Pediasure

(3.57) - 58 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của pediasure là gì?

Pediasure là một sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn, cân bằng được sản xuất đặc biệt dành cho trẻ em từ 1 đến 13 tuổi nhằm giúp trẻ tăng trưởng tốt.

Sản phẩm pediasure khi được dùng ở những đối tượng thích hợp với lượng thích hợp có thể bổ sung dinh dưỡng hoặc được xem như một loại thực phẩm bổ sung.

Bạn nên sử dụng pediasure như thế nào?

Bạn nên hòa một phần bột pediasure (tùy thuộc vào dạng chế phẩm) với nước. Phần còn lại cần được giữ đông lạnh ở 2-40C không quá 24 tiếng. Bạn nhớ dùng thìa đo để lấy sữa.

Bạn nên bảo quản pediasure như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc pediasure ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng pediasure cho người lớn như thế nào?

Bạn nên uống 2-3 phần mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của từng người.

Liều dùng pediasure cho trẻ em như thế nào?

Thông thường, trẻ từ 1 đến 6 tuổi nên uống 1 phần mỗi ngày, trẻ từ 7 đến 10 tuổi nên uống 2 phần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn nhanh, bạn có thể cho trẻ uống 2 hoặc 3 phần mỗi ngày.

Pediasure có những dạng và hàm lượng nào?

Pediasure có dạng bột uống hoặc ống dẫn thức ăn.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pediasure?

HIện chưa có tác dụng phụ không mong muốn được báo cáo khi dùng pediasure. Trong một số trường hợp, nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào, bạn hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng pediasure bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng pediasure, bạn nên biết:

  • Pediasure không chứa gluten và lactose;
  • Không nên dùng cho trẻ bị bệnh galactosemia;
  • Không nên làm ấm sữa bằng lò vi sóng.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú?

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Pediasure có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với pediasure không?

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến pediasure?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Novobedouze®

(68)
Tên gốc: hydroxocobalamine acetateTên biệt dược: Novobedouze®Phân nhóm: vitamin nhóm B/vitamin nhóm B, C kết hợpTác dụngTác dụng của thuốc Novobedouze® là ... [xem thêm]

Aminazin®

(25)
Tác dụngTác dụng của chlorpromazine là gì?Thuốc này có tác dụng điều trị một số rối loạn tâm thần/tâm trạng (ví dụ như chứng tâm thần phân liệt, rối ... [xem thêm]

Thuốc Eflin®

(93)
Tên gốc: triprolidine hydrochloride, pseudoephedrine hydrochlorideTên biệt dược: Eflin®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Eflin® là gì?Thuốc Eflin® ... [xem thêm]

Thuốc Arcoxia 60mg

(30)
Tên hoạt chất: etoricoxibTên thương hiệu: Arcoxia 60mgPhân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụng của thuốc Arcoxia 60mgTác dụng của thuốc Arcoxia 60mg là ... [xem thêm]

Cisapride

(28)
Tác dụngTác dụng của cisapride là gì?Cisapride được sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày (sự trào ngược axit dạ dày vào thực quản), thường ... [xem thêm]

Parafin

(19)
Tên gốc: parafinTên biệt dược: Diprobase®, E45®, Oilatum®, Oilatum Junior®, Cetraben®, Zerocream®, Ultrabase®, Lacri-Lube®Phân nhóm: sản phẩm làm mềm, làm sạch & bảo ... [xem thêm]

Narcan® Nasal Spray

(96)
Tên gốc: naloxone hydrochlorideTên biệt dược: Narcan® Nasal SprayPhân nhóm: thuốc giải độc & khử độcTác dụngTác dụng của thuốc Narcan® Nasal Spray là gì?Narcan® ... [xem thêm]

Thuốc Elthon

(17)
Tên hoạt chất: itopride hydrochlorideTên thương hiệu: ElthonPhân nhóm: Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêmCông dụng thuốc ElthonCông dụng thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN