Bệnh són tiểu xảy ra khi bạn mất kiểm soát bàng quang. Bạn bị són tiểu khi nước tiểu rỉ ra ngoài trước khi bạn đi vệ sinh.
Một vài bệnh nhân nữ rỉ một vài giọt nước tiểu khi ho hoặc cười, những người khác có thể cảm thấy buồn tiểu đột ngột và không thể nhịn được. Nước tiểu cũng có thể bị rỉ ra khi quan hệ tình dục và có thể gây nên căng thẳng thần kinh.
Nguyên nhân gây ra són tiểu là do các rối loạn về cơ và dây thần kinh giúp giữ và thải nước tiểu. Nước tiểu được trữ trong bàng quang. Nước tiểu ra ngoài cơ thể theo một ống nối với bàng quang được gọi là niệu đạo. Cơ trong thành bàng quang thu lại để đẩy nước tiểu ra ngoài theo ống niệu đạo. Cùng thời điểm đó cơ thắt xung quanh niệu đạo giãn ra để nước tiểu chảy ra ngoài. Bệnh són tiểu sảy ra khi bàng quang co lại đột ngột hoặc cơ thắt không đủ khỏe để giữ nước tiểu lại.
Bệnh xảy ra nhiều gấp hai lần ở phụ nữ so với nam giới, thai kỳ, mãn kinh là nguyên nhân chính. Nhưng cả 2 giới đều có thể mắc bệnh khi bị tổn thương não, bẩm sinh, đột quỵ, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và lão hóa do tuổi tác lớn.
Làm thế nào biết được bạn bị són tiểu?
Những loại són tiểu và các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Són tiểu do căng thẳng: sự rỉ nước tiểu diễn ra khi ho, sổ mũi, vận động, cười, nhấc những vật nặng và những hoạt động khác tạo áp lực lên bàng quang. Đó là nguyên nhân phổ biến của bệnh són tiểu ở phụ nữ. Són tiểu do căng thẳng có thể được điều trị và chữa lành.
- Són tiểu cấp kỳ: són tiểu thường xảy ra trong những tình huống như khi trong lúc ngủ, uống nhiều nước, và khi bạn nghe hoặc chạm vào nước đang chảy.
- Són tiểu chức năng: mắc phải khi người bệnh gặp khó khăn khi phải suy nghĩ, cử động hoặc nói chuyện, điều này khiến cho bạn không thể đến nhà vệ sinh kịp lúc. Ví dụ như người bị Alzheimer không thể biết trước mình mắc tiểu để đến nhà vệ sinh kịp thời. Người ngồi xe lăn có thể không đến nhà vệ sinh kịp lúc.
- Són tiểu khi đầy bọng đái: són tiểu khi bàng quang không thoát hết nước tiểu. Tình trạng này hiếm khi xảy ra ở phụ nữ.
- Són tiểu hỗn hợp: 2 hoặc nhiều loại són tiểu cùng xảy ra (thường là són tiểu do căng thẳng và cấp kỳ).
- Són tiểu tạm thời: xảy ra trong thời gian ngắn khi bị bệnh (như bị nhiễm trùng bàng quang hay mang thai, són tiểu tạm thời sẽ hết khi các bệnh bạn mắc phải được điều trị).
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Làm thế nào để tránh bị són tiểu?
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc són tiểu:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
- Tập thể dục vùng chậu, đặc biệt khi bạn đang mang thai;
- Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang, như caffeine hay thức ăn có chứa axit;
- Ăn nhiều chất xơ – giúp ngăn ngừa táo bón, một trong những nguyên nhân gây són tiểu.