Bệnh gout nên ăn gì?

(3.96) - 54 đánh giá

Chế độ ăn có một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là những câu hỏi mà không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết câu trả lời.

Gout là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp. Những người mắc bệnh gout có thể bị đau, sưng và viêm khớp đột ngột. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Vậy mắc bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng Hello bacsi giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh gout là gì?

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3 – 10 ngày.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Bạn có biết, một số loại thực phẩm giàu purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Những thực phẩm chứa nhiều purine có thể kể đến là nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia và một số loại rau. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các loại rau củ chứa nhiều purine thường ít có khả năng kích hoạt các cơn gout. Bên cạnh đó, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine.

Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

Bệnh gout kiêng ăn gì?

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: Gan, thận, não, tim…
  • Thịt: Thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: Sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Dầu thực vật
  • Các loại hạt
  • Trứng

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, chúng bao gồm:

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì. Việc kiểm soát chế độ ăn uống và tuân theo lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa sự tấn công đột ngột của các cơn gout.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Giúp bạn điều trị bệnh gout (gút) tại nhà
  • Viêm khớp dạng thấp có khả năng làm tổn thương mắt: Tìm hiểu ngay để kịp phòng ngừa
  • Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường
Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách làm sữa đậu xanh giàu dinh dưỡng

(94)
Sữa đậu xanh vừa thanh mát vừa mang lại lợi ích sức khỏe nên là món đồ uống thích hợp để cả nhà giải nhiệt những ngày nắng nóng. Bạn có thể học ... [xem thêm]

Ăn chay đủ chất cho người bệnh tiểu đường

(74)
Gần đây, nhiều người đã chọn cho mình chế độ ăn kiêng với món chay. Những người thực hiện chế độ này không hề ăn thịt (nghĩa là không ăn thịt đỏ, ... [xem thêm]

Gãy dương vật: nguy cơ, cấp cứu và cách phòng ngừa

(22)
Đôi khi khoảnh khắc hạnh phúc nơi phòng the lại trở thành cơn ác mộng của bạn. Và một trong những tình huống nguy hiểm nhất nảy sinh trong chuyện “chăn ... [xem thêm]

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

(76)
Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Vì polyp thường có mối liên hệ mật thiết với các bệnh nan y như ung thư cổ tử cung nên bạn cần thăm khám kịp thời.Đa ... [xem thêm]

11 thực phẩm cần tránh khi bị bệnh tiểu đường

(41)
Bệnh tiểu đường không kiểm soát được sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và các biến chứng khác. Chúng tôi mách bạn ... [xem thêm]

5 thay đổi cơ thể khi bé gái dậy thì bố mẹ nên quan tâm

(95)
Khi bé gái dậy thì, não sẽ sản sinh các loại hormone đặc biệt, các hormone này di chuyển đến buồng trứng và kích hoạt hormone nội tiết tố nữ estrogen. Khi ... [xem thêm]

Những thực phẩm nào giúp bổ sung vitamin B6 cho cơ thể?

(23)
Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine là một loại vitamin có thể tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất hiệu ... [xem thêm]

Mật ong và quế có giúp điều trị mụn hay không?

(25)
Điều trị mụn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chị em mỗi khi chăm sóc da. Mụn có thể gây tổn thương làn da, dai dẳng và tạo cảm giác không tự tin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN