3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết

(4.46) - 48 đánh giá

Dù có nhiều dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ, nhưng một trong những triệu chứng tin cậy nhất là xuất hiện những cơn gò tử cung. Vậy cơn gò tử cung là gì?

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, khi gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ có nhiều cảm xúc như mong chờ hay bồn chồn lo lắng. Đây là điều rất bình thường, bạn sẽ thắc mắc liệu khi nào bạn sẽ lâm bồn thực sự và cảm giác như thế nào.

Trên thực tế, lại có nhiều cơn gò tử cung khác nhau về cường độ và thời gian mà bạn có thể bối rối không nhận biết được. Dưới đây là những cơn gò tử cung bạn có thể gặp phải:

1. Cơn gò Braxton – Hicks (cơn gò sinh lý)

Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt xuất hiện trong ngày. Đây là cơn gò Braxton – Hicks, thường diễn ra không đều và không thường xuyên. Cơn gò sinh lý này là cách cơ thể hay tử cung bạn luyện tập cho ngày lâm bồn.

Đặc điểm của cơn gò:

  • Thường không đau, kéo dài khoảng 30 giây
  • Cảm giác căng tức vùng bụng dưới
  • Cảm giác tập trung tại bụng
  • Có thể khiến bạn khó chịu

Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung của bạn. Bạn có thể xuất hiện những cơn gò trên khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều. Cơn gò sinh lý thường sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi hay thư giãn.

Trước khi đi khám, bạn có thể thử các biện pháp sau để xem cơn gò có giảm hay biến mất không:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi tư thế (như từ đứng thành ngồi)
  • Dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi (nằm nghiêng bên trái).

Nếu bạn đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò trên vẫn không mất hay xảy ra thường xuyên hơn, bạn nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể bạn sẽ bị sinh non.

2. Cơn gò tử cung sinh non

Cơn gò tử cung xảy ra thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh non. Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian, chẳng hạn như cơn gò mỗi 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ, bạn có thể sắp sinh non.

Trong quá trình gò tử cung, cả bụng bạn sẽ cứng hơn khi bạn sờ vào. Cùng với cảm giác căng chặt ở tử cung, bạn có thể cảm thấy:

  • Đau âm ỉ
  • Áp lực ở khung chậu
  • Áp lực ở bụng
  • Co thắt hay chuột rút

Mẹ bầu nên đến bác sĩ hay bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, đặc biệt là nếu bạn kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối).

Một vài nguy cơ sinh non bao gồm:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Đã từng có tiền sử sinh non
  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba)
  • Thiếu cân hay béo phì trước khi mang thai
  • Không khám thai hay chăm sóc thai đúng cách
  • Sự bất thường về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai
  • Căng thẳng quá mức, không dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.

Bạn cần phải lưu ý đến khoảng cách giữa những lần gò tử cung hay tần số gò cũng như những triệu chứng khác kèm theo để thông báo cho bác sĩ và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Không giống như cơn gò Braxton – Hicks, một khi cơn gò tử cung chuyển dạ sắp sinh thực sự xảy ra, chúng sẽ giảm đi và biến mất với những biện pháp đơn giản như uống nước hay nghỉ ngơi. Thay vì thế, những cơn gò này sẽ ngày càng tăng lên về cường độ cũng như thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Tất cả những cơn gò này giúp cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho em bé chào đời.

Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Những cơn gò trong giai đoạn này vẫn còn nhẹ nhàng. Bạn sẽ cảm giác căng chặt tử cung hay đau bụng dưới, kéo dài từ 30 đến 90 giây. Những cơn gò này sẽ xuất hiện tăng dần đều về khoảng cách và cường độ. Ban đầu có thể còn cách nhau khá xa, nhưng càng đến lúc chuyển dạ, mỗi cơn gò có thể xuất hiện sau 5 phút.

Trong giai đoạn sớm trước chuyển dạ, bạn cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu giúp bạn nhận biết chuyển dạ thực sự như bạn sẽ thấy chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần. Thậm chí có thể vỡ ối thành tia rỉ rả hay thành dòng lớn từ âm đạo của bạn.

Chuyển dạ thực sự

Những cơn gò này sẽ ngày càng đau nhiều hơn và thường xuyên hơn so với cơn gò trong giai đoạn sớm. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm, chuẩn bị để em bé được ra ngoài.

Bạn sẽ cảm thấy cơn gò này lan ra từ lưng đến phần trước bụng. Bạn còn có thể bị chuột rút ở chân và đau. Nếu nhận thấy mình thực sự chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện ngay, những cơn gò có thể kéo dài 45 đến 60 giây, sau 3 đến 5 phút.

Trong chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng từ 7 đến 10cm, cơn gò tử cung sẽ kéo dài từ 60 đến 90 giây và khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30 giây hay 2 phút. Cơn gò thậm chí có thể chồng lên nhau để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, cảm nhận về cơn gò tử cung ở những phụ nữ khác nhau sẽ khác nhau. Đau đầu và buồn nôn là triệu chứng thường gặp cùng với cơn gò khi chuyển dạ. Bạn cũng có thể cảm thấy:

  • Nôn ói
  • Ớn lạnh
  • Nóng ran
  • Đầy bụng, ợ hơi, xì hơi.

4. Biện pháp giảm đau do cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung sẽ mạnh nhất lúc bạn chuyển dạ. Vì thế, bạn sẽ đau đớn nhiều và khó chịu. Có nhiều biện pháp giúp bạn chịu đựng nỗi đau, có thể dùng thuốc hay không dùng thuốc.

Biện pháp không dùng thuốc

  • Massage
  • Ngồi thiền
  • Nghe nhạc
  • Tắm vòi sen hay ngâm bồn
  • Thực hiện các bàiyoga cho bà bầu nhẹ nhàng
  • Đi bộ hoặc thay đổi vị trí làm việc thường xuyên
  • Đánh lạc hướng để tạm quên cơn đau như chơi game, xem phim

Biện pháp dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc gây tê

Thuốc giảm đau như Demerol sẽ giúp bạn giảm đau nhiều nhưng vẫn cảm nhận được sự co thắt cơ tử cung. Gây tê ngoài màng cứng sẽ khiến bạn không cảm thấy đau đớn nữa cũng như không có cảm giác về sự co thắt cơ.

Những thuốc này đều hiệu quả, mỗi loại đều có những nguy cơ và tác dụng phụ riêng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định sử dụng biện pháp nào nhé.

5. Khi nào bà bầu cần nhập viện?

Bạn sẽ bối rối không biết đâu là dấu hiệu thực sự để nhập viện. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn lo lắng và băn khoăn về tình trạng của mình. Hãy đi bệnh viện nếu cơn gò có đặc điểm sau:

  • Xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ
  • Khoảng cách giữa các cơn gò là 5 phút
  • Xảy ra thường xuyên, cho dù không gây đau
  • Tăng dần đều về thời gian, khoảng cách và cường độ
  • Không giảm khi bạn uống nước, nghỉ ngơi hay thay đổi vị trí
  • Kèm theo đau đớn nhiều, chảy máu, vỡ ối hay rỉ ối và những dấu hiệu lâm bồn khác.

Sẽ khá khó khăn khi đây là lần đầu bạn làm mẹ để xác định cơn gò nào là chuyển dạ thực sự. Khi nghi ngờ, tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Bạn nên lưu ý về thời gian của các cơn gò tử cung và những dấu hiệu khác để thông báo cho bác sĩ khi khám nhé.

Khi đến lúc chuyển dạ và chuẩn bị chào đón em bé ra đời, bạn nên nhớ rằng những đau đớn bạn phải chịu đựng là điều thiêng liêng và chỉ xảy ra tạm thời. Đến khi em bé chào đời, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cơn gò tử cung là gì để có thể đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách hạn chế rượu bia mà không làm mất lòng bạn bè

(80)
Việc giao tiếp trên bàn nhậu đang dần trở nên quen thuộc đến mức mọi người cho rằng nếu không “hết mình” thì có nghĩa là không tôn trọng lẫn nhau. Tuy ... [xem thêm]

7 bí quyết dạy con yêu cách kết bạn hiệu quả

(20)
Tình bạn thời thơ ấu là một khoảng thời gian vô cùng đẹp đẽ và quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Với tình ... [xem thêm]

Các lưu ý khi tự tập Kegel thu hẹp âm đạo

(27)
Ai cũng đều biết rằng, tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng có một bộ phận trên cơ thể hiếm được quan tâm và tập luyện ... [xem thêm]

Hiểu rõ 10 biến chứng sau mổ tuyến giáp để biết cách xử lý

(94)
Việc phẫu thuật tuyến giáp thường ít gặp phải biến chứng, đặc biệt là nếu bạn được một bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị. Tuy nhiên, cũng giống như ... [xem thêm]

Cách kích thích tuyến tiền liệt ở nam giới

(88)
Massage kích thích tuyến tiền liệt không chỉ là cách cải thiện sức khỏe mà còn là bí quyết mang đến khoái cảm khi quan hệ. Bạn có tò mò muốn biết liệu ... [xem thêm]

Đối phó với căng thẳng trong cuộc sống

(57)
Điều gì gây ra căng thẳng? Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, ... [xem thêm]

Tiêu diệt mụn cám nhờ 6 cách đơn giản mà hiệu quả

(50)
Mỗi ngày làn da của bạn đều phải chiến đấu với mồ hôi, bụi bẩn và cặn trang điểm tồn đọng trên da. Nếu bạn sở hữu một làn da nhờn hoặc mụn thì ... [xem thêm]

42 tuần

(84)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tháng này, con bạn có thể ngồi một cách vững vàng. Bé có thể bước đi khi vịn vào đồ vật, thậm chí ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN