Ngủ ít hay nhiều có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não?

(4.19) - 10 đánh giá

Theo một nghiên cứu mới, những bệnh nhân cao huyết áp có số giờ ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm có thể sẽ có tỷ lệ mắc chứng đột quỵ tăng lên đáng kể.

Theo dữ liệu được phân tích từ hơn 200.000 cư dân Mỹ bị cao huyết áp, các nhà khoa học đã xác định những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ lên đến 83% so với những người có lượng thời gian ngủ lành mạnh là 7 – 8 giờ.

Theo một nghiên cứu, những người ngủ quá nhiều, hơn 8 giờ mỗi đêm cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn 74% so với người có giấc ngủ lành mạnh.

“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, đặc biệt là với những trường hợp của bệnh nhân ngủ ít giờ, vì hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh rằng đột quỵ hiếm khi xảy ra với những người có thời gian ngủ ngắn”, theo tác giả nghiên cứu –tiến sĩ Oluwaseun Akinseye, thuộc khoa nội, Trường Icahn – trực thuộc Bệnh viện Mount Sinai, thành phố New York.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được nguy cơ đột quỵ của trường hợp này là tăng gần gấp đôi”, ông Akinseye nói thêm.

Mặc dù nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên quan giữa thời gian ngủ và nguy cơ đột quỵ ở những người bị huyết áp cao, tuy nhiên, nó vẫn chưa được chứng minh cụ thể trên mối liên hệ nhân – quả.

Khoảng 1/3 số người trưởng thành tại Hoa Kỳ đang mắc chứng bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp, là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cũng như nhiều hình thức khác của bệnh tim.

Mỗi năm có khoảng 800.000 người tại Hoa Kỳ bị đột quỵ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Đột quỵ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khuyết tật ở Hoa Kỳ, theo CDC. Phần lớn những cơn đột quỵ xuất phát từ khối máu đông ở não, các trường hợp còn lại là do vỡ mạch máu.

Akinseye và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng dữ liệu thu thập được trong hơn 9 năm từ Khảo sát Phỏng vấn Y tế Quốc gia Hoa Kỳ của gần 204.000 người Mỹ bị cao huyết áp. Theo đó, nguy cơ mắc đột quỵ ở những người ngủ quá nhiều là gần 14%; 11% với những người ngủ không đủ giấc; 6% ở những người ngủ ít (5–6 giờ mỗi đêm); và chỉ khoảng 5% trong số đó là những người có giờ ngủ lành mạnh.

Kết quả đã được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện y tế khác; các yếu tố nhân khẩu học; và các yếu tố hành vi như hút thuốc và hoạt động thể chất, Akinseye nói.

Lý do của sự liên quan giữa đột quỵ và thời gian ngủ vẫn chưa rõ ràng, ông nói. Tuy nhiên, ông đã bổ sung rằng một giấc ngủ ngắn cũng góp phần dẫn đến mức cortisol (hay còn được gọi là “hormone căng thẳng” trong cơ thể) cao, trong khi đó, việc ngủ quá nhiều cũng được cho là có liên quan đến việc sản sinh hóa chất gây viêm.

Tiến sĩ Amy Tai, trợ lý giáo sư lâm sàng thần kinh học và khoa học thần kinh tại Đại học Stanford Trường Đại học Y ở Palo Alto, Calif., cho biết: kết quả nghiên cứu còn hạn chế do người tham gia tự báo cáo lượng thời gian ngủ của họ.

“Việc tự báo cáo sẽ gây khó khăn trong việc xác định chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân”, Tai, người không tham gia trong nghiên cứu mới cho biết. “Rất khó để chỉ ra được sự khác biệt giữa các bệnh nhân”.

Những nghiên cứu trong tương lai nên bổ sung một hình thức nào đó đáng tin cậy hơn trong việc theo dõi giấc ngủ, Tai cho biết.

“Cần có màn hình đo lường không chỉ khoảng thời gian mà còn nên bao gồm cả chất lượng giấc ngủ”, cô nói. “Tôi nghĩ rằng các nghiên cứu nên sử dụng một thước đo khách quan hơn về giấc ngủ, chẳng hạn như các thiết bị từ xa hoặc ghi hình cũng rất hữu ích trong việc thu thập dữ liệu khách quan để khắc phục những hạn chế của việc tự báo cáo”.

Để ngủ nhiều hơn giúp giảm nguy cơ đột quỵ

  • Tránh uống rượu, sử dụng thuốc lá và hạn chế ăn quá nhiều vào 2–3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Nên duy trì giờ giấc ngủ và thức dậy đều đặn, ngay cả vào những ngày cuối tuần.
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày, vào những khoảng thời gian bất kì vào ban ngày hoặc ban đêm, miễn là các bài tập không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ từ 20ºC trở lên.
  • Hạn chế ngủ trưa nếu bạn thường xuyên bị khó ngủ vào ban đêm.
  • Dẹp các thiết bị điện tử của bạn đi trước khi đi ngủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách đi bộ nhanh giúp bạn tăng cường sức khỏe

(47)
Đi bộ nhanh là bài tập cường độ cao bạn có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến phòng tập để sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Bài tập với 30 ... [xem thêm]

Chứng ngủ rũ

(97)
Tìm hiểu chungChứng ngủ rũ là gì?Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo, là một nguyên nhân có ... [xem thêm]

Lichen xơ hóa

(99)
Định nghĩaLichen xơ hóa (bạch biến âm hộ, vết trắng âm đạo) là bệnh gì?Lichen xơ hóa, hay còn gọi là bệnh bạch biến âm hộ hoặc vết trắng âm đạo, là ... [xem thêm]

20 cách giúp bạn phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm

(65)
Bạn cần phải hành động nhanh chóng để phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm trước khi nhiễm bệnh. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ai đó bị bệnh trong ... [xem thêm]

4 bí quyết cần nhớ nếu bạn muốn giảm cân nhanh sau sinh

(49)
Giảm cân sau sinh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều sản phụ. Chỉ một chút thay đổi trong lối sống, tăng cường tập luyện và kiên trì thì ... [xem thêm]

8 cách phòng ngừa rối loạn cương dương cho nam giới

(62)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Đường huyết tăng cao phải làm thế nào?

(23)
Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị ... [xem thêm]

Thực phẩm nào thường chứa chất béo chuyển hóa?

(90)
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo chưa bão hòa nhưng hoạt động như chất béo bão hòa bởi cấu trúc hóa học của nó. Chất béo chuyển hóa làm tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN