Tăng sản nội mạc tử cung

(4.01) - 60 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tăng sản nội mạc tử cung là bệnh gì?

Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung hay lớp niêm mạc tử cung trở nên quá dày vì tăng trưởng quá mức tế bào. Mặc dù không phải là ung thư nhưng bệnh này có thể dẫn đến ung thư tử cung trong một số trường hợp.

Nội mạc tử cung có khả năng thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để đáp ứng với hormone. Ở đầu chu kỳ, hormone estrogen do buồng trứng tạo ra sẽ giúp lớp niêm mạc phát triển và dày lên để chuẩn bị tử cung cho thai kỳ.

Tiếp theo, vào giữa chu kỳ, trứng được giải phóng khỏi từ buồng trứng (rụng trứng). Sau khi rụng trứng, lượng hormone khác gọi là progesterone bắt đầu phát triển. Progesterone chuẩn bị cho nội mạc tử cung nhận và nuôi dưỡng trứng thụ tinh.

Nếu không có thai, estrogen và progesterone sẽ giảm dần. Khi progesterone bắt đầu giảm, nó sẽ tạo ra kinh nguyệt hoặc tróc lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc tróc hoàn toàn thì một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Tăng sản nội mạc tử cung thường xảy ra do estrogen quá mức nhưng thiếu progesterone. Nếu rụng trứng không xảy ra, progesterone không được tạo ra và lớp niêm mạc không bị tróc ra. Nội mạc tử cung có thể tiếp tục tăng lên khi đáp ứng với estrogen. Các tế bào tạo lớp niêm mạc có thể tích tụ với nhau và có thể trở nên bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành ung thư.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng sản nội mạc tử cung là gì?

Các triệu chứng phổ biến của tăng sản nội mạc tử cung bao gồm:

  • Chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây tăng sản nội mạc tử cung là gì?

Một số bằng chứng cho thấy bệnh này là hệ quả của sự hiện diện quá mức hormone estrogen. Vì sự mất cân bằng hormone này cũng liên quan đến ung thư tử cung nên sự tăng sản đôi khi được coi là tình trạng tiền ung thư. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng hormone:

Phụ nữ tiền mãn kinh (khi rụng trứng thất thường) hoặc phụ nữ sau mãn kinh (khi đã ngưng rụng trứng), phụ nữ kinh nguyệt bất thường hoặc vô sinh hoặc buồng trứng đa nang, phụ nữ béo phì.

Ngoài ra, liệu pháp thay thế estrogen không bổ sung progestin và thuốc điều trị ung thư vú tamoxifen cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh này?

Bệnh này rất thường gặp và có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng sản nội mạc tử cung?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng sản nội mạc tử cung, chẳng hạn như:

  • Tuổi trên 35 tuổi
  • Chủng tộc da trắng
  • Chưa từng mang thai
  • Mãn kinh muộn
  • Có kinh sớm
  • Tiền sử cá nhân mắc một số bệnh như tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh túi mật hoặc bệnh tuyến giáp
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng hoặc tử cung.

Các loại tăng sinh nội mạc tử cung

Có 2 loại tăng sinh nội mạc tử cung

  • Tăng sản nội mạc tử cung điển hình: Không có sự phát triển bất thường tế bào.
  • Tăng sản nội mạc tử cung không điển hình: Có sự phát triển quá mức tế bào bất thường và được xem là một tổn thương tiền ung thư.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu bất thường ở tử cung. Nếu bạn bị chảy máu bất thường và bạn trên 35 tuổi hoặc nếu bạn dưới 35 tuổi và xuất huyết bất thường không khỏi khi điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tăng sản nội mạc tử cung và ung thư, bao gồm:

  • Siêu âm qua âm đạo để đo độ dày của nội mạc tử cung
  • Soi buồng tử cung
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của mô từ nội mạc tử cung và nhìn dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng sản nội mạc tử cung?

Bạn nên tiến hành điều trị theo đúng lịch trình nếu mắc bệnh tăng sản nội mạc tử cung vì tăng sản và tế bào ung thư có thể xuất hiện cùng lúc. Các lựa chọn điều trị sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và loại tăng sinh bạn đang mắc.

Các yếu tố để bác sĩ cân nhắc kế hoạch điều trị bao gồm:

  • Có tế bào tăng sinh không điển hình
  • Tình trạng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
  • Kế hoạch có thai trong tương lai
  • Tiền sử ung thư của gia đình và cá nhân

Trong nhiều trường hợp, tăng sản nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng progestin. Progestin được dùng bằng đường uống, tiêm bắp, trong dụng cụ tử cung hoặc kem âm đạo. Bác sĩ sẽ quyết định liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào tuổi của bạn và loại tăng sản. Điều trị bằng progestin có thể gây ra chảy máu âm đạo giống như một chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có tăng sản không điển hình, đặc biệt là tăng sản không điển hình phức tạp, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên. Nếu không muốn có thêm con nữa, bạn nên cắt bỏ tử cung vì đây phương án điều trị tốt nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với tăng sản nội mạc tử cung.

  • Nếu bạn dùng estrogen sau mãn kinh, bạn cũng cần dùng progestin hoặc progesterone.
  • Nếu kinh nguyệt không đều, bạn nên dùng thêm thuốc ngừa thai vì thuốc này chứa estrogen và progestin. Bạn cũng có thể dùng các dạng khác của progestin.
  • Nếu thừa cân, bạn nên giảm cân vì nguy cơ ung thư nội mạc tử cung gia tăng với mức độ béo phì.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vảy phấn hồng

(93)
Tìm hiểu chungVảy phấn hồng là bệnh gì?Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có ... [xem thêm]

Lạm dụng thuốc kê toa

(45)
Tìm hiểu chungLạm dụng thuốc kê toa là gì?Nếu bạn dùng thuốc không theo cách bác sĩ quy định sẽ được gọi là lạm dụng thuốc theo toa. Vấn đề này có ... [xem thêm]

Xét nghiệm tinh dịch đồ

(79)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tinh dịch đồBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tinh dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm tinh dịch đồXét nghiệm tinh dịch đồ là ... [xem thêm]

Da vẽ nổi

(99)
Tìm hiểu chungChứng da vẽ nổi là gì?Chứng da vẽ nổi là một tình trạng được gọi là viết trên da. Những người bị bệnh da vẽ nổi chỉ cần bị xước da ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã

(53)
Định nghĩaViêm da tiết bã là bệnh gì?Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Viêm da tiết bã làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh ... [xem thêm]

Sinh non

(78)
Sinh non là một vấn đề rất thường gặp. Tuy nhiên, việc biết lý do vì sao và rủi ro mà bé gặp phải khi chào đời quá sớm rất cần thiết. Điều này sẽ ... [xem thêm]

Hội chứng Coffin-Lowry

(76)
Định nghĩaHội chứng Coffin-Lowry là gì?Hội chứng Coffin-Lowry là một tình trạng bệnh lý di truyền trội liên kết với X và làm chậm phát triển tâm thần nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN