Sùi mào gà kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh

(4.04) - 17 đánh giá

Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, bệnh sùi mào gà còn gây nhiều hệ lụy làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuân theo chế độ ăn uống phù hợp với những loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh sùi mào gà tái phát là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Người bị bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng arganine cao có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát sùi mào gà trên cơ thể người mắc bệnh. Arganine là một loại axit amin phổ biến trong các loại thực phẩm thông dụng như sữa, cá, thịt gia cầm và các loại thịt khác. Nó là thành phần cơ bản để giúp cơ thể người tổng hợp protein cho cơ bắp. Hầu như người trưởng thành nào cũng đều nhận đủ hàm lượng arganine cần thiết mỗi ngày từ chế độ ăn uống bình thường.

Những người đã mắc bệnh mụn cóc sinh dục cần kiểm soát chặt chẽ lượng tiêu thụ arginine hàng ngày để ngăn ngừa khả năng bệnh bùng phát và lan rộng trên cơ thể. Người bệnh cần tránh dùng những loại thực phẩm giàu hàm lượng arginine sau đây:

1. Các loại hạt và đậu

Đậu phông, hạt hướng dương, hạt vừng và những loại đậu khác có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh sùi mào gà vì bản thân chúng chứa rất nhiều arginine. Trong suốt thời gian mắc bệnh và chữa trị, bạn không nên sử dụng bất kỳ chế phẩm nào của các loại hạt và đậu.

2. Bia rượu

Hàm lượng axit cao trong bia rượu cũng có thể kéo dài thời gian điều trị bệnh mụn rộp sinh dục của bạn. Hãy hạn chế tối đa việc uống rượu bia khi bạn mắc bệnh. Thay vào đó, bạn hãy tích cực dùng nước lọc hoặc các loại thức uống lành tính khác.

3. Ngũ cốc

Dù giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc rất có lợi cho sức khỏe người bình thường nhưng với người mắc bệnh sùi mào gà thì không. Tương tự như các loại hạt và đậu, arginine trong ngũ cốc cũng rất dồi dào. Bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà sẽ tạo thêm điều kiện cho virus gây bệnh sùi mào gà sinh sôi, nảy nở nếu không kiêng ăn ngũ cốc trong suốt thời gian mang bệnh.

4. Thức uống có caffeine

Những loại thức uống nhiều caffeine như trà, cà phê hoặc soda cũng đồng thời chứa lượng arginine cao khiến bệnh sùi mào gà dễ bùng phát hoặc tái phát khi vừa mới khỏi bệnh.

5. Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua cũng chứa nhiều arginine nên bạn hãy hạn chế sử dụng nếu đang mang bệnh sùi mào gà.

6. Cá

Trong một con cá hồng, cá hồi hoặc cá da trơn cỡ trung có thể chứa từ 900 đến 1.040mg arginine. Trong khi đó, hàm lượng arginine tối đa mỗi ngày được khuyên dùng ở người trưởng thành là từ 2.000 đến 10.000mg. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang mắc bệnh sùi mào gà, bạn ăn khoảng 3 con cá hồi, cá hồng hoặc cá da trơn thì số lượng arginine tiêu thụ đã vượt quá xa mức cho phép.

Người bị sùi mào gà nên ăn gì?

Trong bữa ăn thường ngày, mỗi loại thực phẩm có một chức năng dinh dưỡng khác nhau. Bạn đừng quá lo lắng khi vừa đọc xong thông tin bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì. Còn rất nhiều loại đồ ăn, thức uống khác bạn có thể sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin B có khả năng ngăn chặn sự lây lan và ức chế hoạt động của virus gây bệnh sùi mào gà. Bạn có thể thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B như nấm hương, mật ong, cà chua, rau chân vịt, tỏi vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, việc tăng cường hệ miễn dịch và nâng sức đề kháng cho cơ thể cũng là yếu tố chính giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh sùi mào gà. Để làm được điều này, bạn hãy thường xuyên ăn cam, quýt và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm phù hợp, bạn hãy cố gắng phối hợp tích cực với bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Điều dễ dàng nhất bạn có thể làm là dùng đúng và đủ các loại thuốc được chỉ định, tái khám đúng theo lịch hẹn.

Trương Phương Đài/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nóng giận khi mang thai: Kiềm chế ngay kẻo gây hại!

(60)
Cảm giác nóng giận khi mang thai không chỉ khiến tâm trạng của bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này. ... [xem thêm]

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em mà Bộ Y tế bắt buộc tiêm chủng

(28)
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ đang ngày một diễn biến phức tạp. Mới đây, Bộ Y tế đã ra Thông tư mới nhất về việc trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm ... [xem thêm]

Bạn biết gì về răng bị đen?

(70)
Răng bị đen có thể là dấu hiệu của sâu răng hoặc các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Đôi khi, răng ... [xem thêm]

17 tháng

(28)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Bạn đã biết sẩy thai sau bao lâu thì được quan hệ?

(26)
Thời gian để bạn có thể quan hệ sau sẩy thai sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, từ sự hồi phục của cơ thể cho đến sự sẵn sàng của tinh thần. Nếu ... [xem thêm]

Tiêm phòng sởi – việc không thể bỏ qua

(83)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Vì sao nàng không muốn làm chuyện ấy với bạn?

(80)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên uống viên bổ sung vitamin không?

(40)
Ăn uống khỏe mạnh luôn là một ý tưởng thông minh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN