Tìm giải pháp cho nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ

(3.67) - 20 đánh giá

Bé không chịu ngủ cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ lại một đêm thức trắng. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có biện pháp đối phó kịp thời.

Quốc Minh là một cậu nhóc mới sinh rất kháu khỉnh. Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, bé dành tất cả thời gian trong ngày để ngủ. Sau vài tháng, Minh không còn ngủ nhiều nữa mà bắt đầu thức giữa đêm, buổi trưa cũng không chịu ngủ, mỗi lần ru bé ngủ là cả một vấn đề. Minh không ngủ thì bố mẹ cũng không ngủ được. Nếu con bạn cũng đang gặp vấn đề này, hãy cùng Chúng tôi tìm nguyên nhân và cách đối phó hữu hiệu nhé.

Bé không chịu ngủ vì quá phấn khích

Chơi tung hứng với bé, cho bé xem video hoặc chỉ đơn giản là tóe nước vào người bé khi tắm cũng có thể là thủ phạm khiến bé không chịu ngủ đấy. Những hành động này không chỉ khiến bé nghĩ việc đi ngủ sẽ làm lỡ mất những trò chơi vui mà còn khiến bé cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn làm điều này, bé sẽ khó ngủ và sẽ thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm.

Giải pháp: Thay đổi thói quen đi ngủ của bé. Tránh những trò chơi mạnh, ồn áo; tránh cho bé xem các chương trình tivi, thay vào đó hãy hát ru, kể chuyện cho bé nghe.

Hãy chú ý đến tâm trạng của bạn. Nếu bạn thấy căng thẳng, bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi bạn cho bé đi ngủ, hãy thả lỏng, di chuyển nhẹ nhàng và giảm ánh sáng. Hãy để thời gian đi ngủ là khoảng thời gian ấm cúng cho cả bạn và bé.

Bé quá nhạy cảm

Trong thời gian mang thai, bạn đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm những bài hát ru và những bộ giường ngủ êm ái cho bé. Thế nhưng, dù bạn đã bỏ công bỏ sức rất nhiều nhưng điều này vẫn có thể khiến bé cảm thấy không thoải mái. Một số bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, bé có thể cảm thấy khó chịu với tiếng chuông điện thoại, với mác quần áo hoặc có thể là do việc tiêu hóa thức ăn và bé không chịu ngủ. Vào ban ngày, con yêu sẽ ít bị ảnh hưởng nhưng đến ban đêm thì lại khác.

Giải pháp: Tạo một môi trường nhẹ nhàng, thoải mái cho bé. Nếu bạn không biết điều gì đang làm phiền bé, hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản nhất như cắt bỏ mác quần áo, dùng tấm chăn mềm hoặc làm phòng bé tối hơn. Hãy sờ vào cổ và tai của bé, nếu thấy quá nóng, hãy cởi bớt vài bộ đồ.

Bé không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Bạn quá mệt hoặc quá bận nên không thể đưa bé ra ngoài chơi trước 3 giờ chiều. Việc để bé ở trong phòng tối và không tiếp xúc với ánh sáng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Những bé được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường ngủ ngon hơn.

Giải pháp: Để tránh tình trạng bé không chịu ngủ, bạn nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tiết ra những lúc không cần thiết và khi cần nó sẽ tiết ra nhiều nhất. Hãy để bé chơi ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào nhất. Đi bộ mỗi buổi sáng cũng là một ý tưởng tốt, kể cả những ngày nhiều mây và không có nắng. Tuy nhiên, không nên dùng đèn để thay thế ánh sáng mặt trời nhé. Hãy tắt bớt đèn khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Bạn hãy giúp bé liên kết ánh sáng với hoạt động ban ngày và bóng tối là liên quan đến việc nghỉ ngơi.

Bé không chịu ngủ vì luôn được cho bú lúc nửa đêm

Đây là một trong những lý do tại sao trẻ sơ sinh lại gặp khó khăn trong việc ngủ. Nếu bạn cho bú ngay trước khi đi ngủ, đặc biệt là bạn để bé ngủ thiếp đi khi đang bú thì bé sẽ liên kết giữa việc bú và ngủ. Đây không phải là vấn đề lúc 7 giờ tối nhưng nếu bé thức dậy lúc 3 giờ sáng và cần bú để đi ngủ thì sẽ khiến bạn gặp rắc rối đấy.

Giải pháp: Bạn không cần phải ngưng cho bé bú trước khi đi ngủ mà chỉ cần cho bé bú sớm một chút. Cho bé bú, sau đó thay tã và đặt bé xuống khi bé còn thức.

Từ từ, bé sẽ tự học được cách ngủ lại khi thức dậy vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu không cho bé bú, bé có thể bị đói. Để hạn chế điều này, bạn nên cho bé bú mỗi 1 – 2 giờ vào buổi tối. Ví dụ, nếu bé đi ngủ lúc 8 giờ thì hãy cho bé bú lúc 5 hoặc 6 giờ rồi 7 giờ cho bé bú một lần nữa rồi mới cho bé ngủ.

Bé không chịu ngủ trưa

Bé thường không chịu ngủ trưa mà chỉ muốn dành thời gian để chơi. Những bé không ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá ít, vào ban đêm bé sẽ khó ngủ và dễ thức giấc.

Giải pháp: Đối với các bé dưới 1 tuổi, bạn cần phải chọn đúng thời điểm để cho bé ngủ trưa. Đó là lúc bé bắt đầu ngáp và mắt sụp xuống, nhiều cha mẹ thường bỏ qua dấu hiệu này. Theo dõi các dấu hiệu buồn ngủ của bé. Nếu thấy, hãy cho bé đi ngủ ngay. Nếu trước khi đi ngủ bạn thường hát ru hoặc kể chuyện cho bé nghe, hãy làm điều đó khi bé ngủ trưa.

Bé không chịu ngủ vì thiếu bạn

Bạn thường đong đưa và xoa lưng cho bé khi ngủ. Điều này sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc vào bạn đấy.

Giải pháp: Đừng bỏ rơi bé hoàn toàn. Thay vào đó, hãy từ từ giảm bớt thời gian bạn ở trong phòng ngủ của bé mỗi đêm. Tuy nhiên, bạn không nên để bé ngủ một mình cho đến khi con được 6 tháng tuổi vì bé rất dễ gặp tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bé không muốn ngủ riêng

Bạn muốn cho bé ngủ riêng nhưng có vẻ như bé cưng không muốn điều đó. Nếu bạn để bé ngủ chung với bé càng lâu thì việc tập cho bé ngủ riêng càng khó.

Giải pháp: Phải mất một khoảng thời gian bé mới quen với việc này. Đầu tiên, bạn hãy để bé ngủ trưa một mình, sau khi bé quen, hãy để bé ngủ một mình vào ban đêm. Nếu bé thức giấc vào ban đêm, hãy đưa bé về phòng của bạn. Nếu bé vẫn chưa quen, hãy để bé khóc một khoảng thời gian. Dần dần, bé sẽ học được cách tự nín và tự ngủ.

Tính cách của mỗi bé khác nhau. Do đó, bạn cần quan tâm tìm hiểu rõ lý do để có biện pháp giúp bé ngủ ngon hơn khi bé không chịu ngủ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm nội soi bàng quang để chẩn đoán bệnh đường tiết niệu

(65)
Xét nghiệm nội soi bàng quang là thủ thuật xâm lấn giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý tiết niệu, sinh thiết và điều trị bệnh.Dưới đây bạn hãy cùng ... [xem thêm]

Biến chứng suy thận: điều trị thế nào?

(99)
Suy thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người qua một số cách khác nhau. Một số người bị mệt mỏi, số khác mất cảm giác ngon miệng khi ăn ... [xem thêm]

Bật mí cách chăm sóc da nhờn nhạy cảm dành cho phái đẹp

(91)
Làn da mềm mại, trắng sáng và khỏe mạnh luôn là mong muốn của nhiều chị em phụ nữ và cách chăm sóc da nhờn sao cho đúng luôn trở thành ưu tiên hàng đầu ... [xem thêm]

Điều trị bệnh kiết lỵ: Quan trọng nhất là đúng chỉ định

(91)
Tích cực điều trị bệnh kiết lỵ là cách hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe gan, viêm khớp mãn tính…Trước khi ... [xem thêm]

Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý

(49)
Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng ... [xem thêm]

10 triệu chứng của nhiễm trùng phổi

(71)
Nguyên nhân nhiễm trùng phổi có thể là do virus, vi khuẩn và đôi khi cũng do nấm gây ra. Nhiễm trùng phổi có khả năng lây nhiễm khi hít phải vi khuẩn hoặc virus ... [xem thêm]

Đừng bao giờ để 4 món đồ này tiếp xúc với vùng kín!

(37)
Âm đạo là một sự sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa nhằm mang lại cho chúng ta nhiều sự thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Vì vậy, việc bạn tìm cách để thụ ... [xem thêm]

9 cách chăm sóc da trong và sau khi tập thể thao

(56)
“Tập thể hình có thể ảnh hưởng đến làn da sao? Và nếu có – làm sao để chăm sóc da khi tập gym hiêu quả”. Thật ra, chỉ cần nghĩ đến số lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN