Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(3.81) - 96 đánh giá

Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này gây ra biến chứng đau thần kinh do tiểu đường.

Việc mắc bệnh đái tháo đường có thể gây ra những vấn đề lâu dài trên toàn cơ thể. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả và chỉ số đường huyết vẫn cao trong nhiều năm.

Tình trạng đau thần kinh do tiểu đường có thể gây tê hoặc cảm giác như kiến bò ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân. Một triệu chứng khác là cảm giác bỏng rát, đau nhói hoặc đau nhức (đau thần kinh tiểu đường). Cơn đau có thể nhẹ lúc đầu nhưng thường có xu hướng xấu đi theo thời gian và lan tỏa lên chân hoặc cánh tay. Đi bộ có thể gây đau và bạn có thể nhảy dựng ngay cả khi có va chạm nhẹ nhất.

Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, 10–20% bệnh nhân đái đường bị đau thần kinh. Tình trạng tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống nói chung. Việc người bệnh sống chung với những cơn đau mãn tính cũng có thể gây ra trầm cảm.

Phương pháp điều trị đau thần kinh do tiểu đường là gì?

Mặc dù các dây thần kinh bị hư hỏng không thể thay thế được nhưng có nhiều cách để ngăn chặn tổn thương thêm và giảm đau.

Bước đầu tiên trong việc điều trị cơn đau là kiểm soát đường huyết để các tổn thương không tiến triển. Nói chuyện với bác sĩ về việc thiết lập đường huyết và tìm hiểu làm cách nào để giám sát nó. Bạn có thể được yêu cầu giảm lượng đường trong máu trước khi ăn là 70–130 mg/dl và đường trong máu sau bữa ăn thấp hơn 180 mg/dl.

Áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc nghiêm ngặt để hạ đường huyết của bạn xuống phạm vi cần thiết. Ngoài ra, hãy ghi nhớ các nguy cơ sức khỏe khác có thể khiến bệnh tiểu đường nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cân nặng trong tầm kiểm soát. Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về những phương pháp hiệu quả để bỏ thuốc lá.

Ban đầu bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), aspirin, hoặc ibuprofen (Motrin, Advil). Những loại thuốc này có sẵn mà không cần toa và có thể gây ra những tác dụng phụ. Hãy thử sử dụng liều thấp trong một thời gian ngắn để kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, có những lựa chọn khác nếu bạn cần giảm đau mạnh hơn hoặc dài hạn hơn nhưng cần tham vấn ý kiến bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm

Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Nhưng thuốc chống trầm cảm thường được kê toa đối với đau thần kinh tiểu đường vì chúng ngăn các chất hóa học gây đau đớn trong não bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline (Elavil), imipramine (Tofranil) và desipramine (Norpramin). Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu như khô miệng, mệt mỏi, đổ mồ hôi. Bạn có thể không thích hợp dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng, nếu có tiền sử mắc bệnh tim.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) thế hệ mới như venlafaxine (Effexor) và duloxetine (Cymbalta) là lựa chọn thay thế cho thuốc ba vòng. Chúng có xu hướng có ít tác dụng phụ hơn.

Thuốc chống động kinh

Thuốc sử dụng để ngăn chặn các cơn động kinh ở những người bị động kinh như pregabalin (Lyrica), gabapentin (Gabarone, Neurontin), phenytoin (Dilantin) và carbamazepine (Carbatrol, Tegretol) cũng có thể giảm đau. Pregabalin cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tác dụng phụ của các loại thuốc này bao gồm: buồn ngủ, phù và chóng mặt.

Thuốc giảm đau nhóm opioid

Để giảm đau mạnh hơn, có những loại thuốc mạnh như oxycodone (Oxycontin) và các thuốc tương tự opioid như tramadol (Conzip, Ultram). Những loại thuốc này là phương thức cuối cùng để giảm đau. Bạn có thể chuyển sang các loại thuốc này nếu các hình thức điều trị khác không hiệu quả. Mặc dù có thể giúp đỡ với cơn đau, những loại thuốc này không nên sử dụng lâu dài vì nguy cơ tác dụng phụ và nguy cơ gây nghiện. Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc opioid và chỉ uống theo toa của bác sĩ.

Thuốc giảm đau thoa ngoài da

Ngoài ra, cũng có những sản phẩm để thoa hoặc dán lên vùng da bị đau của bạn. Kem Capsaicin (Arthricare, Zostrix) có thể giúp ngăn chặn các tín hiệu đau nhờ sử dụng một thành phần được tìm thấy trong ớt. Sản phẩm capsaicin gây kích ứng da ở một số người. Miếng dán Lidocaine gây tê cục bộ thông qua miếng dán đặt lên da. Chúng cũng có thể gây kích ứng da nhẹ.

Các phương pháp điều trị thay thế

Một vài phương pháp điều trị thay thế đã được nghiên cứu để giảm đau thần kinh do tiểu đường, mặc dù chúng không được chứng minh. Bao gồm:

  • Chất bổ sung như axit alpha lipoic và acetyl-L-carnitine
  • Liệu pháp phản hồi sinh học
  • Thiền
  • Châm cứu
  • Thôi miên.

Kiểm soát các biến chứng như thế nào?

Tình trạng tổn thương thần kinh tiểu đường có thể dẫn đến đau, nhưng nguy hiểm hơn, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận cơn đau của bạn. Hãy đặc biệt chú ý đến chân nếu bạn bị chứng bệnh này với các biện pháp:

  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để tìm vết cắt, vết loét, sưng… Bạn có thể không cảm nhận được chúng cho đến khi chân bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí phải cắt bỏ chân.
  • Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và lau khô hoàn toàn, sau đó thoa kem dưỡng da để giữ ẩm. Bạn nên thật cẩn thận không để kem dính vào các kẽ ngón chân.
  • Mang giày dép rộng rãi, thoải mái, phù hợp với đôi chân. Với giày dép mới cần kiểm tra kỹ trường khi đi để chúng không làm tổn thương chân bạn. Hãy hỏi bác sĩ về việc mang giày đặc biệt nếu những đôi giày bình thường không phù hợp với bạn.
  • Luôn đi giày, dép kể cả trong nhà hoặc mang vớ dày để bảo vệ chân và ngăn ngừa thương tích.

Có cách nào để ngăn chặn bệnh thần kinh tiểu đường không?

Cách tốt nhất để tránh bị đau thần kinh là giữ lượng đường trong máu nằm trong tầm kiểm soát để ngăn ngừa tổn thương thần kinh ngay từ đầu. Thực hiện nghiêm túc những chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập thể dục và điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trong thai kỳ liệu bà bầu có được ăn nhãn?

(46)
Nhãn là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì vị ngon ngọt và mùi hương quyến rũ của nó. Thế nhưng, trong thai kỳ, liệu bà bầu có được ăn nhãn ... [xem thêm]

Ngứa âm đạo do những thói quen sai lầm

(22)
Ngứa âm đạo có thể xuất hiện ở các khu vực thuộc cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ) cũng như âm đạo. Nhiều phụ nữ thỉnh thoảng bị ngứa âm đạo có thể ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đến từ việc uống sữa dê

(38)
Sữa dê là loại thức uống vô cùng giàu khoáng chất, vitamin và đặc biệt tốt cho những người thiếu hụt canxi.Sữa bò là một trong những loại thức uống ... [xem thêm]

Lợi ích chữa bệnh không ngờ từ cây hoa cứt lợn

(54)
Cây hoa cứt lợn là một loại thảo mộc mọc quanh năm, có chiều cao khoảng 60 cm và nở ra các bông hoa nhỏ màu tím nhạt khá đẹp mắt ở mỗi ngọn cành lông ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương

(97)
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện hàng đầu cả nước chuyên khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Mỗi ngày, có hàng nghìn lượt bệnh nhân ... [xem thêm]

11 cách trị tật mút tay cho bé hiệu quả

(61)
Mẹ đang bực mình vì thói quen mút tay của bé cưng nhà mình. Mẹ muốn bé ngừng ngay thói quen này lại nhưng vẫn chưa biết cách. Nếu vậy, hãy cùng Chúng tôi theo ... [xem thêm]

9 cách massage lưng và cổ giúp bạn giảm đau

(53)
Cảm giác đau nhức lưng và khu vực cổ sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm hiểu cách massage ... [xem thêm]

Các cột mốc đánh dấu kỹ năng vẽ và viết của con yêu

(44)
Từ khi còn bé xíu, con yêu đã cố gắng tập viết. Tuy còn ngây ngô nhưng tất cả những nét bút, bức vẽ ấy đều là khởi đầu chuẩn bị cho việc học ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN