Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Nghiêm trọng và ít ai biết

(3.52) - 77 đánh giá

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt và có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

Từ 20 – 40% phụ nữ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) từ mức độ trung bình đến nặng. Khoảng 3 – 8% trong số các triệu chứng này khiến nữ giới không thể sinh hoạt như bình thường. Các chuyên gia gọi chúng là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).

Sự khác biệt giữa hội chứng tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng của PMDD rất nghiêm trọng và dễ dàng gây nên tình trạng suy nhược. PMDD bao gồm một tập hợp các triệu chứng về thể chất cũng như tâm lý. Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và đe dọa đến sức khỏe tinh thần của người mắc phải.

Do vậy, PMDD là một tình trạng mạn tính cần điều trị khi xảy ra. Phương pháp điều trị có sẵn bao gồm sửa đổi lối sống và dùng thuốc.

Dấu hiệu hội chứng tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) tương tự như rối loạn tiền kinh nguyệt (PMS) nhưng có phần nghiêm trọng hơn ở mức độ.

Những dấu hiệu PMDD thường xuất hiện trong tuần trước khi kỳ kinh diễn ra và biến mất trong vài ngày đầu sau khi chu kỳ “đèn đỏ” bắt đầu.

Khi phải chịu đựng các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD), phái nữ thường không thể sinh hoạt như mọi khi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng sâu đến mức bạn cảm thấy dường như mình đang biến thành một con người khác.

Một số dấu hiệu của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gồm:

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Bốc hỏa
  • Ngất xỉu
  • Mất ngủ
  • Mau quên
  • Chóng mặt
  • Dễ bầm tím
  • Mệt mỏi nặng
  • Tim đập nhanh
  • Thị lực thay đổi
  • Gặp vấn đề về hô hấp
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Gặp khó khăn khi tập trung
  • Khóc và nhạy cảm hơn bao giờ hết
  • Co thắt cơ, tê hoặc ngứa ran ở tứ chi
  • Hoang tưởng và các vấn đề với hình ảnh bản thân
  • Gặp khó khăn khi phải phối hợp nhiều hành động cùng một lúc
  • Đầy bụng, cảm giác thèm ăn tăng lên và đi kèm rối loạn tiêu hóa
  • Thay đổi tâm trạng, bao gồm cáu kỉnh, hồi hộp, trầm cảm và lo lắng.

Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, bạn cũng có thể gặp phải những dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Ứ nước: Tình trạng này sẽ dẫn đến đau vú, giảm sản xuất nước tiểu, sưng tay, chân và mắt cá chân hoặc tăng cân tạm thời.
  • Vấn đề về da: Mụn trứng cá, viêm và ngứa…

Hầu hết các triệu chứng trên sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý lo lắng.

Nguyên nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của PMDD và PMS vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Có ý kiến cho rằng PMDD bắt nguồn từ phản ứng bất thường của não bộ đối với sự dao động của hormone bình thường ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất serotonin dẫn truyền thần kinh.

Một số phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải PMDD nếu từng bị trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm trạng hoặc trầm cảm.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng của PMDD có thể tương tự như các tình trạng khác, vì vậy bác sĩ sẽ cần phải thực hiện kiểm tra thể chất, tìm hiểu tiền sử bệnh và yêu cầu một số xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng khác khi chẩn đoán.

Một biểu đồ cũng được sử dụng trong quá trình chẩn đoán để xác định bất kỳ mối tương quan giữa các triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Hướng dẫn từ Sổ tay chẩn đoán và thống kê phiên bản 5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) (DSM-V) yêu cầu các triệu chứng của PMDD phải có mặt trong tối thiểu hai chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp trước khi đưa ra lời chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải có ít nhất 5 dấu hiệu được liệt kê bên trên kèm theo tối thiểu 1 triệu chứng dưới đây:

  • Cảm giác buồn bã hoặc vô vọng
  • Cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng
  • Thay đổi tâm trạng, nhạy cảm thất thường
  • Cảm giác tức giận hoặc cáu kỉnh

Biện pháp điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

Thuốc

Một nhóm thuốc chống trầm cảm mang tên thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) sẽ được kê toa cho những phụ nữ bị PMDD.

Hơn nữa, thuốc giảm đau không kê đơn có thành phần ibuprofen, naproxen hoặc aspirin sẽ giúp giảm đau ngực, chuột rút hoặc những tình trạng khó chịu khác.

Vào năm 2010, FDA đã phê duyệt cho sử dụng thuốc tránh thai có chứa drospirenone và ethinyl estradiol để điều trị PMDD. Bạn có thể trò chuyện với bác sĩ để xác định liệu việc dùng thuốc tránh thai có phù hợp với cơ thể bạn hay không và sử dụng chúng như thế nào nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.

Phẫu thuật

Khi phương pháp điều trị dựa trên thuốc không đạt được hiệu quả, việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể được xem xét. Mặc dù cắt bỏ buồng trứng đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của PMDD, biện pháp này cũng khiến phụ nữ ngừng rụng trứng và bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn đi kèm với những triệu chứng liên quan.

Do vậy, chọn phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là một quyết định quan trọng, cần được cân nhắc chu toàn trước khi thực hiện.

Thực phẩm chức năng

Một số chất bổ sung đã được khuyến nghị để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt:

  • Magiê oxit
  • Chiết xuất Chasteberry (trinh nữ châu Âu)
  • Dầu hoa anh thảo
  • Canxi, vitamin B6, magiê và vitamin E

Các biện pháp thay thế khác

Các biện pháp thay thế có thể được áp dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt PMDD bao gồm:

  • Yoga
  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Kích thích thần kinh
  • Giảm lượng đường, muối, cafein và rượu
  • Tăng cường hấp thụ đạm và tinh bột phức
  • Hoạt động nhẹ nhàng trước khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một vài ngày
  • Tìm các hoạt động thư giãn giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi dạo hoặc tắm, trò chuyện với bạn bè, người thân…

Các thông tin khác về rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

  • PMDD ít phổ biến hơn PMS nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn
  • Các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt
  • Các triệu chứng của PMDD có thể kéo dài cho đến khi mãn kinh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sa tử cung sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị
  • Quy trình của một ca sinh mổ diễn ra như thế nào?
  • 5 biến chứng khi mang thai mẹ bầu có thể phải đối mặt
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng 7 loại mặt nạ đất sét tốt nhất cho da

(93)
Mặt nạ đất sét là một trong những xu hướng chăm sóc da được ưa chuộng nhất năm 2019, nhất là với da dầu mụn. Hôm nay, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ... [xem thêm]

Vạch mặt nguyên nhân gây viêm khớp sau sinh

(37)
Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ có thể bị đau khớp cổ tay, chân, đau khớp háng một cách dữ dội. Nếu bạn mới sinh con và đang rơi vào tình trạng này, rất có ... [xem thêm]

Bệnh xơ gan: Nguyên nhân và triệu chứng

(98)
Trong lúc bạn say sưa nhậu nhẹt, hút thuốc… thì bệnh xơ gan vẫn đang âm thầm tiến triển đấy. Có rất nhiều người chủ quan về vấn đề sức khỏe của ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

Các yếu tố khởi phát hen thường gặp và cách phòng tránh

(55)
Hen suyễn là tình trạng luồng không khí đi vào phổi bị cản trở. Điều này gây khó khăn cho việc hô hấp và gây ra tình trạng ho, thở khò khè và khó ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bệnh á sừng

(80)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Người bị ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu?

(43)
Ung thư phổi di căn xương là hiện tượng tế bào đột biến từ phổi lây lan đến khu vực xương, có thể thông qua đường máu hoặc mạch bạch huyết. Tình ... [xem thêm]

Cách làm giò thủ ngon, giòn thơm, ăn không ngán, ai cũng mê

(74)
Giò thủ hay còn gọi là giò xào là món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình trong dịp lễ, Tết. Bạn muốn tự làm giò thủ để đãi khách trong dịp Tết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN