Nhiều phụ huynh thường không thể phân biệt được sự khác biệt giữa bệnh sở và bệnh ban đào ở trẻ nhỏ. Điều này cực kỳ không tốt cho quá trình chăm sóc cũng như chữa trị bệnh cho các bé.
Bệnh sởi và bệnh ban đào có những triệu chứng khá giống nhau nên hầu hết các phụ huynh thường nhầm lẫn chúng. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giúp mọi người phân biệt chính xác giữa bệnh ban đào và bệnh sởi ở trẻ nhỏ.
Bệnh ban đào
Bệnh ban đào ở trẻ nhỏ, hay còn gọi là chứng đột ngột phát ban, là bệnh do virus thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 7−13 tháng. 90% các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Bệnh ban đào thường được gây ra bởi virus herpes loại 6 (không phải là loại herpes gây mụn rộp).
Trẻ em khi bị bệnh ban đào thường bị sốt khá cao (lên tới 104 độ F – khoảng 39 độ C) và thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Bệnh ban đào còn được gọi là bệnh sởi bé vì nó chỉ xuất hiện ở trẻ em ở độ tuổi từ sáu tháng đến ba tuổi. Khoảng 90% trẻ em đã được tiếp xúc với loại bệnh này, với 33% số đó thực sự nhiễm virus. Mặc dù rất hiếm, nhưng trên thế giới đã có hồ sơ của những người lớn tuổi như thanh thiếu niên hoặc người lớn bị nhiễm căn bệnh này.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh ban đào
Phần lớn bệnh ban đào được gây ra bởi một loại virus. Bệnh này tuy không lây lan trong không khí nhưng nó có thể lây lan qua tiếp xúc của con người bằng đường nước bọt hoặc thở ra của cá nhân bị nhiễm bệnh. Nếu trẻ bị bệnh ban đào chia sẻ đồ dùng cá nhân với những người khác không mắc bệnh, bệnh ban đào có thể bị lây sang những người này.
Bệnh ban đào không thể gây bùng phát và nó cũng không có một mùa nhất định. Trẻ có thể nhiễm loại bệnh này bất cứ thời điểm nào trong năm.
Triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh ban đào là từ 5 đến 15 ngày. Các triệu chứng xuất hiện khi bị bệnh là sốt cao đột ngột, động kinh (cơn sốt kinh hoàng), cổ họng đỏ và chảy nước mũi. Khi cơn sốt bắt đầu biến mất vào khoảng ngày thứ năm, cơ thể người bệnh sẽ phát ban nổi lên với các mảng màu hồng nhạt bằng phẳng hoặc các điểm lấm tấm phát tán khắp cơ thể. Phát ban thường bắt đầu ở lưng, ngực, sau đó đến phần chân và tay của trẻ. Tình trạng phát ban thường chỉ diễn ra trong vòng ba ngày sau đó tự tan biến. Đặc biệt, bệnh này hiếm khi có biến chứng.
Chẩn đoán và điều trị
Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu của bé để chẩn đoán xem bé có bị bệnh ban đào hay không. Bệnh ban đào có thể được điều trị bằng ibuprofen, acetaminophen hoặc bọt biển. Lưu ý, bạn không bao giờ cho trẻ sử dụng aspirin khi đang bị bệnh ban đào vì điều này có thể gây ra bệnh tật thêm cho trẻ.
Phòng ngừa
Phòng ngừa căn bệnh ban đỏ này rất khó vì không có vắc-xin hay cách chắc chắn nào để ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, giả định chung là mắc bệnh trong thời thơ ấu có thể cung cấp miễn dịch suốt đời vì căn bệnh này hầu như không xuất hiện lần thứ 2 ở cùng một người.
Bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ gặp do virus gây ra. Có tới 20 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh này mỗi năm. Nó được coi là một tình trạng bệnh thường xuất hiện trẻ em mặc dù người lớn có thể bị mắc căn bệnh này. Đối với trẻ em, bệnh này được xem là một loại bệnh nghiêm trọng và thậm chí đôi khi có khả năng gây tử vong.
Nguyên nhân
Sởi là một bệnh do virus có trong không khí gây ra. Nó có thể lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy, nước bọt hoặc các giọt hơi nước trong không khí (như hắt hơi hoặc ho).
Triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh là từ 7 đến 18 ngày. Các triệu chứng của bệnh là sốt cao, tiêu chảy, đau họng, đốm trắng bên trong miệng, mắt đỏ, đau cơ và sổ mũi. Phát ban sẽ xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi cơn sốt xuất hiện. Những vết phát ban rất nhỏ, khiến da mẩn đỏ và có vẻ như chúng được kết nối với nhau. Bên trong má có thể xuất hiện những đốm trắng gọi là đốm Koplik.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ sẽ xác nhận chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra phát ban, kiểm tra các triệu chứng và làm xét nghiệm máu. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị rõ ràng cho bệnh sởi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng acetaminophen vì khi bị sốt và đau cơ, vitamin A có trong acetaminophen sẽ giúp bổ sung vào cơ thể để phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, khi bé bị sởi, bạn nên cho bé nghỉ ngơi, cung cấp nước cho cơ thể bé bằng cách cho bé uống nhiều nước và hãy sử dụng máy làm ẩm cho cổ họng để bé tránh được những cơn ho. Các biến chứng của bệnh này có thể phát sinh và thậm chí gây tử vong. Một số bệnh phổ biến nhất là viêm phổi, viêm não tiểu cầu thấp, viêm tai và viêm phế quản.
Phòng ngừa
Bạn hãy bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi bằng cách cho bé tiêm chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa bệnh sởi và quai bị (MMR) có thể được tiêm chủng cho trẻ 12 tháng tuổi lần đầu và với liều thứ hai trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Người lớn chưa bao giờ được chủng ngừa có thể yêu cầu vắcxin MMR từ bác sĩ của họ.
Nhìn chung, cả hai virus lây truyền bệnh phát ban đỏ và bệnh sởi đều có trong không khí và con người có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc chất lỏng của người bệnh như chia sẻ thìa, muỗng. Ở bệnh ban đào, các vết ban chỉ xuất hiện khi cơn sốt qua đi, còn phát ban xuất hiện ở bệnh sởi khi đứa trẻ vẫn đang trong cơn sốt. Bên cạnh đó, có thể phòng ngừa sởi bởi vắc-xin (MMR) trong khi bệnh ban đào thì không có cách phòng ngừa nào rõ ràng.
Các bậc phụ huynh nên phân biệt rõ để có cách chữa trị và phòng ngừa đúng đắn cho bé nhà mình.