Viêm cầu thận

(4.47) - 16 đánh giá

Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ bị một bệnh lí gọi là viêm thận cấp. Viêm thận cấp do nhiều nguyên nhân và có thể dẫn đến suy thận.

Viêm thận có nhiều loại:

  • Viêm thận kẽ: Viêm ở khoảng giữa những ống thận và các ống thận hình thành nước tiểu. Thận sẽ bị sưng lên.
  • Viêm bể thận: Là một nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang, lên niệu quản và đến bể thận. 2 niệu quản là 2 ống vận chuyển nước tiểu từ mỗi bên xuống đến bàng quang, một khối cơ giữ nước tiểu đến khi nó được tống xuất ra ngoài.
  • Viêm cầu thận: Hiện tượng viêm ở các cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch nhỏ cho máu đi qua và thực hiện nhiệm vụ lọc. Khi cầu thận bị viêm và tổn thương thì nó sẽ không lọc máu được một cách bình thường.
Xem thêm bài Hội chứng thận hư của TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và BS. Huỳnh Bá Tín

Những nguyên nhân gây viêm thận cấp

Mỗi một loại viêm thận có một nguyên nhân của nó:

  • Viêm thận kẽ: thường do phản ứng dị ứng với thuốc hay kháng sinh. Đó là phản ứng tức khắc của cơ thể với tác nhân ngoại lai. Những nguyên nhân khác bao gồm: giảm kali máu (là một khoáng chất giúp điều hòa hoạt động trong cơ thể), bao gồm chuyển hóa. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây tổn thương nhu mô thận.
  • Viêm bể thận: phần lớn nhiễm trùng bể thận gây ra do vi khuẩn e.coli, là một họ vi khuẩn đường ruột. Mặc dù nhiễm khuẩn ngược dòng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bể thận, nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: nội soi niệu đạo-bàng quang, phẫu thuật niệu quản, bàng quang, thận hoặc do sỏi thận (những cấu trúc như đá gồm chất khoáng và các chất thải khác).
  • Viêm cầu thận: nguyên nhân chính của loại viêm thận này vẫn chưa được biết rõ. Có thể do: vấn đề của hệ miễn dịch, tiền sử ung thư, bị vỡ ổ áp xe và đi đến thận thông qua tuần hoàn máu.

Yếu tố nguy cơ

Nhiều người có nguy cơ cao bị viêm thận cấp. Các nguyên nhân này bao gồm:

  • tiền sử gia đình bị bệnh thận và nhiễm trùng
  • bệnh tự miễn, ví dụ như lupus.
  • dùng quá nhiều thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • phẫu thuật gần đây ở đường tiết niệu.

Những triệu chứng của viêm thận cấp

Những triệu chứng của bạn sẽ thay đổi tùy theo loại viêm cầu thận bạn đang mắc. Những triệu chứng phổ biến cho cả 3 loại viêm cầu thận là:

  • đau ở hố chậu
  • đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • thường xuyên muốn đi tiểu (tiểu lắt nhắt)
  • nước tiểu đục
  • có máu và mủ hiện diện trong nước tiểu
  • đau ở vùng thận hoặc bụng
  • phù, thường ở mặt, chân (cẳng chân và bàn chân)
  • nôn mửa
  • sốt
  • cao huyết áp
  • viêm cầu thận.

Chẩn đoán bệnh thận cấp

Nhiều xét nghiệm khác nhau cần được làm để chẩn đoán một trường hợp viêm thận cấp. Những xét nghiệm bao gồm:

  • sinh thiết thận.
  • xét nghiệm máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể giúp dò ra và định vị ổ nhiễm trùng. Sự hiện diện của bất thường trong công thức máu (tỉ lệ các tế bào máu) cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
  • CT scanner – chụp lại những bức ảnh trong khung chậu và ổ bụng.

Điều trị viêm thận cấp

Thuốc

Kháng sinh và giảm đau có thể được sử dụng nếu bạn bị viêm thận bể thận cấp. Nếu có cao huyết áp, bạn có thể sử dụng thuốc chẹn kênh calci.

Bạn có thể cần đến corticoid hay các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn (viêm thận kẽ, viêm thận bể thận). Nước giúp cho thận của bạn lọc và đào thải tốt hơn các chất độc gây cản trở sự hồi phục của bạn. Bạn cũng có thể được khuyên ăn ít muối hơn (viêm cầu thận), để tránh sự quá tải dịch tuần hoàn.

Cần làm gì về lâu về dài?

Cả 3 loại viêm cầu thận đều cần được điều trị ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến suy thận. Suy thận xảy ra khi một hoặc cả 2 thận đều ngừng hoạt động (trong một thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn, cấp – mạn). Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải được lọc máu. Sự lọc máu này tương tự như thận bạn làm việc nhưng cần đến một cái máy.

Vì lý do này mà bạn cần được điều trị ngay khi có bất thường nào ở thận.

Tài liệu tham khảo

http://www.healthline.com/health/acute-nephritic-syndrome#symptoms5

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Huỳnh Bá Tín - TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Protein niệu

(73)
Nếu như chức năng lọc của thận bị tổn thương, albumin và một số protein khác lớn hơn từ trong máu có thể thoát qua màng lọc cầu thận và vào trong nước ... [xem thêm]

Đái tháo nhạt

(76)
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng điều chỉnh cân bằng lượng nước trong cơ thể. Thận không còn khả năng giữ nước và điều này gây tiểu ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh ung thư thận

(10)
Hầu hết các trường hợp ung thư thận được phát hiện ở những người trên 60 tuổi, đôi khi nó cũng xảy ra ở người trẻ. Triệu chứng sớm nhất là máu ... [xem thêm]

Các bài tập sàn chậu

(61)
Nếu như bạn gặp vấn đề về việc tiểu không tự chủ, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ các bài tập sàn chậu. Đây là một trong những phương ... [xem thêm]

Chứng đi tiểu không tự chủ

(43)
Chứng đi tiểu không tự chủ là dạng bệnh phổ biến nhất của tiểu không tự chủ. Nó có nghĩa là bạn bị són nước tiểu khi tăng áp lực lên bàng quang, như ... [xem thêm]

Són tiểu

(85)
Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. ... [xem thêm]

Đái dầm

(10)
Đái dầm là triệu chứng phổ biến. Theo thời gian, hầu hết trẻ đều trở nên “khô ráo” vào ban đêm mà không cần điều trị gì. Việc lựa chọn phương ... [xem thêm]

Thiết bị cảnh báo đái dầm ở trẻ em

(62)
Sử dụng thiết bị cảnh báo giảm đái dầm ở 2/3 số trẻ trong quá trình điều trị và khoảng một nửa trẻ vẫn duy trì được tình trạng khô ráo sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN