Đánh trống ngực là hiện tượng nhịp tim nhanh bất thường khiến bạn cảm thấy tim đã bỏ qua hoặc thêm một vài nhịp trong khoảng thời gian rất ngắn. Nó còn mang lại cho bạn cảm giác tim đang chạy đua nhịp đập với thời gian.
Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp đều vô hại và tự khỏi. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, đánh trống ngực tim đập nhanh có thể gây ra những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên nhận thấy cơn đánh trống ngực dù nó chỉ thoáng qua, hãy đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán tình trạng này.
Nguyên nhân gây đánh trống ngực khó thở
Đánh trống ngực là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân khiến tim đập nhanh bất thường. Trong đó, phổ biến nhất là những lý do xuất phát từ tác động của các yếu tố như:
♠ Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ mạnh
♠ Sử dụng chất kích thích như caffeine có trong cà phê hoặc nicotine trong thuốc lá, xì gà.
♠ Chịu lực tác động lớn vào ngực
♠ Lo lắng, bất an hoặc sốc, sợ hãi, hoảng loạn
♠ Cơ thể bị mất nước
♠ Rối loạn điện giải
♠ Lượng đường trong máu thấp
♠ Thiếu máu
♠ Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc mắc bệnh cường giáp
♠ Mất máu
♠ Sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Đó có thể là thuốc ho, thuốc cảm hoặc các loại thảo dược, bổ sung chất dinh dưỡng
♠ Đang điều trị các bệnh lý khác bằng thuốc chẹn beta, thuốc hen suyễn hoặc thuốc làm thông mũi…
♠ Rối loạn nhịp tim hoặc hở van tim
♠ Ở phụ nữ, đôi khi cơn đánh trống ngực xuất hiện do thay đổi nội tiết tố khi bước đến những giai đoạn cuộc đời khác nhau như mang thai, mãn kinh.
Trong nhiều trường hợp, đánh trống ngực khó thở không phải là dấu hiệu sức khỏe bất ổn nhưng cũng có khi nó đang gửi tín hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim hoặc các căn bệnh khác liên quan đến hệ tim mạch. Đó là lý do vì sao bạn cần gặp bác sĩ để biết đánh trống ngực là bệnh gì và không nên chủ quan hoặc phớt lờ dù nó chỉ thoáng qua.
Đánh trống ngực là bệnh gì?
Vì có nhiều nguyên nhân khiến cơn đánh trống ngực xuất hiện nên có thể bác sĩ rất khó chẩn đoán bệnh.
Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất của bệnh nhân thật kỹ lưỡng và toàn diện để xác định nguyên nhân. Trong khi thăm khám, bác sĩ có thể hỏi bạn những thông tin liên quan đến hoạt động thể chất thường ngày, mức độ căng thẳng trong cuộc sống, các loại thuốc đang sử dụng hoặc tình trạng sức khỏe trước khi xảy ra hiện tượng tim đập nhanh.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm để có cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Các xét nghiệm đó thường là:
♥ Xét nghiệm máu
♥ Xét nghiệm nước tiểu
♥ Điện tâm đồ
♥ Chụp X-quang ngực
♥ Điện tim
♥ Chụp động mạch vành
Đánh trống ngực có nguy hiểm không?
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, khi cơn đánh trống ngực khó thở xuất hiện thì bạn phải được chăm sóc y tế càng nhanh càng tốt.
Nếu hệ tim mạch của bạn đang khỏe mạnh nhưng hiện tương này xuất hiện kèm những dấu hiệu sau thì bạn phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra:
Θ Chóng mặt
Θ Mệt lả người
Θ Ngất xỉu
Θ Mất ý thức
Θ Khó thở
Θ Đổ quá nhiều mồ hôi
Θ Đau ngực hoặc có cảm giác đang chịu áp lực lớn ở lồng ngực trái
Θ Đau ở cánh tay, cổ, ngực, hàm hoặc phần lưng trên
Đặc biệt, lúc bạn đang nghỉ ngơi nhưng cơn đánh trống ngực khó thở xuất hiện với hơn 100 nhịp tim mỗi phút thì bạn không được chần chừ đi thăm khám ở bệnh viện. Kết quả chẩn đoán của bác sĩ sẽ cho bạn biết hiện tượng đánh trống ngực có nguy hiểm không để có hướng xử lý phù hợp.
Điều trị đánh trống ngực
Liệu pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơn đánh trống ngực xuất hiện khi bạn tập thể dục, vận động quá mức hoặc do các yếu tố tâm lý thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn chứ không cần phải điều trị y khoa.
Nếu nguyên nhân đến từ lối sống không lành mạnh như thường xuyên dùng chất kích thích hoặc hút thuốc lá thì cách điều trị tốt nhất là cắt giảm hoặc bỏ hẳn những thói quen này.
Trường hợp bác sĩ đã xác định cơn đánh trống ngực khó thở của bạn có liên quan đến những loại thuốc bạn đang dùng để điều trị các bệnh lý khác thì có thể bác sĩ sẽ cân nhắc khuyên bạn thay thế loại thuốc đó bằng một loại thuốc khác.
Nếu các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị khó thở tim đập nhanh thì có thể bạn phải điều trị bằng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, nếu thuốc không mang lại hiệu quả điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành phẫu thuật.
Cách ngăn ngừa hiện tượng khó thở tim đập nhanh bất thương
Dù có nhiều khi cơn khó thở tim đập nhanh chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng nó vẫn đáng để chúng ta phải lo lắng. Vì thế, bạn hãy cố gắng ngăn ngừa những yếu tố có thể khiến cơn đánh trống ngực xuất hiện.
Sau khi đi thăm khám ở bệnh viện, nếu bác sĩ cho rằng bạn không cần phải điều trị hiện tượng nhịp tim nhanh bất thường thì bạn chỉ cần thực hiện những bước sau để hạn chế tình trạng này lặp lại:
♥ Cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Khi thấy bất an hoặc căng thẳng cực độ, hãy ngồi xuống, hít thở sâu và thực hiện vài tư thế yoga thư giãn.
♥ Xác định khả năng tập luyện của bản thân để duy trì cường độ thích hợp, tránh việc tập quá sức khiến thể chất bị suy nhược.
♥ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với sự cân bằng dưỡng chất. Bạn hãy thường xuyên ăn các loại thực phẩm tự nhiên, hạn chế thức ăn công nghiệp.
♥ Nếu bạn đang mắc bệnh về huyết áp hoặc tiểu đường thì hãy cố gắng kiểm soát chúng. Những căn bệnh này có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn.
♥ Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
♥ Nếu thuốc điều trị bệnh khác gây ra cơn đánh trống ngực, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đổi loại thuốc khác.
♥ Giữ tinh thần cân bằng và thư giãn, tránh làm việc quá sức hoặc để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng dài ngày.
Đánh trống ngực có nguy hiểm không cần căn cứ vào nhiều yếu tố như tần suất, mức độ nghiêm trọng…Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán đánh trống ngực là bệnh gì của bác sĩ là câu trả lời chính xác nhất.