Viêm mũi vận mạch

(3.98) - 49 đánh giá

Viêm mũi vận mạch rất thường gặp và là một trong số các bệnh viêm mũi. Biểu hiện của bệnh tương tự như các dạng viêm mũi khác với triệu chứng nổi bật là nghẹt mũi và chảy nước mũi trong. Bệnh thường tự hết sau khi ngưng tiếp xúc với chất kích ứng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cũng cần sử dụng thêm một số loại thuốc chống sung huyết mũi mới có thể làm giảm triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi là viêm niêm mạc mũi với đặc điểm là tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Viêm mũi vận mạch thường được gọi là viêm mũi dị ứng liên quan đến hắt hơi mạn tính hoặc chảy nước mũi, tắc nghẽn có nguyên nhân rõ rệt.

Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch tương tự như viêm mũi dị ứng. Viêm mũi vận mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng có thể khiến người bệnh khó chịu nhưng mức độ không nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể tự xuất hiện và biến mất. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn nếu không được điều trị. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thường bao gồm:

  • Dịch chảy vào hệ thống xoang qua mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi

Bạn có thể gặp một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Cơn đau xoang mũi trở nên nghiêm trọng hơn
  • Các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm sau khi đã tự điều trị và dùng thuốc không kê đơn
  • Gặp những phản ứng phụ khó chịu từ các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm mũi vận mạch?

Bệnh xảy ra khi các mạch máu trong mũi giãn rộng, có thể dẫn đến sung huyết và gây tắc nghẽn. Chất nhầy cũng có thể chảy ra từ mũi. Nguyên nhân gây giãn các mạch máu bên trong mũi vẫn chưa được biết đến. Một số chất kích hoạt thông thường có thể tạo ra phản ứng này bao gồm:

  • Nước hoa, mùi hôi, khói thuốc hoặc khói thuốc hít thụ động
  • Thay đổi thời tiết, đặc biệt khi thời tiết khô
  • Nhiễm virus (cảm lạnh hoặc cúm)
  • Ăn thực phẩm hoặc đồ uống nóng, cay
  • Dùng các loại thuốc như aspirin hoặc ibuprofen
  • Thay đổi nội tiết tố do mang thai, kinh nguyệt, sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các tình trạng về hormone khác như chứng suy giáp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm mũi vận mạch?

Đây là một bệnh rất phổ biến. Mặc dù có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra nhất ở người trên 20 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới.

Bạn có thể quản lý bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm mũi vận mạch?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi vận mạch, bao gồm:

  • Tiếp xúc với các chất kích ứng như khói, khí thải hoặc khói thuốc lá.
  • Trên 20 tuổi. Không giống như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường xảy ra ở người trên 20 tuổi.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi. Sử dụng thuốc giảm tắc, thông mũi hoặc thuốc xịt mũi trong một vài ngày có thể gây tắc nghẽn mũi nặng hơn khi người nghẹt mũi bị mệt mỏi, thường được gọi là tắc nghẽn hồi phục.
  • Phụ nữ. Do thay đổi hormone, tắc nghẽn mũi thường nghiêm trọng hơn khi bạn có kinh nguyệt và mang thai.
  • Những tình trạng sức khoẻ nhất định. Một số bệnh mạn tính có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng viêm mũi vận mạch, chẳng hạn như chứng suy giáp và hội chứng mệt mỏi kinh niên.
  • Căng thẳng. Stress về mặt cảm xúc hoặc thể chất có thể gây ra viêm mũi vận mạch ở một số người.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm mũi vận mạch?

Nếu bạn có các triệu chứng bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá nguyên nhân viêm mũi là do dị ứng hay các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ có thể kết luận là viêm mũi vận mạch nếu bạn bị tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi sau khi đã loại trừ các nguyên nhân dị ứng khác hay các vấn đề về xoang.

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra dị ứng (kiểm tra da) để đảm bảo quá trình điều trị suôn sẻ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải chụp CT xoang nhằm phát hiện viêm xoang mạn tính hoặc polyp mũi.

Do các triệu chứng bệnh rất giống nhau, bạn cần thường xuyên kiểm tra dị ứng để loại trừ khả năng viêm mũi dị ứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm mũi vận mạch?

Nếu các triệu chứng trầm trọng hơn, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc để giúp kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Nước muối xịt mũi
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone hoặc triamcinolone
  • Thuốc xịt mũi kháng histamine như azelastine và olopatadine hydrochloride
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic chống rò rỉ như ipratropium
  • Các loại thuốc làm co mạch pseudoephedrine

Trong một số trường hợp, cách điều trị viêm mũi vận mạch là phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi hoặc phục hồi lệch vách ngăn mũi, hỗ trợ cải thiện hiệu quả của các thuốc chống viêm mũi. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không làm giảm triệu chứng.

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm mũi vận mạch?

Một số biện pháp mà bạn có thể sử dụng để điều trị ở nhà là:

  • Các loại nước muối xịt mũi không kê toa
  • Thuốc giảm nghẹt mũi pseudoephedrine hoặc phenylephrine
  • Thuốc kháng histamine như diphenhydramine, clemastine hoặc loratadine
  • Thuốc xịt mũi dạng corticosteroid như fluticasone

Bạn có thể điều trị viêm mũi tại nhà bằng các loại thuốc không kê toa thông thường như nước muối rửa mũi, các loại thuốc làm giảm sung huyết nghẹt mũi và thuốc kháng histamine. Khi triệu chứng bệnh nặng hơn, kéo dài hoặc không đáp ứng với thuốc, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân khác hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy nhược thần kinh

(38)
Tìm hiểu chungSuy nhược thần kinh là bệnh gì?Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là ... [xem thêm]

Chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)

(53)
Tìm hiểu chungChấn thương cơ gân kheo (cơ kéo) là bệnh gì?Chấn thương cơ gân kheo thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình ... [xem thêm]

Morphea

(37)
Tìm hiểu chungMorphea là gì?Morphea là một tình trạng da có liên quan đến một mảng hay nhiều mảng da bị đổi màu hoặc dày cứng trên mặt, cổ, tay, thân hoặc ... [xem thêm]

Viêm màng não mô cầu

(58)
Tìm hiểu chungViêm màng não mô cầu là bệnh gì?Viêm màng não mô cầu là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não rất nghiêm trọng và có ... [xem thêm]

Viêm tinh hoàn

(46)
Ở Việt Nam, viêm tinh hoàn là vấn đề sức khỏe nam giới không hiếm gặp. Theo thời gian, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng phức tạp xảy ra ... [xem thêm]

Thủng màng nhĩ

(41)
Màng nhĩ là lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, chịu trách nhiệm cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi chúng thành các xung thần kinh truyền ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu folate

(78)
Tìm hiểu chungThiếu máu do thiếu folate là bệnh gì?Thiếu máu do thiếu folate là tình trạng thiếu axit folic trong máu. Axit folic là một loại vitamin B giúp cơ thể ... [xem thêm]

Viêm bờ mi

(100)
Bệnh viêm bờ mi (viêm bờ mi mắt) đề cập đến tình trạng sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Tất cả mọi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN