Trứng vịt: Lợi ích và những lưu ý khi muốn sử dụng

(4.01) - 82 đánh giá

Trứng vịt là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích. Nó cũng trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong công thức của nhiều món bánh. Bạn có thể mua trứng vịt dễ dàng ở chợ, cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị.

Về kích thước, trứng vịt lớn hơn trứng gà. Vỏ trứng có màu trắng hoặc xanh nhạt đặc trưng. Bằng trực quan, vỏ trứng vịt mang lại cảm giác dày, cứng hơn so với vỏ trứng gà. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến giá trị dinh dưỡng, lợi ích cũng như những lưu ý cần thiết khi ăn trứng vịt.

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt

Các loại trứng nói chung là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Không những thế, chúng còn chứa các axit amin thiết yếu để cơ thể xây dựng và tổng hợp protein. Lòng đỏ trứng chứa nhều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.

Trứng vịt có nhiều dinh dưỡng hơn trứng gà là do kích thước của trứng vịt lớn hơn trứng gà. Theo đó, trong 1,5 quả trứng vịt nấu chín (trung bình khoảng 105 gram) có hàm lượng dưỡng chất như sau:

*DV là lượng tiêu thụ được khuyến nghị hằng ngày

Trong đó, hàm lượng vitamin B12 là yếu tố nổi bật trong giá trị dinh dưỡng của trứng vịt. Dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN, thúc đẩy chức năng thần kinh và hình thành tế bào hồng cầu.

Lợi ích sức khỏe

Lòng đỏ trong loại trứng này có màu vàng cam. Màu sắc này là do các sắc tố tự nhiên carotenoid mang lại. Đây là những hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các tế bào và ADN khỏi sự tổn thương do gốc tự do. Những tổn thường này có thể gây ra một số bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác.

Ngoài ra, lòng đỏ trứng vịt còn chứa carotene, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein. Sự thiếu hụt những dưỡng chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mắt như thoái hóa điểm vàng (do tuổi tác), đục thủy tinh thể. Thường xuyên ăn trứng vịt giúp bạn tăng khả năng chống lại những nguy cơ này.

Lòng đỏ trứng cũng rất giàu lecithin và choline. Trong khi đó, choline là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho màng tế bào khỏe mạnh. Nó cũng là dưỡng chất tuyệt vời cho não, chất dẫn truyền thần kinh để duy trì hoạt động ổn định của hệ thần kinh. Lecithin sẽ được chuyển hóa thành choline trong cơ thể bạn.

Lòng trắng trứng giàu protein và có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã xác định được trong lòng trắng trứng có các hợp chất kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Cách sử dụng trứng vịt

Bạn có thể sử dụng trứng vịt tương tự như cách dùng trứng gà. Có nhiều món ăn ngon được chế biến từ trứng như trứng luộc, trứng chiên, trứng ốp la, trứng vịt muối hoặc trứng bắc thảo.

Trứng luộc

Với món trứng luộc, bạn chỉ cần cho chúng vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn tắt bếp và để yên trong khoảng 5-7 phút hoặc thả vào nước mát cho trứng nguội rồi bóc vỏ. Bạn có thể ăn dùng trứng luộc làm nguyên liệu bổ sung vào món salad trộn để thưởng thức.

Trứng vịt muối

Với món trứng vịt muối, Hello Bacsi mời bạn tham khảo cách làm trứng vịt muối ở những bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Trứng vịt
  • Muối
  • Rượu trắng
  • Túi nilong có khóa kéo (hoặc hũ thủy tinh)
  • Túi nilong bình thường

Số lượng mỗi loại nguyên liệu tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

Cách làm trứng vịt muối

  • Rửa sạch trứng vịt, để ráo nước rồi dùng khăn giấy lâu khô trứng hoàn toàn.
  • Cho muối vào một cái tô lớn
  • Đổ rượu vào chiếc bát vừa phải, đặt cạnh tô muối
  • Lấy từng quả trắng ngâm vào rượu trong khoảng 30 giây rồi cho trứng sang tô muối lăn đều cho đến khi muối bám đều xung quanh vỏ trứng. Thực hiện thao tác tương tự cho những quả trứng còn lại.
  • Xếp trứng vào túi nilong có khóa rồi kéo khóa lại. Bọc thêm hai lớp túi nilong bình thường bên ngoài rồi để trứng ở nơi khô thoáng trong khoảng 4-6 tuần là có thể chế biến được.

Trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là món ăn bổ dưỡng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Để làm món này, bạn cần:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Trứng vịt
  • 100g đinh hương
  • 1/2 thìa cà phê bột diêm sinh
  • 3 thìa cà phê bột quế
  • 50g trà mạn
  • 40 chiếc lá trắc bạch diệp
  • 3 thìa cà phê phèn chua
  • 4 quả bồ kết
  • 200g vỏ trấu.

Số lượng nguyên liệu trên để chuẩn bị làm 25-30 quả trứng bắc thảo.

Cách làm trứng vịt bắc thảo

Bước 1:

  • Rửa sạch trứng, để ráo rồi lau khô trứng hoàn toàn bằng khăn giấy.
  • Ngâm trứng trong 3 ngày với 1 lít nước đã hòa phèn chua.

Bước 2:

  • Sao vàng đinh hương rồi tán nhỏ
  • Bồ kết đem nướng cháy rồi tán thành bột nhuyễn
  • Pha trà mạn với 700ml nước sôi, vắt lấy nước, bỏ bã
  • Giã nhuyễn lá trắc bạch diệp rồi trộn đều với bột quế và bột diêm sinh
  • Đem tất cả trộn nhuyễn với nhau để tạo thành hỗn hợp giống bùn.

Bước 3:

  • Lấy hỗn hợp bùn phủ kín toàn bộ quả trứng rồi lăn trứng qua lớp vỏ trấu cho đến khi trấu dính đầy bề mặt vỏ trứng.
  • Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới trong một chiếc hũ hoặc bình kín.
  • Chôn xuống đất trong khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn (cho đến khi lớp bùn bên ngoài khô cứng lại).
  • Đào hũ lên là bạn đã có món trứng vịt bắc thảo thơm ngon, bổ dưỡng.

Trứng vịt bắc thảo thường được ăn kèm với cháo trắng hoặc củ kiệu.

Những lưu ý khi sử dụng trứng vịt

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trứng vịt không phải là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người. Loại trứng này có thể mang đến nhiều phản ứng tiêu cực đối với một số đối tượng sau:

Người có cơ địa dị ứng

Protein trong trứng là chất dây dị ứng phổ biến, đăc biệt là với trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết người bị dị ứng trứng đều có thể vượt qua triệu chứng dễ dàng.

Dấu hiệu dị ứng trứng thường gặp là phát ban, nôn ói hoặc tiêu chảy. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người dị ứng trứng có thể bị sốc phản vệ làm ảnh hưởng đến nhịp thở. Từ đó, phản ứng này có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Protein trong trứng vịt và trứng gà là tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, có những trường hợp người bị dị ứng với trứng gà sẽ không dị ứng với trứng vịt và ngược lại.

Người mắc bệnh tim mạch

Trứng vịt có hàm lượng cholesterol khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng cholesterol của loại trứng này không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người khỏe mạnh.

Mặt khác, lòng đỏ trứng làm tăng hàm lượng cholesterol LDL (có hại) nhưng cũng có thể giúp tăng cholesterol HDL (có lợi) cho cơ thể của một số người.

Mặc dù vậy, nó không phải là lựa chọn thực phẩm an toàn cho một số người, đặc biệt là những người đang mắc bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, hàm lượng choline trong lòng đỏ trứng cũng là yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Các loại vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển đổi choline thành một hợp chất có tên gọi là trimethylamine N-oxide (TMAO). Một số nghiên cứu cho rằng nồng độ TMAO trong máu cao có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc làm các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người mắc bệnh tim cần đặc biệt thận trọng khi muốn ăn nhiều trứng vịt hoặc những món ăn có thành phần là loại trứng này.

Nguyên tắc an toàn khi ăn trứng

Khi ăn trứng, bạn cần quan tâm đến yếu tố an toàn thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella từ vỏ trứng.

Trứng vịt khá phổ biến ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều quốc gia không có tiêu chuẩn an toàn cho loại thực phẩm này. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn nên chọn những quả trứng có màu sáng, tươi, không bị nứt vỏ và rửa sạch hoàn toàn trước khi chế biến.

Bạn tuyệt đối không được ăn trứng sống. Mọi món ăn có thành phần từ loại trứng này đều phải được nấu chín. Bạn cũng không nên ăn trứng ung để chữa bất kỳ loại bệnh nào do dân gian truyền miệng. Đây là những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn sức khỏe khi muốn ăn trứng vịt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá 9 công dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với sức khỏe, sắc đẹp

(18)
Công dụng của đậu rồng (đỗ khế) khá phong phú. Loại rau này không những tốt cho phụ nữ mang thai mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp.Nếu ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm bánh tro tại nhà

(28)
Món bánh tro thanh mát ăn cùng mật mía ngọt lịm không phổ biến quanh năm nhưng bạn vẫn có thể tự tay làm. Nếu bạn biết cách làm bánh tro tại nhà thì sẽ có ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chế độ ăn ít chất xơ

(60)
Chất xơ thường có trong rau củ quả và không bị tiêu hóa khi đi qua ruột non. Do đó, chế độ ăn ít chất xơ sẽ bao gồm những thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp ... [xem thêm]

Nguy cơ ung thư từ chất tạo ngọt nhân tạo

(61)
Chất làm ngọt nhân tạo, còn gọi là sản phẩm thay thế đường, là những chất được sử dụng thay cho đường mía (đường cát) để làm ngọt các loại thực ... [xem thêm]

7 thay đổi trong cơ thể sau khi bạn ăn quá no

(58)
Ăn quá no sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể. Sau đây là những hậu quả không mấy khả quan khi ăn quá no. Hãy điều độ trong ăn uống và sinh hoạt ... [xem thêm]

Bạn không nên ăn gì trước và sau khi tập gym?

(62)
Nếu không biết tránh ăn gì khi tập gym, kết quả rèn luyện thể chất của bạn có thể chẳng được như ý mặc dù chăm chỉ học theo huấn luyện viên và hì ... [xem thêm]

Cách chế biến củ dền thành 5 món ngon đãi cả nhà

(15)
Hãy cùng Hello Bacsi học cách chế biến củ dền thành các món canh hầm, salad hay nước ép để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bạn nhé!Từ lâu, đã có nhiều ... [xem thêm]

9 tác dụng của hạt nhục đậu khấu có thể bạn chưa biết

(82)
Hạt nhục đậu khấu vừa là nguyên liệu nấu nhiều món ăn ngon vừa có thể dùng làm tinh dầu để massage thư giãn. Với hương thơm tươi mát nhẹ nhàng, loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN