Chăm sóc da quy đầu cho trẻ – Khi nào cần cắt bao quy đầu?

(3.78) - 93 đánh giá

Ở hầu hết các nơi trên thế giới việc cắt bao quy đầu là không phổ biến.

Sự phát triển bình thường của da quy đầu

Da quy đầu là 1 bao da dài khoảng 1cm bọc lấy quy đầu ở phía sau để bảo vệ quy đầu và lỗ sáo (lỗ niệu đạo). Vào khoảng 8-9 tuần thai, da quy đầu xuất hiện và bám vào quy đầu hoàn toàn lúc 4 – 4,5 tháng của thai kì.

Sự co rút của da quy đầu

Là sự co lại về phía sau của da bao quy đầu nhằm làm lộ lỗ tiểu và quy đầu ra, hiện tượng này bắt đầu vào những tháng cuối thai kì, nhưng hầu hết sự co rút này không hoàn toàn ở trẻ mới sinh:

Chỉ tầm 4 % trẻ mới sinh là có bao quy đầu co rút hoàn toàn để lộ được quy đầu ra và có đến 50 % trẻ con mới sinh sự co rút này không đủ để có thể nhìn thấy lỗ tiểu 1 cách rõ ràng. Sự co rút này tiếp tục diễn ra. Cho đến thời kì thanh thiếu niên thì 99% quy đầu lộ ra hoàn toàn.

Sau khi sinh, sự lớn lên của dương vật và sự cương cứng giúp tách da quy đầu khỏi quy đầu:

  • 50% quy đầu sẽ lộ ra hoàn toàn khi trẻ được 3 tuổi.
  • 95% quy đầu sẽ lộ hoàn toàn khi trẻ 5 tuổi và 99 % ở tuổi thiếu niên.

Hẹp bao quy đầu (PHIMOSIS)

Hẹp bao quy đầu được định nghĩa là bao quy đầu không co khả năng co rút lại. Sự co rút hoàn toàn của bao quy đầu tăng dần theo độ tuổi và tỉ lệ hẹp bao quy đầu cũng giảm dần.

Hẹp bao quy đầu chia làm 2 loại:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Gặp ở hầu hết trẻ nam mới sinh, do sự dính bẩm sinh của lớp da quy đầu vào quy đầu. Thăm khám sẽ thấy có 1 lỗ da mềm mại ở đỉnh của bao quy đầu qua đó thấy được lỗ tiểu hoặc 1 phần dương vật.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Được báo cáo từ 0-16 % các trường hợp tùy theo độ tuổi, tập tính và định nghĩa về hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu bệnh lý được định nghĩa là da bao quy đầu thực sự không có khả năng co rút lại được do sẹo và xơ hóa đầu xa của bao quy đầu quanh lỗ da quy đầu, thường do viêm hay nhiễm trùng gây ra. Có thể thấy lỗ da ở chóp bao quy đầu là 1 vòng sẹo xơ trắng.

Việc phân biệt hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý rất quan trọng và không cần thiết phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa niệu. Các báo cáo cho thấy chỉ có 1 tỉ lệ rất thấp các trường hợp hẹp bao quy đầu bệnh lý là phải can thiệp.

Chăm sóc thường quy và vệ sinh

Ở Mĩ và Canada tỉ lệ cắt bao quy đầu ngày càng giảm, do vậy cần thiết phải giáo dục cách chăm sóc và vệ sinh bao quy đầu cho những trẻ không cắt bao quy đầu. Ở Việt Nam dường như có sự lạm dụng trong việc nong và cắt bao quy đầu cho trẻ em.

Việc cha mẹ tự tin chăm sóc da quy đầu cho con sẽ hạn chế được điều này. Việc chăm sóc đúng cách cũng giảm đựơc tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Đối với trẻ sơ sinh và nhũ nhi

  • Da quy đầu không cần chăm sóc gì đặc biệt so với các vùng khác của cơ thể, chỉ cần rửa sạch dương vật mỗi khi tắm, có thể dùng xà bông miễn là loại không gây kích ứng và an toàn so với tuổi của trẻ.
  • Thay tã thường xuyên để giảm tỉ lệ viêm da do tã và kích ứng da.
  • Tránh kéo mạnh bao quy đầu ra sau vì có thể gây chảy máu cho trẻ và có thể dẫn tới hiện tượng xơ hóa da quy đầu làm tăng nguy cơ tạo nên hẹp bao quy đầu bệnh lí. Kéo nhẹ nhàng bao quy đầu ra sau

Thay tã thường xuyên và tắm rửa sạch sẽ góp phân hỗ trợ tiến trình co rút tự nhiên của bao quy đầu và giải phóng quy đầu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng, an toàn. Kéo nhẹ bao quy đầu ra sau, rửa sạch và làm khô, sau đó nhớ kéo trả lại vị trí cũ để không dẫn tới tình trạng thắt nghẹt quy đầu (paraphimosis).

Khi trẻ đủ lớn

Bạn có thể hướng dẫn trẻ tự kéo bao quy đầu xuống, rửa sạch quy đầu dưới lớp da, làm khô và kéo trả lại vị trí cũ.

Khi trẻ đến khám sức khỏe, Bác sĩ Nhi khoa cần đánh giá

  • Dòng tiểu có mạnh không?
  • Dòng tiểu có thẳng (liên tục) không ?
  • Bao quy đầu có phồng lên khi tiểu không?
  • Đứa bé có cảm thấy khó chịu khi đi tiểu không?

Một số tình trạng cần phải lưu ý

Các tình trạng lành tính

Những tình trạng này không yêu cầu can thiệp, cần giải thích cho phụ huynh hiểu:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý
  • Nang bao quy đầu gây ra do chất cặn
  • Sự phồng lên thoáng qua của bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Như đã nói ở trên, hiện diện ở hầu hết các bé nam sau khi sinh và theo thời gian bao quy đầu sẽ co rút và giải phóng quy đầu hoàn toàn 1 cách tự nhiên không cần can thiệp gì cả. Tuy nhiên không có 1 độ tuổi cố định cho sự co rút này. Một số trẻ đến tuổi học đường mà bao quy đầu chưa co rút hoàn toàn, nên hướng dẫn cha mẹ và cả trẻ bài tập kéo da quy đầu như đã hướng dẫn ở trên. Có thể dùng thuốc kháng viêm như betamethasone 0.05 % thoa lên chóp da quy đầu 2 lần 1 ngày trong 4-8 tuần để đẩy nhanh tốc độ co rút của bao quy đầu.

U nang bao quy đầu

Chất tiết của tế bào biểu mô bị mắc kẹt giữa bao quy đầu và quy đầu tạo thành những cục u màu trắng ở dưới lớp da bao quy đầu, có thể hơi ngà vàng – gọi là bựa (smegma) và tạo thành 1 u nang bao quy đầu. Tổ chức này lành tính, và có thể hỗ trợ cho quá trình bóc tách tự nhiên da quy đầu khỏi quy đầu. Cục trắng này sẽ tự rơi ra khi bao quy đầu co rút tách hoàn toàn khỏi quy đầu, không cần can thiệp gì cả.

Phồng bao quy đầu thoáng qua khi đi tiểu

Thường là lành tính và không cần can thiệp, tuy nhiên nếu sự căng phồng chỉ được giải quyết khi dùng tay nén vào để tống hết nước tiểu ra thì cần đi gặp bác sĩ. Các trường hợp khác sẽ được giải quyết khi bao quy đầu co rút lại tốt hơn.

Các tình trạng bệnh lí cần can thiệp

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lí
  • Thắt nghẹt quy đầu (Paraphimosis)
  • Nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần
  • Viêm bao quy đầu nặng hoặc tái diễn nhiều lần
  • Viêm phì đại da bao quy đầu mạn tính (BXO): Không rõ nguyên nhân.
  • Hãm dương vật ngắn: Là vết lằn (giống dây thắng) ở mặt dưới quy đầu, nối quy đầu với bao quy đầu, nếu dây hãm này quá ngắn sẽ làm ảnh hưởng tới sự co rút của bao quy đầu. Có thể thấy rõ khi dương vật cương cứng, nó làm cho dương vật chúi xuống và có thể gây đau .

Định nghĩa hẹp bao quy đầu bệnh lý

Là bao quy đầu thực sự không thể tụt xuống được do có sự sẹo hay xơ hóa ở đầu xa bao quy đầu (chóp bao quy đầu), thường là hậu quả của chấn thương, viêm, nhiễm trùng, thậm chí sẹo sau cắt bao quy đầu.

Biểu hiện của hẹp bao quy đầu bệnh lý

  • Ở 1 lứa tuổi nhỏ, lúc đầu bao quy đầu có thể kéo xuống được nhưng sau đó trở nên xứng và không kéo xuống được như trước nữa (secondary nonretractability)
  • Kích ứng hoặc chảy máu từ ở viền chóp bao quy đầu
  • Khó tiểu
  • Đau khi cương cứng
  • Viêm bao quy đầu tái diễn nhiều lần
  • Nước tiểu ứ lại cùng với bao quy đầu căng phồng trong thời gian đã lâu, thường xuyên phải dùng tay nén cho nước tiểu thoát ra hết.

Điều trị hẹp bao quy đầu bệnh lý

Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý cần gặp bác sĩ niệu khoa để tham vấn, không nên ngay lập tức cho rằng cần phải cắt bao quy đầu khi chưa xem xét các trị liệu bảo tồn khác.

Trong 1 nghiên cứu so sánh giữa 1 nhóm kết hợp bài tập kéo căng bao quy đầu với bôi cortisol tại chỗ với 1 nhóm chứng chỉ dùng bài tập kéo đơn thuần, thấy có 60-90 % trẻ ở nhóm chứng này có đáp ứng với liệu pháp kéo căng (kéo bao quy đầu ra sau rồi kéo trả về vị trí cũ mỗi lần làm trong 1 phút và ngày làm 4 lần trong 1-3 tháng).

Cortisol bôi tại chỗ phối hợp với liệu pháp kéo bao quy đầu tỏ ra có hiệu quả với hầu hết trẻ em bị hẹp bao quy đầu bệnh lý. Có thể dùng betamethasol 0.05% hoặc triamcinolon 0.01- 0.5% hoặc fluticason 0.05% .

Dùng betamethasone 0.05% trong ít nhất 4 tuần giải quyết được 90 % hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Việc cắt bao quy đầu chỉ nên được xem xét sau khi thất bại với liệu pháp kéo căng phối hợp thoa betamethasone 2 lần/ngày trong 6 tuần.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/891901061007415

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vitamin, kẽm có thực sự cần thiết khi bị cảm?

(32)
Như 1 thói quen, hễ trẻ con bị sốt, ho, sổ mũi… từ phụ huynh, tới dược sĩ, bác sĩ đều vung tay mua/bán/kê vitamin C và kẽm cho trẻ. Thực sự có cần thiết? ... [xem thêm]

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

(93)
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh Nếu mẹ chưa xét nghiệm: tiêm vắc xin ngay cho trẻ sơ sinh. Cân nhắc nếu trẻ thiếu tháng hay nhẹ cân. Nếu mẹ đã xét ... [xem thêm]

Vai trò của các thuốc ngừa co giật

(66)
Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt. Nhưng hầu hết các cơn co giật này là lành tính, yếu tố ... [xem thêm]

Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam ở trẻ em

(96)
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra ... [xem thêm]

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tiêm phòng những gì?

(38)
Ngay sau sinh 1 mũi viêm gan B 1 mũi lao Bé nào có mẹ bị Viêm gan B (HbSAg (+)) thì cần thêm 1 mũi huyết thanh chống VGB. 2 tháng tuổi 1 mũi QUINVAXEM (bạch hầu – ho ... [xem thêm]

Chốc lây ở trẻ em

(29)
Là một bệnh viêm da nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em từ 2-6 tuổi tổn thương lớp nông thượng bì nên không để lại sẹo. Nguyên nhân Viêm da do vi khuẩn ... [xem thêm]

Công thức máu và các chất phản ứng viêm trong phase cấp ở bệnh nhi bị viêm phổi cộng đồng

(35)
Sự biến đổi của công thức máu (CMT) và các chất phản ứng viêm trong pha cấp có thể cung cấp các bằng chứng để giúp chúng ta phân biệt viêm phổi là do ... [xem thêm]

Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

(68)
Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN