Viêm não Nhật Bản: 7 triệu chứng thường gặp và cách phòng tránh đơn giản

(3.52) - 10 đánh giá

Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lây nhiễm qua đường muỗi chích do virus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm não virus ở châu Á.

Con người nhiễm bệnh khi bị muỗi mang mầm bệnh chích phải, nhưng virus không thể truyền từ người này sang người khác. Nhiều người đã nghe qua tên của loại virus này nhưng vẫn chưa biết rõ đây là loại virus gì và bệnh như thế nào, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.

Con người ngày càng tiến hóa theo thời gian và các loài khác cũng vậy, đặc biệt là các loại vi khuẩn và virus càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tên của các loại vi khuẩn gây bệnh mới cũng thường xuyên xuất hiện và làm chúng ta lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ để bảo vệ bản thân, một trong số đó là virus viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là một loại virus thuộc nhóm flavivirus và lây truyền do muỗi Culex. Không chỉ con người bị bệnh mà còn có ngựa và heo bị nhiễm loại virus này, gây ra bệnh viêm não ở ngựa và chết non ở heo.

Những loại chim hoang dã thường là vật chủ tự nhiên của virus viêm não Nhật Bản và muỗi chỉ là sinh vật truyền bệnh. Sinh vật truyền bệnh thường chỉ truyền dịch bệnh đi chứ không gây ra bệnh.

Khi muỗi truyền bệnh qua một con vật, nó sẽ trở thành vật chứa virus mới. Lúc muỗi hút máu những con vật mới nhiễm bệnh, nó sẽ lấy virus từ con vật đó và truyền sang người hay những con vật khác.

Người sống ở vùng nông thôn nơi loại virus này xuất hiện phổ biến thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Viêm não Nhật Bản ít xảy ra hơn ở khu vực thành thị.

Trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn.

Sự thật không phải ai cũng biết về viêm não Nhật Bản

  • Virus viêm não Nhật Bản (JEV) là một virus thuộc chi flavivirus chung với virus bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và siêu vi trùng West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt;
  • JEV là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm não virus ở các quốc gia châu Á với ước tính khoảng 68.000 ca lâm sàng mỗi năm;
  • Dù bệnh viêm não Nhật Bản kèm theo triệu chứng là khá hiếm, nhưng tỷ lệ tử vong vì viêm não có thể lên tới 30%. Bệnh nhân còn có nguy cơ bị dị chứng thần kinh hay tâm thần vĩnh viễn với tỷ lệ từ 30–50%;
  • 24 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ lây lan JEV mạnh, làm cho hơn 3 tỷ người phải chịu rủi ro nhiễm căn bệnh nguy hiểm này;
  • Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị triệt để cho bệnh viêm não Nhật Bản. Các phương pháp điều trị chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ bệnh nhân vượt qua căn bệnh khi bị nhiễm;
  • Đã có các loại vắc xin phòng tránh JE. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng tiêm phòng JE phải được lồng ghép vào lịch tiêm chủng quốc gia ở tất cả các nước nơi bệnh JE được công nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Dấu hiệu và triệu chứng

Đa phần những người nhiễm viêm não Nhật Bản không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị các triệu chứng nhẹ trong thời gian ngắn, làm nhầm lẫn là chỉ bị cảm nhẹ.

Tuy nhiên, cứ khoảng 1 trong mỗi 250 người mắc bệnh viêm não Nhật Bản sẽ phát triển các triệu chứng trầm trọng hơn khi virus đã lây lan lên não. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 5–15 ngày sau khi nhiễm bệnh, gồm có:

  • Sốt cao;
  • Các cơn co giật;
  • Cứng cổ;
  • Rối loạn ý thức;
  • Mất khả năng nói;
  • Run tay chân;
  • Suy nhược cơ hoặc tê liệt.

Cứ mỗi 3 người khi phát triển các triệu chứng nặng này sẽ có 1 người chết vì nhiễm bệnh.

Với những người có cơ hội sống sót, những triệu chứng này có xu hướng phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, thường mất đến vài tháng để phục hồi hoàn toàn và có đến phân nửa số bệnh nhân sống sót bị chấn thương não mãi mãi, dẫn đến những căn bệnh cần điều trị lâu dài như run chân tay và chứng co giật, thay đổi nhân cách, suy cơ, khó tiếp thu và liệt một chi hoặc nhiều hơn.

Viêm não Nhật Bản thường xuất hiện ở đâu?

Viêm não Nhật Bản xuất hiện nhiều nhất ở Nhật và được cho là đã lây lan sang các nước Đông Nam Á.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan đã từng bùng phát dịch bệnh trong quá khứ, nhưng hiện nay đã kiểm soát được bằng vắc xin. Còn Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Nepal và Malaysia thỉnh thoảng vẫn phát sinh dịch bệnh.

Đã có các trường hợp mắc bệnh ở Bắc Úc nhưng ở phần lục địa Úc nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn. Ở Mỹ, các ca nhiễm bệnh được ghi nhận ở những người đã đi du lịch ở các vùng đang có dịch bệnh.

Nhìn chung, nguy cơ nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản khi đi du lịch ở châu Á khá thấp, nhưng còn tùy thuộc theo mùa, nơi du lịch, thời gian và hoạt động du lịch.

Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là vào mùa dịch bệnh – diễn ra tùy theo khu vực:

  • Vùng ôn đới, tốc độ truyền bệnh cao nhất vào mùa hè và đầu mùa thu, khoảng từ tháng 5 đến tháng 9;
  • Tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mùa dịch bệnh phụ thuộc vào lượng mưa và mô hình di cư của chim;
  • Còn với một số khu vực nhiệt đới khác, sự lây truyền có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong năm, phụ thuộc một phần vào các hoạt động nông nghiệp.

Dịch bệnh phổ biến ở những vùng trồng lúa hơn là thành thị.

Viêm não Nhật Bản lây lan như thế nào?

Có nhiều con đường lây truyền bệnh, trong đó có:

  • Muỗi bị nhiễm virus khi hút máu chim hoang dã và lợn nhà đã bị nhiễm bệnh;
  • Muỗi truyền virus qua người và các động vật khác. Chim và các loài khác không thể truyền virus qua người;
  • Muỗi sống chủ yếu ở các vùng nông thôn và nông nghiệp. Ấu trùng của chúng sinh sống trong các bể nước, ví dụ như ruộng lúa nước.

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy sự xuất hiện của một trong những triệu chứng của viêm não Nhật Bản và đã từng thường xuyên viếng thăm hoặc đang sinh sống ở vùng bị nhiễm bệnh.

Chuyên gia y tế điều trị cho bạn sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, nơi bạn đã từng đi du lịch, những hoạt động trên chuyến đi và những loại vắc xin bạn đã tiêm ngừa. Nếu cần thiết, họ có thể tiến hành xét nghiệm máu để xem bạn có bị nhiễm bệnh hay không.

Chẩn đoán viêm não Nhật Bản

Để chẩn đoán viêm não Nhật Bản, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, nơi họ sinh sống và tất cả các nơi họ đã đến thăm. Điều này có thể giúp xác định khả năng mắc bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ có khả năng bị viêm não, bệnh nhân sẽ trải qua các cuộc kiểm tra như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) cho não.

Phương thức điều trị

Không có liệu pháp điều trị hay chữa trị triệt để bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng đã có vắc xin để phòng tránh nhiễm bệnh.

Có 4 loại vắc xin chính đang được sử dụng hiện nay: vắc xin dựa trên não chuột bất hoạt (inactivated mouse brain-based vaccines), vắc xin dựa trên tế bào bất hoạt (inactivated cell-based vaccines), vắc xin sống giảm độc lực (live attenuated vaccines) và vắc xin sống khác mô (live chimeric vaccines).

Trong những năm vừa qua, vắc xin sống giảm động lực SA14-14-2 được điều chế ở Trung Quốc đã trở thành loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất ở các nước có dịch bệnh. Loại vắc xin này đã Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho vào sử dụng tháng 10–2013. WHO cũng đã cấp phép và công nhận vắc xin bất hoạt dựa vào nuôi cấy tế bào và vắc xin tái tổ hợp sống dựa trên chủng vắc xin sốt vàng da. Vào tháng 11–2013, Gavi đã mở một chương trình tài trợ để hỗ trợ các chiến dịch tiêm phòng JE ở các quốc gia đủ điều kiện.

Các cách phòng tránh viêm não Nhật Bản

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản là tiêm vắc xin chống lại dịch bệnh trước khi đi đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cơ hội mắc bệnh cao hơn nếu bạn đang lên kế hoạch thăm vùng nông thôn, đi bộ leo núi hoặc đi cắm trại.

Vắc xin, chỉ được dùng riêng cho mỗi người, đã bảo vệ thành công 9 trong 10 người khỏi viêm não Nhật Bản. Nhưng dù đã tiêm ngừa, bạn cũng nên có những cách phòng bệnh để giảm nguy cơ bị muỗi mang mầm bệnh chích như:

  • Ngủ trong phòng với cửa sổ và cửa ra vào dán kín – nếu bạn ngủ ở ngoài trời thì nên sử dụng màn chống muỗi;
  • Mặc áo dài tay, quần dài và mang vớ;
  • Thoa thuốc chống muỗi chất lượng tốt lên vùng da không có quần áo che chắn.

Tiếp cận các dịch vụ y tế ở nước ngoài

Bạn nên lập một danh sách những số điện thoại quan trọng khi đang đi du lịch nước ngoài. Những số điện thoại bạn nên lưu lại bao gồm:

  • Những số điện thoại khẩn cấp ở địa phương;
  • Số của đại diện công ty du lịch bạn đăng ký;
  • Số của công ty bảo hiểm du lịch;
  • Số của đại sứ quán hay lãnh sự quán đại diện đất nước của bạn ở nơi bạn đang đi du lịch.

Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng lại dễ dàng phòng tránh, vì thế hãy áp dụng các biện pháp ngừa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình! Bên cạnh đó, nếu có lỡ bị mắc bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và kịp thời chữa trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơ thể thay đổi sau khi sinh như thế nào?

(59)
Cơ thể bạn đã thay đổi rất nhiều trong những tháng mang thai. Vậy cơ thể thay đổi sau khi sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.Nếu lần đầu sinh con, sản ... [xem thêm]

Giảm cân: trước hết phải có chiến lược tinh thần

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Buồng trứng đa nang là gì?

(27)
Buồng trứng đa nang có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh đẻ, tác động xấu đến khả năng sinh sản, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ... [xem thêm]

Phân biệt bệnh sởi và bệnh ban đào ở trẻ nhỏ

(45)
Nhiều phụ huynh thường không thể phân biệt được sự khác biệt giữa bệnh sở và bệnh ban đào ở trẻ nhỏ. Điều này cực kỳ không tốt cho quá trình chăm ... [xem thêm]

Tác dụng của tinh dầu trong điều trị cao huyết áp

(47)
Tác dụng của tinh dầu đã được biết đến từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều công dụng, nhưng phổ biến nhất vẫn là chăm sóc sức khỏe. Ngày nay, tinh ... [xem thêm]

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Nghiêm trọng và ít ai biết

(77)
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt và có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối ... [xem thêm]

Đánh trống ngực: Không nên xem thường dù nó chỉ thoáng qua

(71)
Đánh trống ngực là hiện tượng nhịp tim nhanh bất thường khiến bạn cảm thấy tim đã bỏ qua hoặc thêm một vài nhịp trong khoảng thời gian rất ngắn. Nó ... [xem thêm]

Ngủ ít hay nhiều có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não?

(10)
Theo một nghiên cứu mới, những bệnh nhân cao huyết áp có số giờ ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm có thể sẽ có tỷ lệ mắc chứng đột ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN