Herpes sinh dục – căn bệnh lạ mà quen

(4.22) - 40 đánh giá

Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi phức hợp virus herpes loại 1 (HSV-1) hoặc loại 2 (HSV-2). HSV1 thường gây mụn nước, các vết phồng rộp và các vết trầy xước ở quanh miệng, môi, mắt; còn HSV2 thường gây ra các vết phồng rộp và các bệnh ở bộ phận sinh dục.

Bạn có thể lây nhiễm herpes sinh dục tới những người khác dù cho bạn không có triệu chứng nhiễm bệnh.

Làm thế nào biết được bạn mắc Herpes sinh dục?

Hầu hết bệnh nhân không có hoặc có ít triệu chứng từ việc truyền nhiễm herpes. Triệu chứng thường xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều vết phồng rộp ở trên hoặc xung quanh cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ) hoặc trực tràng. Những vết phòng rộp vỡ ra để lại cảm giác đau nhức nhẹ và cần đến khoảng 4 tuần để có thể hồi phục. Đợt bộc phát khác có thể xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau. Nhưng những đợt sau hầu như luôn luôn ít nghiêm trọng và ngắn hơn so với đợt đầu tiên.

Những triệu chứng của herpes sinh dục của mỗi người là khác nhau. Hầu hết những người mắc herpes sinh dục không hề biết họ đang bị bệnh. Nhưng nếu có, các triệu chứng của đợt bùng phát đều rất nghiêm trọng. Herpes sinh dục có thể nặng và kéo dài ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém (ví dụ như người bị nhiễm HIV).

Đợt bùng phát đầu tiên thường xảy ra trong 2 tuần sau khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh, và những triệu chứng có thể kéo dài từ 2 tới 3 tuần. Những triệu chứng sớm của đợt bùng phát đầu tiên có thể bao gồm:

  • Ngứa hoặc rát ở bộ phận sinh dục và hậu môn;
  • Những triệu chứng giống bị cảm cúm, bao gồm cả sốt;
  • Đau ở chân, mông, bộ phận sinh dục;
  • Xuất hiện huyết trắng;
  • Cảm giác nặng ở vùng bụng dưới.

Trong vòng vài ngày, những vết loét sẽ bắt đầu xuất hiện ở miệng hay âm đạo, thậm chí ở cổ tử cung. Vết loét là một khối bướu sưng đỏ và nhỏ, có thể chuyển thành phồng rộp hoặc vết thương hở gây đau đớn. Qua một thời gian vết thương bị đóng vảy rồi sau đó liền lại và không có sẹo. Đôi khi, ở đợt bùng phát đầu tiên, một loạt các vết loét xuất hiện và bạn có triệu chứng như bị cảm cúm.

Một số bệnh nhân không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền virus herpes qua người khác. Họ có thể nhầm tưởng vết phồng rộp là dấu côn trùng cắn. Vì vậy nếu có dấu hiệu của herpes, bạn nên gặp bác sĩ ngay.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em nên phòng ngừa Herpes sinh dục như thế nào?

Để phòng ngừa Herpes sinh dục, bạn nên:

  • Quan hệ tình dục an toàn. Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hãy quan hệ tình dục với bạn tình đã được xét nghiệm herpes sinh dục và không bị lây nhiễm để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh. Hãy chỉ nên quan hệ tình dục với duy nhất một bạn tình.
  • Bạn cần biết rằng những phương pháp tránh thai như dùng thuốc tránh thai, viên tránh thai, cấy mô, màng chắn không thể bảo vệ bạn khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả herpes sinh dục. Nếu bạn dùng một trong những biện pháp này, bạn vẫn phải sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
  • Nói chuyện với anh ấy/cô ấy về các bệnh lây qua đường tình dục và sự cần thiết của bao cao su.
  • Thẳng thắn với bác sĩ về bệnh mà một trong hai người đang mắc phải.
  • Hãy tìm hiểu những triệu chứng phổ biến của herpes sinh dục và những bệnh lây qua đường tình dục khác. Không quan hệ tình dục đường miệng nếu bạn và bạn tình có những triệu chứng của bệnh herpes ở miệng như vết phồng rộp. Nếu bạn nghĩ bạn đang nhiễm herpes sinh dục và những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, đừng quan hệ tình dục cho đến khi gặp bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 5 lợi ích khi quan hệ buổi sáng

(24)
Đời sống vợ chồng sẽ viên mãn hơn nếu bạn biết kết hợp hài quan tâm đến cả tình yêu và tình dục. Hãy cùng tham khảo những chia sẻ xung quanh chủ đề ... [xem thêm]

Các đối tượng nên tiêm vaccine sởi quai bị rubella

(79)
Vaccine sởi-quai bị-rubella là loại vaccine 3 trong 1, được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa một lúc 3 bệnh sởi, quai bị và rubella.Khái niệm bệnh sởi, quai ... [xem thêm]

6 điều bạn nên tránh để điều trị bệnh viêm gan tốt hơn

(25)
Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh khi mắc viêm gan. Một lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực chính là chìa khóa vàng để bạn mở ra cánh cửa hạnh ... [xem thêm]

17 tuần

(78)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần đầu tiên của tháng thứ tư, bé có thể:Nâng đầu cao 90 độ khi nằm úp;Cười thành tiếng;Biết ... [xem thêm]

Nhạc mozart cho bà bầu có thực sự làm thai nhi thông minh hơn?

(20)
Hiện tượng “Hiệu ứng Mozart” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 do một Tạp chí khoa học nổi tiếng thời bấy giờ đề xuất. Nhưng liệu rằng, nhạc ... [xem thêm]

Các dấu hiệu và triệu chứng của thalassemia là gì?

(40)
Thiếu hụt ô-xy trong máu xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh và huyết sắc tố, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ... [xem thêm]

Giúp bạn giải đáp người bị xơ gan kiêng ăn gì

(85)
Người bị xơ gan kiêng ăn gì là mối bận tâm của không ít người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Mỗi ngày, gan có khả năng phải đảm ... [xem thêm]

10 bí quyết thời trang che mỡ bụng giúp bạn tự tin hẹn hò

(32)
Mặc dù có khảo sát cho thấy đàn ông thích phụ nữ đầy đặn hơn là mình hạc xương mai nhưng điều này cũng không khiến các cô nàng có vòng eo bánh mì cảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN