Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi?

(4.44) - 77 đánh giá

Bệnh viêm phổi chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Mặc dù phổ biến nhưng ít ai, đặc biệt là người cao tuổi, lại chú ý đến bệnh lý này cũng như biện pháp phòng ngừa. Đó cũng là lý do Chúng tôi mang đến bài viết này.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng ở phổi. Bệnh có các giai đoạn từ nhẹ đến nặng và trong một số trường hợp nặng có thể gây tử vong. Mặc dù viêm phổi thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên nguyên nhân chính mắc bệnh ở người cao tuổi lại xuất phát từ chính cơ thể của họ.

Tiến sĩ William Schaffner, Giám đốc y khoa của the National Foundation chuyên khoa bệnh nhiễm trùng, đồng thời là chủ tịch Cục Y tế Dự phòng của Đại học Y khoa Vanderbilt giải thích rằng: “Tất cả chúng ta đều chứa vi khuẩn trong cổ họng và mũi. Những người cao tuổi già yếu thường không thể làm sạch các chất dịch tiết ra từ phổi của họ, vì thế các chất dịch này có xu hướng đi xuống các ống phế quản. Các khu vực này chứa nhầy, mủ và các chất dịch khác chính là nguyên nhân khiến cho phổi không thể hoạt động như bình thường. Hậu quả máu và các tế bào của cơ thể không nhận được oxy. Các biến chứng của bệnh viêm phổi có thể bao gồm tình trạng nhiễm trùng máu (chứng nhiễm trùng huyết), tràn dịch và nhiễm trùng màng phổi”.

Người cao tuổi thường có nguy cơ viêm phổi cao

Người cao tuổi thường có nguy cơ bị viêm phổi cao vì các nguyên nhân sau đây:

1. Tình trạng suy yếu: Người cao tuổi thường trở nên suy yếu dần và yếu hơn so với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chỉ với tình trạng suy yếu thì nó không gây ra bệnh lý. Suy yếu là sự suy giảm theo thời gian đối với nhiều hệ sinh lý trong cơ thể, dẫn đến suy giảm đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố môi trường, đồng thời làm tăng nguy cơ gây tổn thương khi gặp các tác nhân có hại.

Lấy một ví dụ đơn giản, dấu hiệu suy yếu dễ thấy nhất ở người cao tuổi chính là tình trạng các cơ bắp trở nên yếu. Đây chính là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm sạch các chất tiết ra từ phổi và tránh nhiễm trùng ở người cao tuổi.

2. Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ trở nên yếu dần theo quá trình lão hóa, vì thế người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng như viêm phổi. Ngoài ra, một số loại thuốc như steroid và hóa trị liệu cũng có thể góp phần gây ức chế phản ứng của hệ miễn dịch.

3. Các bệnh lý sức khỏe khác: Người cao tuổi thường mắc phải các bệnh phổ biến như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tim khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các vấn đề về phổi khác như bệnh xơ nang, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và chứng giãn phế quản cũng góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ gây bệnh này.

4. Phẫu thuật: Những người cao tuổi đã trải qua phẫu thuật thường có xu hướng dễ bị tổn thương hơn vì cơ thể của họ cần phải hoạt động rất nhiều để hồi phục. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giảm đau trong suốt các quy trình phẫu thuật, tuy nhiên chúng có thể làm cho người bệnh thở nông hơn– góp phần gây tích tụ đàm trong phổi. Ngoài ra, các loại thuốc an thần và gây tê cũng gây ra tác dụng phụ tương tự như vậy.

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm phổi

Nếu người thân đã lớn tuổi trong gia đình của bạn trải qua bất kỳ triệu chứng nào sau đây, tốt hơn hết là bạn cần phải đưa họ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Ho
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi
  • Ho đàm có màu xanh, vàng hoặc lẫn với máu
  • Môi hoặc móng tay trở nên tái xanh do sự tụt giảm nồng độ ôxy trong máu
  • Đột nhiên sức khỏe trở nên tồi tệ hơn sau khi mắc phải cơn cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm phổi

Bác sĩ sẽ xác định viêm phổi bằng X quang phổi và xét nghiệm máu. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng là do virus gây ra, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh một loại thuốc kháng virus. Bạn cần đảm bảo rằng người thân yêu của bạn luôn làm theo các hướng dẫn của bác sĩ về thời gian uống và liều lượng.

Và thậm chí dù rằng họ đã cảm thấy khỏe hơn trước khi thời gian điều trị kết thúc, họ vẫn nên tiếp tục uống thuốc theo đúng như chỉ dẫn. Nếu họ dừng uống thuốc quá sớm, bệnh viêm phổi có thể tái phát lần nữa. Các bác sĩ có thể sẽ quan sát và theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh nếu như họ bị mất nước, thiếu oxy, gặp khó khăn khi thở, cần dùng thuốc giảm đau và bất kỳ hỗ trợ y tế bổ sung nào.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho người cao tuổi

Bởi vì bệnh cúm chính là tác nhân làm cho người cao tuổi dễ bị viêm phổi nên số ca mắc bệnh viêm phổi thường có xu hướng tăng đột biến trong mùa cúm. Vì lý do này, tiến sĩ Schaffner khuyến cáo rằng tất cả những người cao tuổi có độ tuổi trên 65 tuổi nên đi tiêm chủng ngừa cúm cũng như tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn hàng năm. Việc tiêm ngừa đầy đủ sẽ giúp bảo vệ cơ thể của họ chống lại các vi khuẩn gây bệnh phế cầu khuẩn chính là tác nhân dẫn đến bệnh viêm phổi.

Người chịu trách nhiệm chăm sóc cũng như các thành viên khác trong gia đình nên đi tiêm chủng vắc xin để tránh mắc bệnh và lây truyền bệnh sang cho người thân. Tiến sĩ Schaffner nói rằng: “CDC khuyến khích rằng bất cứ đối tượng nào có sự tiếp xúc lâu dài với người cao tuổi đều nên đi tiêm ngừa vắc xin chống viêm phổi”.

Ngoài việc tiêm phòng vắc xin, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm phổi. Hãy bỏ hút thuốc lá, đồng thời tập thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh bằng cách ăn theo chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý. Lối sống lành mạnh này sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa bệnh tật ở người cao tuổi.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phân biệt hen suyễn và viêm phổi để có hướng điều trị đúng đắn
  • Bị hen suyễn có nguy cơ biến chứng coronavirus cao hơn
  • 6 bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn nặng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm siro ho tại nhà

(77)
Siro trị ho không những giúp các bé bớt ho và ngủ ngon hơn mà cũng giúp người lớn giảm ngứa cổ và sổ mũi. Nếu biết cách tự làm siro trị ho tại nhà, bạn ... [xem thêm]

Bạn có biết làm thế nào để phục hồi thể lực hiệu quả?

(53)
Thực tế, phục hồi thể lực tốt là một trong nhiều yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm chỉ rèn luyện thể chất.Ngày nay, không ít người xem ... [xem thêm]

9 nguồn bổ sung kẽm cho bé biếng ăn để con ăn giỏi hơn

(12)
Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thiếu kẽm cũng dẫn tới chán ăn và mất cảm giác ngon miệng ở trẻ. Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ 9 ... [xem thêm]

Herpes sinh dục – căn bệnh lạ mà quen

(40)
Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi phức hợp virus herpes loại 1 (HSV-1) hoặc loại 2 (HSV-2). HSV1 thường gây mụn nước, các ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho trẻ 2 tuổi xem ti vi?

(15)
Trẻ em thường có sở thích xem ti vi và có thể xem đến hàng giờ liền mà không biết mệt mỏi. Tuy nhiên việc cho trẻ hai tuổi xem ti vi nhiều và không đúng ... [xem thêm]

10 loại thuốc mọc tóc hiệu quả bạn không thể bỏ qua

(78)
Tăng trưởng tóc là một quá trình tự nhiên, nhưng có nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, ô nhiễm, thói quen ăn uống không lành mạnh… có thể làm ảnh ... [xem thêm]

Cách đơn giản giúp bạn nhận biết tinh bột nghệ thật

(67)
Tinh bột nghệ – một thực phẩm tự nhiên có rất nhiều công dụng giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện này bày bán rất nhiều loại tinh bột ... [xem thêm]

Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(96)
Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN