Vì sao thực phẩm siêu chế biến khiến bạn ăn nhiều hơn?

(3.8) - 32 đánh giá

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực phẩm “siêu chế biến”, thường được gọi tắt là “thực phẩm chế biến”, không những chứa các thành phần gây bất lợi cho sức khỏe mà còn khiến chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn, dễ bị béo phì.

Sơ lược về các nhóm thực phẩm và thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến (ultra processed food) là các loại thực phẩm chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên. Trong đó, có các thành phần không được dùng trong nấu ăn hàng ngày như chất ổn định, chất bảo quản, chất phụ gia, phẩm màu.

Các nhà khoa học phân loại thực phẩm thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu

Nhóm này gồm các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu mà không thêm bất kỳ thành phần khác (không nêm, ướp gia vị). Nó bao gồm các loại thịt, rau củ quả. Rau củ vừa được thu hoạch được rửa sạch hoặc một miếng cá, miếng thịt vừa được xẻ cũng thuộc nhóm này.

Nhóm 2: Thực phẩm nấu ăn

Các loại thực phẩm nhóm 1 khi được nấu và nêm gia vị sẽ thuộc vào nhóm 2 này.

Mục đích chế biến các loại thực phẩm nhóm 2 là khiến chúng ngon hơn, để dùng cho nhu cầu ăn uống ở nhà hoặc làm thành phần nguyên liệu để tiếp tục tạo ra các loại thực phẩm khác.

Nhóm 3: Thực phẩm chế biến

Là loại thực phẩm có được khi thêm thực phẩm nhóm 2 vào thực phẩm nhóm 1. Hầu hết thực phẩm nhóm 3 sẽ có 2-3 thành phần. Chế biến thực phẩm nhóm 3 là để tăng độ bền và thay đổi hương vị của thực phẩm nhóm 1.

Các loại thực phẩm như cá, rau củ quả đóng hộp (có thể được nêm gia vị và thêm vào phụ gia bảo quản) là thực phẩm chế biến.

Các loại rượu, bia được làm từ thực phẩm nhóm 1 cũng được xếp vào nhóm 3 này.

Nhóm 4: Thực phẩm siêu chế biến

Là các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên, bao gồm cả các thành phần được sử dụng cho thực phẩm chế biến nhóm 3 như muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất bảo quản.

Ngoài ra, đặc trưng của thực phẩm “siêu chế biến” là chúng chứa các thành phần lạ, không thường sử dụng trong ẩm thực thông thường như phụ gia (casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, sirô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS).

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 loại thực phẩm gây ung thư mà bạn cần tránh sử dụng

Ăn thực phẩm siêu chế biến

Thực tế thì thực phẩm chế biến sẵn thường thuận tiện hơn, vị đậm đà hơn, tiết kiệm hơn. Do đó, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn. Nếu chế độ ăn của bạn có tỷ lệ thực phẩm “siêu chế biến” cao thì hẳn là bạn ăn lượng thức ăn nhiều hơn so với khi theo chế độ ăn không có hoặc có ít thực phẩm chế biến.

Một vài loại thực phẩm “siêu chế biến” là khoai tây chiên, xúc xích, mì ăn liền, nước ngọt…

Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ thực phẩm “siêu chế biến” và dịch bệnh béo phì có liên hệ với nhau.

Gần đây, các chuyên gia đã thực hiện thử nghiệm để so sánh sự khác biệt về mức tiêu thụ calo giữa chế độ ăn bao gồm thực phẩm chưa chế biến và chế độ ăn bao gồm nhiều thực phẩm “siêu chế biến”. Những người tham gia được phân cho một trong hai chế độ ăn: chế độ ăn không bao gồm thực phẩm chế biến và chế độ ăn có bao gồm thực phẩm “siêu chế biến”. Sau hai tuần, họ sẽ chuyển sang chế độ ăn còn lại, cũng kéo dài hai tuần.

Những người tình nguyện tham gia thí nghiệm ăn đủ 3 bữa/ngày. Họ được phát cho nước đóng chai và các phần ăn nhẹ tương ứng với từng chế độ ăn và các phần ăn nhẹ này được kiểm soát để lượng chất béo (và các chất dinh dưỡng khác như carbohydrate, đường, muối) như nhau. Họ có thể thoái mái ăn những gì mình muốn. Tất cả những gì họ ăn uống đều được các nhà nghiên cứu ghi nhận lại.

Kết quả là khi theo chế độ ăn có bao gồm thực phẩm “siêu chế biến”, các tình nguyện viên tăng trung bình 2kg, còn khi theo chế độ ăn không bao gồm thực phẩm “siêu chế biến”, họ giảm trung bình 0,9kg. Có thể thấy, khi theo chế độ ăn có bao gồm thực phẩm “siêu chế biến”, người ta có xu hướng ăn thêm nhiều thực phẩm (cụ thể là cỡ 500 calo mỗi ngày) và tăng cân nhiều hơn.

Vì sao bạn ăn nhiều hơn?

Lý giải của các nhà nghiên cứu cho kết quả này như sau: Thực phẩm “siêu chế biến” bao gồm các loại thực phẩm với mật độ calo cao hơn và có hàm lượng nước ít hơn, khiến chúng ta khi ăn vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với lượng thức ăn đó và muốn ăn nữa. Điều này có nghĩa là ta có xu hướng ăn nhiều hơn và nạp nhiều calo hơn khi theo đuổi chế độ ăn có bao gồm thực phẩm “siêu chế biến”.

Ngoài ra, còn một giả thuyết khác: Chúng ta ăn nhiều hơn là do tốc độ ăn.

Mọi người ăn thực phẩm “siêu chế biến” nhanh hơn, và điều này dẫn tới việc ăn quá nhiều. Giả thuyết này cũng có lý vì một trong những lời khuyên để giảm cân chính là tập trung ăn chậm nhai kỹ. Ăn nhanh khiến chúng ta ăn nhiều hơn, nạp nhiều calo hơn và quá nhiều nhiên liệu được nạp vào cơ thể khiến cơ thể không thể tiêu thụ hết, bị tồn dư dẫn tới tích tụ trong cơ thể gây béo phì.

Trong điều kiện thí nghiệm, các phần ăn được làm sẵn cho tình nguyện viên (tức là rất tiện lợi và tình nguyện viên không phải quan tâm đến vấn đề chi phí). Nhưng trên thực tế thì thực phẩm “siêu chế biến” có vị đậm đà thỏa mãn vị giác của người dùng (nhiều natri, đường, muối), vô cùng tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, có rất nhiều người chọn ăn các loại thực phẩm “siêu chế biến”. Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ ung thư trong cộng đồng, gây áp lực lên hệ thống y tế trong những thập kỷ tiếp theo.

Thực phẩm “siêu chế biến” làm tăng ngay cơ tử vong sớm lên 14% (theo một nghiên cứu tại Pháp) do chúng góp phần gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe.

Kết luận

Không phải tất cả thực phẩm chế biến đều xấu. Một số thực phẩm được chế biến đơn giản có thể hữu ích cho những người bận rộn và giúp chúng ta ăn được nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Khi không có trái cây tươi, bạn có thể mua trái cây đóng hộp, hay các loại sữa và nước trái cây có bổ sung canxi, vitamin D tốt cho sức khỏe. Rau củ rửa sạch và cắt sẵn rất tiện lợi cho những người bận rộn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm đóng hộp có tốt cho sức khỏe của bạn không?

Thực phẩm chế biến cũng có mặt tích cực của nó, nhưng bạn cần nhớ tránh những loại thực phẩm “siêu chế biến” có nhiều đường, chất béo và natri.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Muốn tương lai con tốt đẹp, hãy từ bỏ 8 sai lầm trong cách nuôi dạy con cái

(28)
Bố mẹ luôn mong muốn nuôi dạy con cái thành những đứa trẻ hạnh phúc và gặt hái thành công trong tương lai, nhưng đôi khi họ cũng gặp thất bại. Sai lầm ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm cần tránh khi bị đau thần kinh tọa

(43)
Để điều trị tận gốc tình trạng đau thần kinh tọa, bạn không những phải tuân thủ theo liệu trình điều trị mà còn phải thay đổi thói quen sinh hoạt và ... [xem thêm]

4 nguyên nhân hàng đầu gây chướng bụng ở trẻ nhỏ

(87)
Tình trạng chướng bụng ở trẻ thường làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là khi bạn không biết được nguyên nhân của nó là gì, trong khi các bé lại ... [xem thêm]

Sự thật về những số liệu đái tháo đường, bạn đã biết chưa?

(39)
14 tháng 11 là ngày Đái tháo đường Thế giới. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm giúp mọi người hiểu rõ về đái tháo đường cũng như ngăn chặn nguy cơ gia ... [xem thêm]

Tập thể dục điều độ mới khỏe đẹp như ý!

(33)
Bạn tập thể dục thất thường và đôi khi lại tập luyện quá sức rồi ngừng nghỉ thời gian dài, điều này tưởng như bình thường nhưng lại rất có hại ... [xem thêm]

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

(13)
Bí quyết nấu ăn nhanh của bạn là chiên trứng, luộc rau hoặc chế một tô mì chưa tới 5 phút? Nếu chỉ bấy nhiêu món thì bạn sẽ rất nhanh chán. Hãy học ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm cần tránh trong năm đầu đời của bé

(76)
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, vì thế bạn cần hết sức cẩn thận khi cho con ăn. Hãy tham khảo bảy ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc bôi Fucidin (Phần 1)

(10)
Các chứng viêm da luôn là một nỗi lo âu phiền muộn, đặc biệt khi trẻ em cũng mắc các bệnh về da do nhiễm khuẩn. Thuốc Fucidin sẽ là một trong các lựa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN