Tìm hiểu chung
Bệnh gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, nằm dưới xương sườn, phía bên phải của bụng. Đồng thời, đây cũng là bộ phận đảm đương nhiều công việc nhất trong cơ thể, ví dụ như:
- Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
- Lọc thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Dự trữ năng lượng cho cơ thể
Bệnh gan xảy ra sẽ làm tổn thương các mô tế bào của cơ quan này. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp, tình trạng thương tổn tế bào gan rất dễ để lại sẹo (suy gan và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân bệnh gan là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan, một số nguyên nhân chính là:
Nhiễm trùng
Ký sinh trùng và virus có thể lây nhiễm vào gan, gây viêm và làm suy giảm chức năng gan. Các virus gây tổn thương gan có thể lây lan qua máu, tinh dịch, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nước hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Các loại virus phổ biến nhất gây bệnh gan là virus viêm gan, bao gồm:
- Viêm gan siêu vi A
- Viêm gan siêu vi B
- Viêm gan siêu vi C
Rối loạn tự miễn
Bệnh tự miễn hay rối loạn tự miễn đề cập đến tình trạng hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả tế bào gan. Một số ví dụ về bệnh gan tự miễn có thể kể đến như:
- Viêm gan tự miễn
- bệnh tiểu đường
- Bị Các dấu hiệu bệnh gan
Mặc dù tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng không còn hiếm gặp nhưng thực tế, nhiều người vẫn chưa biết bệnh gan có những triệu chứng gì. Theo bác sĩ, những biểu hiện bệnh gan thường gặp có thể gồm:
- Da và mắt xuất hiện màu vàng (bệnh vàng da)
- Trướng bụng
- Sưng ở chân và mắt cá chân
- Ngứa da
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân bạc màu hoặc phân có máu
- Mệt mỏi kéo dài
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Ăn mất ngon
- Dễ bị bầm tím
Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơ thể bộc lộ bất kỳ triệu chứng bệnh gan nào được đề cập ở trên. Đặc biệt, nếu bạn bị đau bụng dữ dội và tình trạng này không tự thuyên giảm sau vài ngày, bạn sẽ cần được cấp cứu ngay lập tức.
Biến chứng của bệnh gan là gì?
“Bệnh gan có nguy hiểm không?” là một trong những mối bận tâm hàng đầu của người không may gặp phải vấn đề sức khỏe này. Nếu các bệnh về gan không được điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu, người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng sau:
- Phù não: xảy ra khi các chất lỏng trong não tích tụ quá mức gây tăng áp lực khiến não không có đủ oxy để hoạt động
- paracetamol (còn gọi là acetaminophen quá liều), việc điều trị chỉ bao gồm chữa triệu chứng và súc rửa ruột
- Khi nguyên nhân là một bệnh nhiễm virus như virus viêm gan A hoặc B, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị nhiễm trùng và theo dõi tình trạng sức khỏe gan thường xuyên
Một số bệnh về gan có thể được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngưng uống rượu hoặc giảm cân. Tuy nhiên, không ít các bệnh về gan khác có thể phải điều trị bằng cách kết hợp cả việc dùng thuốc đặc trị và phẫu thuật. Đối với tình trạng suy gan giai đoạn cuối, người bệnh chỉ còn lựa chọn ghép gan.
Bạn đã biết cách kiểm soát tốt bệnh gan là gì chưa?
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng có thể góp phần làm lành một số thương tổn ở gan, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh biến chứng của bệnh gan. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không khoa học sẽ tạo thêm áp lực công việc đè nặng lên cơ quan này, tạo điều kiện cho các bệnh về gan phát triển nghiêm trọng hơn.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống tốt nhất cho gan cũng như có được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như:
- Hạn chế tiêu thụ bia rượu và các thực phẩm, món ăn dầu chất béo
- Mỗi ngày ăn khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa rằng một người đàn ông 70kg nên ăn 70g protein mỗi ngày. Người có lá gan bị hư hỏng nặng có thể cần phải ăn ít protein. Tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu protein của bạn.
- Hãy bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B
- Giảm lượng muối tiêu thụ (thường ít hơn 1500mg mỗi ngày) nếu bạn đang bị thừa dịch trong cơ thể