạn chưa biết

(67)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN