Viêm lưỡi bản đồ

(3.84) - 94 đánh giá

Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy lưỡi con cứ nổi vằn vèo, rồi bị trợt điều trị hoài không khỏi, hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm lưỡi bản đồ nhé.

Viêm lưỡi bản đồ là gì ?

Đó là 1 tình trạng viêm lành tính của lưỡi, ban đầu xuất hiện những vết nhỏ, ở giữa lõm màu đỏ hơn bình thường, nhẵn do mất gai lưỡi, xung quanh vết đó là bờ viền màu trắng nổi gồ lên bao bọc vết đỏ, lúc đầu chỉ có 1 vài nốt nhỏ sau đó lan ra khắp bề mặt lưỡi, gờ nổi gồ lên có thể ngoằn ngoèo trông như tấm bản đồ.

Xem thêm bài: Lưỡi bản đồ

Nguyên nhân gây ra chứng này ?

Hiện nay người ta cũng chưa rõ là do nguyên nhân gì.

Viêm lưỡi bản đồ có hại gì không ?

Đại đa số viêm lưỡi bản đồ lành tính, không gây đau, không ngứa, không ảnh hưởng tới vị giác, nên trẻ không gặp phiền toái gì về ăn uống, nó cũng không làm sốt. Tự nổi sau vài ngày, tuần tự hết.

Có cần điều trị gì không ?

Nếu trẻ ăn uống bình thường, không đau thì không cần điều trị gì, chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý để chống bội nhiễm, tuy nhiên 1 số cháu có thể bị viêm loét lưỡi trên nền tảng viêm lưỡi bản đồ, làm trẻ đau và bỏ ăn. Bạn có thể vệ sinh miệng lưỡi bằng nước muối sinh lý, kết hợp thoa 1 số thuốc chống viêm, giảm đau tại chỗ để thoa lên như: kamistad gel, orrapasta, zytee… nên thoa trước ăn tầm 5 phút. Ăn trái cây, uống sinh tố, ăn đồ nguội lỏng giúp bé đỡ đau và vết thương mau lành.

Có phòng được bệnh này hay không ?

Bạn cũng đừng đặt nặng vấn đề quá, vì như đã nói bệnh không ảnh hưởng gì đến trẻ, tuy nhiên với những cháu hay bị thì nên bạn chế đồ ăn nóng, kích thích, có nhiều gia vị tránh tiếp xúc với cồn, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng viêm loét kèm theo, 1 đợt bệnh không quá 10 ngày.

Cần phân biệt với những bệnh gì ?

Cần phân biệt với 1 số bệnh hay gặp ở trẻ như: viêm loét niêm mạc miệng lưỡi (apthoues), nấm lưỡi, thiếu vi chất dinh dưỡng……

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/photos/a.348484485349078/348497835347743/?type=3

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trật khớp háng bẩm sinh

(21)
Chênh lệch chiều dài hai chân. Nếp lằn mông, đùi, khoeo chân bên trật cao hơn bên lành. Khi gập 2 chân gối, khớp gối bên trật cao hơn. Bé lớn khi ngồi xổm ... [xem thêm]

Nhiễm sán chó

(77)
Gọi là sán chó nhưng đó là 1 loại giun tròn kí sinh ở chó, mèo. Gọi là giun đũa chó mèo mới đúng. Con giun trưởng thành có thể dài đến 5 – 6 cm. Vật chủ ... [xem thêm]

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

(60)
Cảm lạnh và bệnh cúm là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số người dân thậm chí một số nhân viên y tế lại không biết điều đó và đánh đồng là một. ... [xem thêm]

Hành động rập khuôn của trẻ không nên quá lo

(97)
Bé trai hay làm vậy hơn bé gái thường 4 tuổi sẽ hết. Bé cứ làm 1 việc, chơi 1 trò hoài, làm 1 việc tới lui mà chả có ý nghĩa gì mà chả thấy mệt không ... [xem thêm]

Một số loại vaccine dịch vụ

(98)
Một số loại vaccine dịch vụ Có nhiều vaccine dịch vụ dành cho trẻ dưới 12 tháng: 5 in 1, 6 in 1, viêm gan đơn, phế cầu (loại cho trẻ nhỏ), rotavirus, cúm và ... [xem thêm]

Cảm lạnh có thể dẫn đến biến chứng gì?

(52)
Các biến chứng khi trẻ bị cảm Mặc dù cảm lạnh tương đối lành tính, trẻ có thể tự mình vượt qua mà không cần bất cứ thuốc thang gì. Trẻ nhỏ thì ... [xem thêm]

Co giật do sốt

(59)
Co giật do sốt ở trẻ em là lành tính. Trẻ sẽ không cắn vào lưỡi nên phụ huynh không cần cố dùng tay hay vật cứng để tách 2 hàm răng của bé ra đâu, vì ... [xem thêm]

Còi xương ở trẻ em – Nhận biết và cách phòng ngừa

(47)
Nguyên nhân gây bệnh còi xương là do thiếu vitamin D – thành phần quan trọng giúp tạo xương. Có thể tìm thấy vitamin D có trong các loại thức ăn, và còn được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN